Các Bước Vệ Sinh Máy Pha Cafe Cơ Bản Barista Và Chủ Quán Có Thể ...

Đối với các quán cà phê hiện nay dù là mô hình lớn hay nhỏ thì máy pha cà phê đều có vai trò rất quan trọng. Không chỉ giúp chủ quán phục vụ nhiều loại đồ uống với hương vị thơm ngon mà còn rút ngắn thời gian pha chế, đảm bảo hương vị tuyệt vời nhất của những tách cà phê.

Để máy pha cà phê luôn hoạt động ở năng suất tốt nhất và duy trì tuổi thọ của máy thì việc vệ sinh máy pha cà phê là rất cần thiết. Ở bài viết này sẽ hướng dẫn cho Barista và chủ quán cách vệ sinh máy pha cafe tại quán đơn giản mà hiệu quả nhất.

Mục lục ẩn 1 I. Vì sao cần vệ sinh máy pha cà phê hàng ngày 2 II. Những bộ phận cần vệ sinh hàng ngày 3 III. Cách vệ sinh hàng ngày của từng bộ phận 3.1 1. Vệ sinh Headgroup 3.2 2. Vệ sinh vòi đánh sữa 3.3 3. Vệ sinh khay chứa nước thải 3.4 4. Vệ sinh bên ngoài máy pha 4 IV. Vệ sinh bằng bột vệ sinh 4.1 1. Cách thao tác khi sử dụng bột vệ sinh 4.2 2. Bột vệ sinh chuyên dùng cho máy pha cà phê

I. Vì sao cần vệ sinh máy pha cà phê hàng ngày

– Vệ sinh máy pha cafe sẽ giúp đảm bảo được chất lượng của những tách cà phê. Vì nếu không làm vệ sinh sạch vụn của cà phê bám lại trên máy có thể bị mốc chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng và hương vị tách cà phê sau khi pha.

– Vệ sinh máy thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ máy cà phê hiệu quả nhất, tiết kiệm được chi phí. Đảm bảo được máy hoạt động nhịp nhàng, tránh được những sự cố trong quá trình vận hành.

– Ngoài ra vệ sinh máy pha cà phê thường xuyên còn giúp chủ quán tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng.

II. Những bộ phận cần vệ sinh hàng ngày

  • Heat group máy pha
  • Vòi đánh sữa
  • Khay chứa nước thải
  • Vệ sinh bên ngoài máy pha

III. Cách vệ sinh hàng ngày của từng bộ phận

1. Vệ sinh Headgroup

Headgroup là nơi barista thao tác chiết suất cà phê nên tích tụ nhiều bã cà phê và tinh dầu bám dính vào lưới lọc và gioăng cao su. Nếu không vệ sinh hàng ngày sẽ xảy ra tình trạng máy pha có hiện tượng nghẹt nước và không ra nước khi chiết suất.

Ve Sinh May Pha Ca Phe1
Vệ sinh Headgroup để đảm bảo chất lượng cafe

Cách vệ sinh: Cuối mỗi ca cần vệ sinh họng pha bằng cách dùng dụng cụ vệ sinh là phin mù kết hợp với thao tác xử nước để bột cà phê còn sót lại trôi khỏi họng pha.

2. Vệ sinh vòi đánh sữa

Sau khi thao tác đánh sữa xong người dùng phải xả hơi trong vòi ra khoảng 2s để lượng sữa dư bị đẩy ra ngoài và lấy khăn ẩm lau đầu vòi. Sau đó dùng nước sạch kết hợp thao tác sục nước để lượng sữa còn sót lại trong vòi đánh sữa bị đẩy ra ngoài.

Vì vòi đánh sữa sử dụng nhiệt độ cao, nếu không vệ sinh vòi sau khi đánh sữa thì sữa khi tiếp xúc với nhiệt độ có độ bám dính lớn dần dần gây tắc vòi đánh sữa, khiến hơi của vòi ra yếu.

Ve Sinh Voi Danh Sua
Để tránh vòi đánh sữa bị yếu bạn cần vệ sinh thường xuyên

3. Vệ sinh khay chứa nước thải

Khay nước thải là nơi thoát nước những quá trình thoát nước có cả bã cà phê. Lỗ thoát nước cà phê có lỗ nhỏ do vậy nếu không vệ sinh thì bã sẽ bị lắng gây tắc lỗ thoát khiến cho máy có hiện tượng tràn hết xuống sàn máy có thể gây chập cháy điện.

Sau mỗi ca bạn cần nhấc khay nước thải ra và xả cho nước, cặn cà phê trôi khỏi khay rồi lắp lại vị trí cũ.

4. Vệ sinh bên ngoài máy pha

Công đoạn vệ sinh bên ngoài máy rất đơn giản bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau máy và nước cà phê bắn lên máy trong quá trình sử dụng.

IV. Vệ sinh bằng bột vệ sinh

1. Cách thao tác khi sử dụng bột vệ sinh

Khi sử dụng khoảng 2kg cà phê bạn sẽ cần vệ sinh headgroup bằng bột cà phê một lần. Thao tác như sau:

Đầu tiên đặt phin mù vào tay pha cà phê rồi cho 1 lượng bột vệ sinh từ 3-5gr sau đó lắp tay pha chứa bột vào họng pha.

Tiếp theo sử dụng nút bán tự động trên máy pha nhấn để xả 5s sau đó tạm dừng trong 5s và tiếp tục lại nhấn nút xả nước. Lặp lại thao tác này trong vòng 5 lần sau đó tháo tay pha khỏi họng pha rồi nhấn xả nước.

Dung Thuoc Ve Sinh May Pha Cafe
vệ sinh máy pha cà phê
>>> Xem chi tiết hướng dẫn tại Video: Hướng dẫn vệ sinh máy pha cafe

Tiếp tục lắp tay pha có phin mù nhưng không có bột vệ sinh và thực hiện lặp lại thao tác như với tay pha có bột vệ sinh. Cuối cùng sử dụng thao tác pha 2 ly cà phê bỏ đi để lượng bột vệ sinh còn sót lại ra hết khỏi đường ống rồi ấn nút bán tự động để xả và kết thúc quá trình vệ sinh.

=> Chỉ cần dùng bột vệ sinh để vệ sinh họng pha còn với những bộ phận khác như vòi đánh sữa, khay thải không cần vệ sinh bằng bột.

2. Bột vệ sinh chuyên dùng cho máy pha cà phê

Bột vệ sinh máy pha cafe Ascor Express là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng của Ý. Sử dụng sản phẩm không những giúp làm sạch cặn bẩn còn lại trong họng cà phê mà thành phần đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn y tế, an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng, không có hóa chất độc hại.

Bột vệ sinh máy pha cà phê Cafiza
Bột vệ sinh chuyên dùng cho máy pha cà phê

=> Xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây

Lưu ý: Cuối mỗi lần thao tác đánh sữa bạn đều phải thực hiện vệ sinh để tạo thói quen vệ sinh ngay khi vừa đánh sữa xong. Đặc biệt sau mỗi lần vệ sinh bằng bột vệ sinh bạn cần chú ý không sử dụng luôn ly cà phê đầu tiên để tránh gây hại tới sức khỏe.

=> Những thao tác vệ sinh hàng ngày rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng công việc vệ sinh máy pha cà phê rất quan trọng chủ quán và barista cần lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để đảm bảo được chất lượng những ly cà phê luôn hoàn hảo nhất.

Xem thêm các video hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê, các tip pha chế khác tại: Youtube Phin Việt

Từ khóa » Bộ Vệ Sinh Máy Cà Phê