Các Cấp độ Giãn Tĩnh Mạch Tinh Và Phương Pháp điều Trị

1. Giãn tĩnh mạch tinh có mấy cấp độ?

Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng đám rối tĩnh mạch thừng tinh và đám rối tĩnh mạch sinh tinh bị giãn rộng, tăng kích thước. Chúng có thể nổi trên bề mặt da với màu xanh đậm hoặc tím, kết thành búi ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Hơn nữa, giãn tĩnh mạch tinh còn cản trở máu lưu thông đến tinh hoàn, suy giảm chức năng sinh tinh, khiến chất lượng và số lượng tinh trùng đều giảm. Nếu tình trạng này nghiêm trọng, nam giới có thể bị hiếm muộn hoặc thậm chí vô sinh.

Khoảng 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh 

Khoảng 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh

Điều may mắn là hầu hết nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh ở mức độ nhẹ và vừa, có thể không có triệu chứng nên hoàn toàn không phát hiện bệnh. Có những trường hợp có triệu chứng nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh tinh.

Tuy nhiên giãn tĩnh mạch tinh thường phát triển theo thời gian, vì thế nên điều trị khi cần thiết và theo dõi tránh chúng gây triệu chứng và biến chứng. Việc cần thiết phải điều trị hay lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ giãn tĩnh mạch tinh.

1.1. Giãn tĩnh mạch tinh mức độ 0

Đây là mức độ nhẹ nhất, các tĩnh mạch tinh chỉ bị tăng nhẹ kích thước nên hầu như không phát hiện được bằng mắt thường. Mức độ này còn gọi là giãn tĩnh mạch tinh cận lâm sàng, nghĩa là chỉ phát hiện và quan sát được bằng siêu âm.

1.2. Giãn tĩnh mạch tinh mức độ 1

Bình thường nếu không thăm khám, người bệnh cũng không phát hiện được tình trạng tĩnh mạch tinh cấp độ này. Thăm khám hoặc làm nghiệm pháp valsalva sẽ thấy rõ tĩnh mạch tinh bị giãn.

1.3. Giãn tĩnh mạch tinh mức độ 2

Lúc này, tĩnh mạch tinh đã bị giãn khá rộng và tạo thành các búi. Tuy nhiên các búi này chưa lớn nên chỉ quan sát được khi đứng thẳng, khi ngồi xuống không hiện.

1.4. Giãn tĩnh mạch tinh mức độ 3

Với sự tăng kích thước và tạo búi của các tĩnh mạch tinh, bìu lúc này đã bị biến dạng. Tư thế quan sát rõ nhất là khi người bệnh đứng thẳng, các tĩnh mạch nổi rõ trên bìu khiến bìu như một túi giun.

1.5. Giãn tĩnh mạch tinh mức độ 4

Dù ở tư thế nào, khi bị giãn tĩnh mạch tinh mức độ 4, bệnh nhân cũng quan sát được búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo như giun nằm dưới lớp da bìu.

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh giãn tĩnh mạch tinh và từ đó quyết định điều trị theo phương pháp nào hay không cần thiết phải điều trị.

2. Triệu chứng và chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh

Nhiều bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh ở mức độ nhẹ không có triệu chứng bệnh và không có gì đáng ngại nếu nó không phát triển đến mức nghiêm trọng. Khi xuất hiện các triệu chứng sau, bệnh thường đã ở mức ảnh hưởng đến tinh hoàn và chức năng sinh tinh:

Giãn tĩnh mạch tinh gây đau vùng bìu âm ỉ

Giãn tĩnh mạch tinh gây đau vùng bìu âm ỉ

2.1. Đau âm ỉ vùng bìu

Do cấu trúc giải phẫu nên hầu hết trường hợp giãn tĩnh mạch tinh xảy ra ở bìu trái hoặc ở bìu trái nghiêm trọng hơn bìu phải. Cơn đau này thường âm ỉ, dịu khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, tăng lên khi đứng hoặc vận động gắng sức.

2.2. Teo, co rút tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông máu, khiến máu dễ bị tụ lại ở bìu nên nhiệt độ bình thường ở bìu cũng tăng nhẹ. Nhiệt độ này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tinh hoàn, làm chết tế bào tinh hoàn nên có thể khiến cơ quan này bị teo, co lại. Nếu không can thiệp sớm, teo tinh hoàn do giãn tĩnh mạch tinh có thể gây vô sinh.

2.3. Giảm chức năng sinh sản

Dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ rõ mối quan hệ giữa bệnh giãn tĩnh mạch tinh với vô sinh ở nam giới, song thực tế nhiều nam giới vô sinh có mắc bệnh lý này.

Như vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên, đặc biệt là thay đổi hình dạng và kích thước tinh hoàn bất thường, sưng bìu, vô sinh hiếm muộn, xuất hiện búi rối tĩnh mạch bìu,… nên sớm tới bệnh viện thăm khám. Hầu hết bệnh nhân sẽ được thăm khám thể chất, dựa vào quan sát và cảm quan để xác định mạch máu hoặc khối u bất thường.

Muốn chẩn đoán chính xác mức độ giãn tĩnh mạch tinh cũng như ảnh hưởng của bệnh đến chức năng sinh sản, bệnh nhân nên thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm,…

Siêu âm thường áp dụng trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh

Siêu âm thường áp dụng trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh

3. Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh hiệu quả

Nếu giãn tĩnh mạch tinh không gây triệu chứng, không ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản, mức độ giãn nhẹ thì bác sĩ khuyên không cần thiết phải điều trị. Việc theo dõi vẫn cần thiết để phát hiện sự phát triển của bệnh và can thiệp khi cần thiết.

Những trường hợp sau nên điều trị giãn tĩnh mạch tinh:

  • Giãn tĩnh mạch tinh mức độ nghiêm trọng.

  • Giãn tĩnh mạch tinh với mức độ tinh trùng thấp hoặc chất lượng tinh trùng kém.

  • Có triệu chứng sưng đau, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.

Điều trị bằng nội khoa thường không hiệu quả trong bệnh giãn tĩnh mạch tinh, vì thế bác sĩ thường cân nhắc điều trị bằng 1 trong hai phương pháp sau:

3.1. Gây thuyên tắc tĩnh mạch

Đây là phương pháp can thiệp chặn nguồn cung cấp máu tạm thời, quá trình này bác sĩ sẽ gây tê cục bộ nên không gây đau. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch đường tĩnh mạch ở háng để luôn kim vào, tiếp cận tĩnh mạch ở bìu bị giãn và khóa chúng lại.

Sau đó, máu không lưu thông đến tĩnh mạch tinh bị giãn nên không bị sưng, đau cũng như ảnh hưởng đến các cơ quan bên cạnh. Song tỉ lệ thành công khi thực hiện phương pháp này chỉ đạt khoảng 80%, có nguy cơ tái phát. Nếu điều trị không thành công, bệnh nhân thường được chuyển hướng sang điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp thường áp dụng điều trị giãn tĩnh mạch tinh

Phẫu thuật là phương pháp thường áp dụng điều trị giãn tĩnh mạch tinh

3.2. Phẫu thuật

Bệnh nhân cũng được gây mê toàn thân để thực hiện phẫu thuật loại bỏ những tĩnh mạch tinh bị giãn. Tỉ lệ thành công của phương pháp này cao hơn thuyên tắc tĩnh mạch, đạt tới 95%.

Bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật mở hoặc nội soi, phương pháp can thiệp là tương tự nhau song mức độ xâm lấn và hiệu quả có thể khác nhau. Để được tư vấn phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh phù hợp, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Da Bìu