Các Bước Xây Dựng Quy Chế Trả Lương - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh Tế - Quản Lý >>
- Tiêu chuẩn - Qui chuẩn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.12 KB, 23 trang )
Các bước xây dựng Quy chế trả lươngBạn cần cụ thể hóa cơ chế trả lương bằng văn bản, công bố và áp dụng trong doanh nghiệp. Văn bản này thường được gọi là Quy chế trả lương hay quy chế tiền lương trong doanh nghiệp. Các bước xây đựng nên được tiến hành theo một trình tự như sau:Bước 1: Xác định đơn giá và Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm.Bạn cần dự báo doanh nghiệp cần phải chi bao nhiêu cho tiền lương và tỷ lệ trên doanh thu là bao nhiêu và đó chính là đơn giá tiền lương trong năm. Đơn giá nàysẽ là cơ sở để bạn xác định lương cơ bản cho các nhóm chức danh, căn cứ để tính lương khoán trên doanh thu hay đơn vị sản phẩm.Bước 2: Xây dựng hệ thống chức danh và hệ số dãn cáchỞ bước này, bạn cần liệt kê và nhóm các công việc có cùng tính chất, mức độ phức tạp và trách nhiệm thành một nhóm chức đanh. Việc này đòi hỏi cần có bảnmô tả công việc và yêu cầu chi tiết cho từng vị trí chức danh theo các nhóm yếu tố cơ bản, ví dụ như:Trình độ đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện công việc. Tính trách nhiệm và áp lực trong các công việc thực tế đảm nhận. Trên cơ sở những yếu tố này, bạn xác định hệ số hoặc số điểm tương ứng với mỗi chức danh. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng đến hệ số dãn cách giữa các vị tríchức danh sao cho đảm bảo sự hợp lý giữa người cao nhất và thấp nhất trong công ty và các vị trí liền kề.Bước 3: Xác định cách thức tính trả lương đến từng lao độngVới mỗi loại tính chất lao động, với mỗi bộ phận trong doanh nghiệp mà bạn có thể áp dụng một cách tính trả lương cho phù hợp. Lương cố định có thể áp dụng cho các vị trí hành chính, lương khoán áp dụng cho những vị trí trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc tạo ra doanh thu. Cũng có thể áp dụng cả hai cách tính lương, tức là vừa có phần lương cố định vừa có phần lương khoán nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức.Trả lương khoán có nhiều phương pháp, có thể trả trên kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện, cũng có thể trên hệsố hoặc số điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.Điều cần lưu ý trong việc trả lương khoán hay còn gọi là trả lương theo kết quả công việc hoàn thành là bạn phải xác định một tỷ lệ hay đơn giá khoán phù hợp, có tính khuyến khích và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Bạn cũng nên đặtra các mức hoàn thành công việc khác nhau, và ở mỗi mức cao hơn sẽ có tỷ lệ khoán thưởng bổ sung nhằm phát huy tối đa năng lực và khuyến khích người laođộng đạt được thành tích cao hơn trong công việc.Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt.Đảm bảo tính khuyến khích và công bằng trong quy chế trả lương bạn cần xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc, đặc biệt đối với những vị trí lao động ở khối văn phòng gián tiếp sản xuất. Việc này đòi hỏi bản mô tả công việc được xây dựng tương đối sát với thực tế, công tác lập và giám sát kế hoạch làm việc ở từng bộ phận, cá nhân được thực hiện triệt đế và nghiêm túc.Mức độ hoàn thành công việc có thể được quy đổi thành các mức hệ số như 0,8 -0,9 và tối đa là 1,0 tương ứng với loại lao động A, B, C. Một cách khác là căn cứtrên những lỗi sai phạm trong công việc như chất lượng, số lượng hoặc tiến độ hoàn thành công việc mà có điểm giảm trừ tương ứng.Bước 5. Quy định về thời điểm và quy trình tính trả lương và các chính sách lương đặc biệt.Người lao động cần được biết rõ về quy trình tính lương và thời điểm họ được trả lương hàng tháng. Bên cạnh đó, quy chế cần xác định rõ các trường hợp trả lương khi người lao động được công ty cử đi học, lương làm thêm giờ, lương trong thời kỳ thai sản đối với lao động nữ…Bước 6. Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung Quy chếQuy chế cần được viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Trước khi ban hành chính thức, Bạn cần họp phổ biến và lấy ý kiến của người lao động. Ở nhiều doanh nghiệp, ai nhận được gì và tại sao chính là nguyên nhân gây ra sự bất bình, đồn đại, mâu thuẫn và mất đoàn kết. Cơ chế lương càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần và động lực của nhân viên càng cao. Đừng giữ bí mật quy chế lương hoặc viết đánh đố người đọc. Mức trả cho mỗi người là bí mật nhưng cách tính lương của bạn phải rõ ràng và dễ hiểu. Người lao động cần biết bạn trả lương cho họ như thế nào. Mỗi người lao động trong Công ty phải biết rõ cách tính lương cho cá nhân, bộ phận mình. những chính sách khuyến khích, đãi ngộ của Công ty. Sau khi áp đụng, bạn luôn nhớ rằng cơ chế hoặc chính sách trả lương không thể là bất biến mà nó cần liên tục được xem xét, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh và những yêu cầu mới.ĐỐI VỚI BỘ PHẬN HƯỞNG LƯƠNG THEO THỜI GIAN(BGĐ, phòng Hành chính- Quản trị, phòng Nhân sự - Tổng hợp, phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng QLCTN)Tiền lương hàng tháng căn cứ vào chức danh công việc đảm nhận và hiệu quả công tác của mỗi người được tính như sau:TL=TLc+TLmTLc: là tiền lương được trả theo hệ số mức lương và các phụ cấp. Tiền lương cứng là cơ sở để trích nộp BHXH, BHYT, BHTNCT: TLc=TLmin*(Hcbi+Hpci)*Ni/NTLm: tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việcTLm=TLđm-TlcTLđm: tiền lương khoán của người lao động thứ i: do Giám đốc Công ty quy định theo chức danh công việc (theo phụ lục 1)Tlc: tiền lương cứng của người thứ i trong thángHàng tháng công ty xác định quỹ lương tháng theo kế hoạch của công ty ( quỹ lương được xác định theo tỷ lệ doanh thu kế hoạch), căn cứ vào doanh thu quý. Công ty xác định được quỹ lương thực tế trong quý. Tiền lương trong quý của người lao động tăng ( giảm) theo tỷ lệ tăng ( giảm) của doanh thu. Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc không có lý do mà tỏng tháng không đạt 22 ngàycông thì người lao động không được hưởng tiền lương mềm)PHẦN INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I./ Đối tượng và phạm vi áp dụng:Quy chế này áp dụng cho tất cả công nhân viên ( viết tắt là CNV ) đang làm việctại Cty…. II./ Nguyên tắc phân phối:1. Triệt để tôn trọng chính sách của Nhà nước về lao động tiền lương, bao gồm bảng lương, thang bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, các văn bản pháp luật quy định về các chế độ phụ cấp và việc trích BHXH, BHYT do Nhà nước quy định.2. Tiền lương hàng tháng của CNV được ghi vào sổ lương của Cty theo quy định3. Tiền lương được gắn với năng lực thực tế, trách nhiệm, năng suất chất lượng, hiệu quả công việc của đơn vị và cá nhân người lao động.4. Khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao năng lực, khả năng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ của Công ty. III./ Nâng bậc lương và hạ bậc lương: I.1/ Việc thay đổi bậc lương nhân viên được thực hiện trong các trường hợp sau:- Thay đổi mức lương do thay đổi cấp bậc vị trí công việc.- Thay đổi mức lương do được nâng lương định kỳ hay đặc cách.- Thay đổi mức lương do vi phạm kỷ luật.- Công ty thay đổi thang bậc lương. I.2/ Nâng lương định kỳ:- Tất cả CNV trong Công ty có đủ điều kiện sẽ được Công ty xét nâng lương định kỳ 02 năm một lần.- Điều kiện để được xét nâng lương định kỳ:+ Có thời gian làm việc liên tục tại Công ty ít nhất 01 năm từ ngày được xếp lương lần cuối.+ Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, quy định, quy trình làm việc.+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có sai sót gây hậu quả lớn.+ Không vi phạm pháp luật, thể hiện tư cách cá nhân tốt, không làm ảnh hưởng đến uy tính và quyền lợi của Công ty. I.3/ Nâng lương đặc cách:- Trong quá trình hoạt động, những nhân viên có thành tích nổi bật, có những cống hiến xuất sắc, đưa ra và thực hiện được những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có giá trị. Ngoài việc được khen thưởng, sẽ còn được Ban Giám đốc Công ty nâng lương đặc cách cho cá nhân đótrước thời hạn.- Nhân viên có thể được Công ty xét nâng lương vượt bậc thứ tự, nhưng tối đa không quá 2 bậc trong thang bậc lương. I.4/ Hạ bậc lương:- Công ty sẽ hạ bậc lương đối với CNV nào vi phạm các quy định dưới đây:+ Không chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, quy định, quy trình làm việc.+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có sai sót gây hậu quả lớn.+ Có tư cách đạo đức cá nhân không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của Công ty. I.5/ Những trường hợp Công ty điều chỉnh lương trên diện rộng:- Do mức sống và thu nhập xã hội thay đổi hoặc khi Nhà nước quy định bắt buộc thực hiện theo tình hình trượt giá, biến động kinh tế.- Do kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển cho phép điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.PHẦN IITHANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CHO CNV GẮN VỚI KẾT QUẢ LAOĐỘNG I/. Các khoản tiền lương và phụ cấp lương cho CNV được thanh toán hàng năm của Công ty gồm:- Tiền lương hàng tháng quy tại hợp đồng lao động.- Tiền lương năng suất quý, năm. II/. Thanh toán tiền lương hàng tháng cho CNV gắn với kết quả lao động:Vtháng = V1 + V2Trong đó:Vtháng: Tiền lương nhận hàng thángV1: Tiền lương cố định theo quy định tại hợp đồng lao động.V3: Tiền lương biến động theo mức độ phức tạp của công việc và năng lực thực tế.V4: Tiền lương theo kết quả thực hiện công việc được giao. II.1. Tiền lương V1: Tiền lương cố định theo hệ số cấp bậc được xác định theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.Tất cả CNV trong Công ty đều được thanh toán tiền lương V1 kể cả trong thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ về việc riêng hưởng nguyên lương. V1 = (Hcb x TLtt) / Số ngày công trong tháng x Số ngày công làm việc thực tế trong tháng Trong đó:Hcb: Là hệ số lương cấp bậc của mỗi CNV theo thang bảng lương do Nhà nước quy định được ghi rõ trong hợp đồng lao động hoặc quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm.TLtt: Là mức lương tối thiểu của Công ty đuợc xác định trong từng thời kỳ. II.2- Tiền lương V2- Bao gồm các khoản phụ cấp lương: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động.(Được xác định bằng bảng hệ số phụ cấp sau):Bảng hệ số phụ cấp Đơn vị tính: đồngChức danh Hệ số Số tiền1. Phụ cấp chức vụ Giám đốc 1.0 450,000Phó Giám đốc 0.8 360,000Kế toán trưởng 0.8 360,0002. Phụ cấp trách nhiệmKế toán 0.5 225,000Thủ quỹ 0.5 225,000Kỹ thuật 0.3 135,000Bảo vệ 0.3 135,0003. Phụ cấp lưu động Giám đốc 0.6 270,000Phó Giám đốc 0.4 180,000Trưởng phòng 0.4 180,000Nhân viên kinh doanh 0.4 180,000 Tiền lương V2 được xác định như sau: V2 = (PC trách nhiệm, chức vụ, lưu động) x TLtt / Số ngày công làm việc trong tháng x Số ngày công làm việc thực tế trong tháng II.3. Tiền lương V3 : Tiền lương biến động theo mức độ phức tạp của công việc và năng lực thực tế của mỗi CNV II.3.1- Năng lực thực tế của người lao động là:Căn cứ vào khả năng hoàn thành những công việc đuợc giao, vào khả năng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, vào ý thức trách nhiệm, tính tự giác và sẳn sàng đảm đương công việc ở từng vị trí công việc tại Công ty. Xác định năng lực thực tế còn dựa vào quá trình công tác đóng góp xây dựng đơn vị của từng người. II.3.2- Tiêu chuẩn xét:a- Bậc lao động giản đơn (gọi là bậc B1) gồm:- CNV làm công việc lao động đơn giản, lao động phổ thông; hoặc- CNV mới được tuyển vào Công ty nhưng không qua thi tuyển; hoặc- CNV được đào tạo đang trong thời gian làm quen với công việc; hoặc- CNV đang trong giai đoạn thiếu việc làm thích hợp, chờ việc. b- Bậc lao động có năng lực thực tế trung bình (gọi là bậc B2) là:Những CNV đạt được năng lực thực tế phù hợp với cấp bậc luơng đang hưởng gồm:- CNV đang làm công việc được giao phù hợp với nghề nghiệp được đào tạo; hoặc- CNV thi tuyển vào làm việc tại Công ty; hoặc- CNV bậc cao nhưng do sức khỏe hạn chế không thể đi công tác được hoặc không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn kỹ thuật mới. c- Bậc lao động có năng lực thực tế khá (gọi là bậc B3) gồm những CNV:- Được đào tạo có nghề nghiệp, học vị phù hợp với yêu cầu công việc, có trình độ nghề nghiệp vững vàng.- Có khả năng chủ động trong công việc và giúp đở đồng nghiệp trong công việc.- Có khả năng độc lập công tác, có tích lũy kinh nghiệm.- Luôn hoàn thành công việc, luôn tìm tòi học hỏi hợp tác với đồng nghiệp.d- Bậc lao động có năng lực thực tế giỏi (gọi là bậc B4) gồm:Những CNV đóng vai trò chính trong sản xuất, kỹ thuật và quản lý, làm giỏi công việc cụ thể và có hiểu biết đến các ngành khác có liên quan, có những đóng góp nổi bật trong đơn vị.- Là CNV kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân, cán bộ lãnh đạo tinh thông công việc;- Đuợc đào tạo.- Có kinh nghiệm sản xuất, có sáng tạo trong công việc, biết tổ chức quản lý nhóm công tác, có khả năng quản lý Công ty (đối với cán bộ quản lý) và công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.- Luôn chủ động tìm mọi biện pháp thực hiện tốt công việc được giao, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ, chịu khó học tập bổ túc nghề nghiệp, có hành động nêu gương tốt cho mọi người xung quanh.- Có khả năng quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ được tập thể tin tưởng giao nhiệm vụtổ chức thực hiện những công việc khó khăn phức tạp.- Có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đang đảm nhận.Tiền V3 được xác định: V3 = V1 x Bn Bậc lao động Bn xác định theo mức độ phức tạp của công việc và năng lực thực tế của mỗi CNV được chia làm 4 loại tương ứng:B1 = 0,2 B2 = 0,4 B3 = 0,6 B4 = 0,8 II.3.3- Quy trình xét:- Thời gian: Tiền lương V3 được xem xét 3 tháng một lần vào tháng đầu của mỗi quý.Trong trường hợp đặc biệt:+ Những CNV lập thành tích đặt biệt trong tháng sẽ được Giám đốc Công ty xem xét điều chỉnh nâng mức Bn lên mức cao hơn; hoặc+ Những CNV nào bị vi phạm kỷ luật lao động hoặc không đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc khối lượng công việc ít, thiếu việc làm thì Giám đốc Công ty xem xét để quyết định hạ mức Bn xuống mức thấp hơn. II.4- Tiền lương V4- Tiền lương theo kết quả thực hiện công việc được giao hàng tháng cho từng cá nhân III.4.1. Căn cứ xét V4 :Phần tiền lương theo kết quả thực hiện công việc được giao gắn với trách nhiệm của công việc, mức độ hoàn thành công việc, số ngày công thực tế của CNV và không phụ thuộc vào hệ số lương.* Đối với CNV có số ngày công trong tháng ≤ 12 ngày sẽ không được xét Đcá nhân a- Lao động kém (Đcá nhân I):+ Không hoàn thành công việc đuợc giao; hoặc+ Không đảm bảo giờ công, ngày công có ích; hoặc+ 12 < ngày công làm việc thực tế ≤ 15 ngày; hoặc+ Gây sự cố chủ quan, vi phạm quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động. b- Lao động trung bình (Đcá nhân II):+ Hoàn thành công việc đúng thời hạn;+ Đảm bảo giờ công, ngày công lao động có ích;+ 15 < ngày công làm thực tế trong tháng < 24 ngày;+ Không vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, kỷ luật lao động. c- Lao động khá (Đcá nhân III)+ Hoàn thành công việc được giao đảm bảo chất lượng kỹ thuật và đúng thời hạn hoặc hoàn thành thêm các công việc đột xuất, có sáng kiến đề xuất có lợi;+ Đảm bảo giờ công, ngày công lao động có ích;+ Ngày công làm viện thực tế trong tháng ≥ 24 ngày.+ Không vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, luật pháp của Nhà nước và các quy định thuộc phạm vi chuyên môn phụ trách. d- Lao động xuất sắc (Đcá nhân IV):+ Hoàn thành xuất sắc công việc được giao đảm bảo chất lượng kỹ thuật và đúng thời hạn hoặc hoàn thàn thêm các công việc đột xuất hoặc có sáng kiến đề xuất có lợi;+ Có kinh nghiệm sản xuất, có sáng tạo trong công việc, biết tổ chức quản lý một nhóm công tác, đảm bảo quản lý tốt bộ phận mình quản lý (đối với cán bộ quản lý) và công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.+ Luôn chủ động tìm mọi biện pháp thực hiện tốt các công việc được giao, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ, chịu khó học tập bổ túc nghề nghiệp, có hành động nêu gương tốt cho người xung quanh;+ Đảm bảo giờ công, ngày công lao động có ích;+ Ngày công làm việc thực tế trong tháng ≥ 26 ngày, sẳn sàng tham gia làm việcngoài giờ để hoàn thành công việc của Công ty và các công việc đột xuất khác;+ Không vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, luật pháp của Nhà nước và các chế định thuộc phạm vi chuyên môn phụ trách. e- Lao động có cường độ cao (Đcá nhân V ):Trong tháng nếu Công ty có khối lượng công việc hoàn thành lớn, CNV phải làm việc với cường độ cao, Phòng tổ chức nhân sự (phòng kế toán) được đề nghịtỷ lệ xét Đcá nhân V để trình lên Giám đốc.Cá nhân được xét Đcá nhân V ngoài việc đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Đcá nhân IV còn phải thường xuyên tham gia làm việc ngoài giờ với cường độ lao động caođể hoàn thành kế hoạch của Công ty và công việc đột xuất khác (nếu có). Bảng xét điểm cá nhân hàng thángĐơn vị tính: ĐiểmNhómĐcá nhân (điểm)I II III IVV(Cường độ LĐ cao)1 30 35 40 45 502 20 25 30 35 403 5 10 15 20 25 Trong đó:Nhóm 1: Chuyên viên cao cấp+ Giám đốc Công ty+ Phó Giám đốc Công ty+ Kế toán trưởng Nhóm 2: Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: Được áp dụng cho các chức danh sau: Kế tóan, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh doanh…những người có trình độ đại học trở lên. Nhóm 3: Cán sự, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ: Được áp dụng cho các chức danh sau: Thư ký, thủ quỹ, bảo vệ, tạp vụ…những người có trình độ trung cấp, cao đẳng trở xuống. II.4.2- Quy trình xét V4 hàng tháng:- Ban Giám đốc xét phần tiền lương kết quả thực hiện công việc cho Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.- Các CNV còn lại sẽ do Phòng tổ chức nhân sự và Phòng tài chính kế toán xét phần tiền lương theo kết quả thực hiện công việc và trình lên ban Giám đốc để xét duyệt. V4 = Đcá nhân tháng x Số tiền / điểmTrong đó:Đcá nhân tháng :Số tiền tính theo mức độ hoàn thành và trách nhiệm của mổi CNV đối với công việc đang đảm nhận.Số tiền / điểm:Sẽ do Phòng tổ chức nhân sự và Phòng tài chính kế toán dự toán để trình lên Giám đốc Công ty vào đầu quý hoặc năm. II.6- Xác định tiền lương năng suất theo quýViệc xác định hệ số thành tích của các cá nhân căn cứ vào tiêu chuẩn quy định dưới đây: II.6.1- Tiêu chuẩn xét H cá nhân tháng theo 3 mức A, B, C như sau:+ Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hcá nhân tháng A+ Cá nhân hoàn thành nhhiệm vụ: Hcá nhân tháng B+ Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ: Hcá nhân tháng C* Căn cứ xét, đánh giá Hcá nhân tháng như sau:- Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hcá nhân tháng A+ Cá nhân hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng trước thời gian so với kế hoạch được lãnh đạo Công ty phê duyệt.+ Phối hợp tốt với các cá nhân khác giải quyết công việc, thực hiện tốt các công việc đột xuất do Công ty giao.+ Không có tai nạn lao động, không vi phạm Nội quy lao động.- Cá nhân hoàn thành nhiệm vụ - Hcá nhân tháng B:+ Hoàn thành các công việc đảm bảo chất lượng, đúng thời gian đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt.+ Không có tai nạn lao động, không vi phạm Nội quy lao động.- Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ - Hcá nhân tháng C:Cá nhân để xãy ra một trong những điều sau:+ Không hoàn thành các công việc đúng thời gian theo kế hoạch do nguyên nhân chủ quan;+ Giải quyết công việc chậm gây ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch sản xuất chung của Công ty;+ Để xảy ra tai nạn lao động hoặc vi phạm Nội quy lao động, các quy định về an toàn lao động - bảo hộ lao động. II.6.2- Thực hiện xét Hcá nhân thángHàng tháng Phòng tổ chức nhân sự, Phòng kế toán có trách nhiệm xét thành tích lao động của các cá nhân sau đó trình lên ban Giám đốc xem xét và ký duyệtII.6.3- Thanh toán tiền lương năng suất quýĐể thanh toán tiền lương năng suất hàng quý, Hcá nhân tháng được quy đổi về hệ số:Hcá nhân tháng A = Hệ số 0.6Hcá nhân tháng B = Hệ số 0.4Hcá nhân tháng C = Hệ số 0.2Tiền lương năng suất cá nhân quý = Tiền lương thực thế làm việc quý x H cá nhân quýTrong đó:+ Hcá nhân quý: Là hệ số thành tích của cá nhân bình quân quý+ Tiền lương thực tế làm việc quý không bao gồm tiền lương học, phép, thêm giờ, nghỉ về việc riêng có hưởng lương. III/. Quy định thực hiện một số trường hợp khác: III.1- Tiền lương trả cho CNV nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định, nghỉ điều dưỡng, đi học (được Công ty cho phép) III.2- Các khoản phụ cấp làm thêm giờ, ca đêm được tính như sau: III.2.1- Phụ cấp làm thêm ngày thường:- Đối với phụ cấp làm thêm giờ ngày thường thì sẽ được tính bằng 150% mức lương giờ của ngày công làm việc chính thức.- Đối với phụ cấp làm thêm giờ ngày cuối tuần thì sẽ được tính bằng 200% mức lương giờ của ngày công làm việc chính thức. - Đối với phụ cấp làm thêm giờ vào ngày lễ được nghỉ có hưởng lương sẽ đượctính bằng 300% mức lương giờ của ngày công làm việc chính thức. *Tiền lương tạm ứng hàng tháng:Công thức xác định như sau:Ti=Vtu*Tdmtti/(tổng Tdmtti)Trong đó: Ti: tiền lương tạm ứng hàng tháng của người thứ i nhận đượcVtu: Quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng của bộ phận hưởng lương theo thời gian.Tdmtti: tiền lương theo định mức thực tế của người lao động i, được xác định như sau:Tdmtti=Tdmi*ti*hi/NcdTrong đó: Tdmi: tiền lương định mức của lao động i trong thángTi: ngày công làm việc thực tế của người lao động ihi: mức độ hoàn thành công việc của người thứu i theo tiêu chuẩn đánh giá.*Tiền lương quyết toán: Hàng quý căn cứ vào mức độ đạt được của doanh thu quý thì Công ty quyết toán quỹ tiền lương quý của bộ phận hưởng lương thời gian như sau:Vqtq=Vtg-Vtu:Trong đó: Vqtq: Quỹ tiền lương quyết toán quýBảng: Mức độ hoàn thành công việc của cán bộ giữ chức vụ từ trưởng phòng và tương đương trở lên.Mức Diễn giải Hệ số (k)Mức 1 - Khi cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ công tác đề ra trong tháng hoặc- Không đảm bảo giờ công quy định (dưới 18 công/ tháng)- Không tuân thủ sự phân công của người phụ trách.0.7Mức 2 - Hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong tháng- Ngày công đạt 18-21 công/tháng1.0Mức 3 - Hoàn thành khá tốt nhiệm vụ chương trình công tácđề ra trong tháng hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt từ 101-107%- Đảm bảo ngày công từ 22 ngày công trở lên1.1Mức 4 - Hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ đề ra và làm nhiệm vụđột xuất trong tháng hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt từ 107-113%1.2Mức 5 - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoặc- Có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ đượcđánh giá cao.1.3Bảng: Mức độ hoàn thành công việc của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành Công tyMức Diễn giảiHệ số (k)Mức 1 Không hoàn thành nhiệm vụ được giao0.7Mức 2 Hoàn thành nhiệm vụ được giao1.0Mức 3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức khá tốt1.1Mức 4 Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có kiêm nghiệp them công việc hoặc thực hiện them những công việc đột xuất khác trong tháng.1.2Mức 5 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ được đánh giá khá tốt1.3Đối với từng chức danh công việc cụ thể mà Công ty có quy định cụ thể về tiêu chí đã nêu như trên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động. .Để có thể quy định cụ thể về các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì công ty trước hết cần quan tâm đến việc xây dựng bảng mô tả côngviệc, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các vị trí chức danh công việc.Căn cứ vào quỹ lương quyết toán quý, hệ số tiền lương trung bình 3 tháng và mức lương định mức của người lao động thì Công ty thực hiện quyết toán lương hàng quý cho bộ phận hưởng lương thời gian.Trong trường hợp Công ty không đạt doanh thu theo kế hoạch thì tiền lương người lao động nhận được ít nhất cũng bằng mức lương định mức của Công ty.Mức lương theo nghị định 205/2004/ND-CP chỉ làm căn cứ để tính bảo hiểm và các chế độ khác cho người lao động.Ngoài ra Công ty có thể tham khảo them 1 trong 2 cách trả lương sau:Cách 1: Trả lương căn cứ theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế.Công thức: Ti=Vt*ni*hi/(tổng số ni*hi của tổng lao động)Trong đó: Ti: tiền lương của người thứ i nhận đượcNi: ngày công thực tế trong kỳ của người lao động thứ im: số người của bộ phận làm lương thời gianVt: Quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làmlương thời gian.Hi: Hệ số tiền lương của người thứ i tương ứng với công việc được giao, mức độphức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc. Hệ số hi được xác định theo công thức sau:Hi= (d1i+d2i)*k/(d1+d2)Trong đó: k: hệ số mức độ hoàn thành công việcd1i: số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhậnd2i: số điểm đánh giá trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận(d1+d2) tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất của công ty.Bảng hệ số tiền lươngSTTNhóm chức danh D1i D2i (d1i+d2i)/(d1+d2)1 Giám đốc 70 30 102 Phó giám đốc 63 28 9.13 Trưởng phòng và tương đươngKế toán trưởng 60 24 8.4Quản đốc phân xưởng sản xuất60 24 8.4Trưởng phòng Vật tư 56 22 7.8Trưởng phòng HCNS 55 22 7.74 Chuyên viên+kỹ sưMức 1 50 16 6.6Mức 2 47 15 6.2Mức 3 45 14 5.95 Lái xeMức 1 30 13 4.3Mức 2 26 12 3.8Mức 3 20 11 3.16 Hành chính, cán sự 24 12 3.67 Bảo vệ, phục vụMức 1 10 3 1.3Mức 2 7 3 1Cách 2: Trả lương cho người lao động căn cứ theo hệ số mức lương được xếp tạinghị định 205/2004/ND-CP và căn cứ vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phậnCông thức xác định như sau:Ti=Tc+TmTrong đó:Tc: tiền lương theo nghị định số 205/2004/ND-CP của người thứ iTm: Tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế. Công thức tính như sau:
Tài liệu liên quan
- Xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp (2).docx
- 4
- 1
- 23
- Xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp
- 4
- 1
- 8
- Các bước xây dựng, triển khai hệ thống thương mại điện tử Mekongbay
- 10
- 4
- 60
- các bước xây dựng bài kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan
- 46
- 1
- 29
- CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÍ DỤ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÌNH BẢNG HUYỆN TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008-2015
- 58
- 859
- 1
- Thương mại điện tử : Các bước xây dựng và chuẩn bị tốt cho website của công ty potx
- 3
- 686
- 3
- Các bước xây dựng một bài thuyết trình thành công. potx
- 7
- 1
- 4
- XÂY DỰNG CƠ CHẾ TRẢ LƯƠNG THEO PHƯƠNG PHÁP 3P TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VDC ONLINE
- 30
- 1
- 11
- PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ( ThS. Lê Anh Tuấn ) - Chương 3 : CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN pdf
- 18
- 848
- 6
- Các bước xây dựng một dự án ODA pptx
- 42
- 493
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(39.45 KB - 23 trang) - Các bước xây dựng quy chế trả lương Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Quy Chế Trả Lương
-
Mẫu Quy Chế Lương Thưởng Mới Nhất Năm 2022 Và Cách Xây Dựng ...
-
CÁCH XÂY DỰNG QUY CHẾ LƯƠNG CHUẨN NHẤTTHƯỞNG
-
Xây Dựng Quy Chế Trả Lương - Luật Phamlaw
-
4 Bước Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng Trong Doanh Nghiệp
-
Cách Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng Chuẩn Nhất - KỸ NĂNG CB
-
Các Bước Xây Dựng Quy Chế Tiền Lương Trong Doanh Nghiệp (Phần 6)
-
Các Bước Xây Dựng Quy Chế Tiền Lương Trong Doanh Nghiệp (Phần 5)
-
5 Cách Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng Hiệu Quả
-
Các Bước Xây Dựng Quy Chế Lương Cho Doanh Nghiệp
-
Các Bước Xây Dựng Quy Chế Trả Lương - Eduviet
-
Những điều Cần Biết Về Quy Chế Lương Cho Người Lao động
-
3 Bước đơn Giản Giúp Xây Dựng Quy Chế Trả Lương đúng Chuẩn
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Chế Trả Lương Trong Doanh Nghiệp
-
Quy Chế Lương Thưởng Quan Trọng Trong Doanh Nghiệp Như Thế Nào?