Các Câu Hỏi Liên Quan đến Cam Kết WTO Của Việt Nam Về Nhóm ...
Có thể bạn quan tâm
Cây công nghiệp có 2 nhóm:
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Mía đường, lạc, đậu tương và bông.
- Cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu….
Về tổng thể, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng cạnh tranh thấp do điều kiện tự nhiên ít phù hợp hoặc chỉ phù hợp ở một số tiểu vùng nhất định, khó có khả năng mở rộng. Nhóm cây công nghiệp dài ngày có khả năng cạnh tranh cao hơn do điều kiện tự nhiên phù hợp, khả năng thâm canh của nông dân tốt cho năng suất cao, giá thành sản xuất thấp.
Tình hình và quy mô sản xuất của các ngành hàng này được thể hiện trong các Hộp – Bảng dưới đây.
Đối với cây công nghiệp ngắn ngày
Hộp 1 - Tình hình ngành sản xuất mía đường
|
Bảng 1 – Tình hình ngành Lạc
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 249.000 ha | 255.000 ha | Lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du phía Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ (dao động lớn về diện tích trồng) |
Sản lượng lạc vỏ | 465.000 tấn | 505.000 tấn | Năm 2007 tăng 9,2% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Trước đây, lạc là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; nay diện tích lạc và tỷ lệ dành cho xuất khẩu trong xu thế giảm dần (nhường chỗ cho những loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn); sản xuất lạc phần lớn để tiêu dùng trong nước, xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15-20% sản lượng. Năm 2007, xuất khẩu lạc đạt 36 ngàn tấn lạc nhân, kim ngạch 14 triệu USD. |
Bảng 2 – Tình hình ngành Đậu tương
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 186.000 ha | 190.000 ha | Năm 2007 tăng 2,4% so với năm 2006 |
Sản lượng | 258.000 tấn | 275.000 tấn | Năm 2007 tăng 6,7% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Dù có tiến bộ trong năng suất, sản xuất đậu tương mới chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước (đậu phụ, bột đậu tương), dành một phần rất nhỏ để chế biến dầu ăn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến dầu TV và chế biến thức ăn công nghiệp (mỗi năm Việt Nam phải nhập 500.000 tấn khô dầu các loại cho thức ăn công nghiệp). | ||
Chính sách đối với ngành | Để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật và chăn nuôi, Việt Nam áp dụng thuế nhập khẩu MFN thấp (đối với đậu tương là 5% và khô dầu là 0%) |
Bảng 3 - Tình hình ngành Bông
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 20.500 ha | 12.400 ha | Năm 2007 giảm 41% so với năm 2006 |
Sản lượng bông hạt | 26.000 tấn (tương đương khoảng 10.500 tấn bông xơ | 16.000 tấn (tương đương 8.000 tấn bông xơ) | Năm 2007 giảm gần 44% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Năng suất bông thấp so với bình quân thế giới; sản xuất bông mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của công nghiệp dệt may trong nước, để tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước đã áp dụng thuế nhập khẩu bông xơ là 0%. |
Đối với Cây công nghiệp dài ngày:
Bảng 4 – Tình hình sản xuất cà phê
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 488.600 ha | 506.000 ha | Năm 2007 tăng 1,9% so với năm 2006 |
Sản lượng cà phê nhân | 853.500 tấn | 961.000 tấn | Năm 2007 tăng 12,7% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Cây cà phê được phát triển nhanh và trở thành cây trồng quan trọng của ngành nông nghiệp từ gần 30 năm trở lại đây; Cà phê được xếp trong nhóm cây trồng có khả năng cạnh tranh cao nhờ điều kiện tự nhiên phù hợp, khả năng thâm canh cho năng suất cao; 95% sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu, tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 5%; Giá cà phê trong nước biến động theo sát thị trường cà phê thế giới ; Năm 2007, xuất khẩu cà phê đạt 1,17 triệu tấn, kim ngạch 1,8 tỷ USD, tăng gần 20 % về lượng và 49 % về giá trị so với năm 2006. |
Bảng 5 – Tình hình sản xuất cao su
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 490.000 ha | 550.000 ha | Trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Đông nam bộ và Tây Nguyên |
Sản lượng cao su mủ khô | 470.000 tấn | 602.000 tấn | Năm 2007 tăng 8,3% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Cao su được đánh giá là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế (sử dụng toàn diện từ mủ đến gỗ); gần đây, xu hướng sử dụng cao su thiên nhiên tăng cao, giá cao su vì thế tăng, sản xuất và xuất khẩu cao su đã đem lại lợi nhuận lớn; là 1 trong 3 sản phẩm nông sản có kim ngạnh XK đạt trên 1 tỷ USD (gạo, cà phê và cao su) - khoảng 85% sản lượng cao su dành cho xuất khẩu, 15% tiêu dùng trong nước. Năm 2007, xuất khẩu cao su đạt 699 ngàn tấn, kim ngạch 1,36 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, nhưng tăng 5,7% về giá trị so với năm 2006. |
Bảng 6 – Tình hình sản xuất Điều
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 362.000 ha | 437.000 ha | Trồng tập trung ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên |
Sản lượng hạt điều thô | 325.400 tấn | 302.000 tấn | Năm 2007 giảm 7% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Việt Nam là nước xuất khẩu điều hàng đầu thế giới (nhờ những tiến bộ kỹ thuật trong chế biến và về giống điều mới cho năng suất cao); ngoài nguyên liệu trong nước, còn nhập thêm hạt điều thô về chế biến xuất khẩu; trên 95% lượng điều dành cho xuất khẩu mỗi năm. Năm 2007, xuất khẩu điều đạt 150 ngàn tấn nhân điều, giá trị 641 triệu USD, tăng 18,2 % về lượng, 27,2% về giá trị xuất khẩu so với năm 2006 |
Bảng 7 – Tình hình sản xuất Chè
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 122.700 ha | 125.700 ha | Trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng |
Sản lượng chè búp khô | 130.000 tấn | 130.000 tấn | |
Khả năng cạnh tranh | Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về sản xuất và thứ 5 về xuất khẩu chè; năm 2007 chè xuất khẩu đạt 113.000 tấn, kim ngạch 129 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và 16,7% về giá trị so với năm 2006. |
Bảng 8– Tình hình sản xuất Hồ tiêu
Các yếu tố | Năm 2006 | Năm 2007 | Ghi chú |
Diện tích trồng | 48.500 ha | 47.900 ha | Năm 2007 giảm 1,2% so với năm 2006 |
Sản lượng hồ tiêu | 82.600 tấn | 90.000 tấn | Năm 2007 tăng 14,4% so với năm 2006 |
Khả năng cạnh tranh | Hồ tiêu là một trong những loại cây trồng được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao nhờ năng suất cao (trên 2 tấn/ha); Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2007, xuất khẩu hồ tiêu đạt 84.000 tấn, kim ngạch 278 triệu USD, giảm 27,6% về lượng nhưng tăng 45,9% về giá trị so với năm 2006. |
Từ khóa » Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày ở Việt Nam
-
Cây CN Ngắn Ngày
-
Cây CN Dài Ngày
-
Nhóm Nghiên Cứu Mạnh "Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày"
-
Mô Tả Atlas – Nhóm Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày – Phạm Tuyết Mai
-
Diện Tích Cây Màu Và Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày Giảm Mạnh
-
Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày
-
Các Loại Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày - 123doc
-
Bài Giảng Về Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày - Kỹ Năng Toàn Diện
-
BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY - TaiLieu.VN
-
Đồng Tháp: Sản Xuất Hơn 29 Nghìn Ha Hoa Màu, Cây Công Nghiệp ...
-
Đồng Tháp Sản Xuất Hơn 6 Nghìn Ha Hoa Màu, Cây Công Nghiệp ...
-
Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày ở Duy Xuyên: Điểm Nhấn Nhạt Nhòa
-
[PDF] Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày