Các Chỉ Số đánh Giá KPI Cần Thiết Của Kinh Doanh Và Nhân Sự

Các chỉ số đo lường đánh giá KPI là để để đánh giá hiệu suất hoàn thành công việc của một nhân viên thậm chí là một phòng ban cụ thể. Việc giám sát các chỉ số này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ dự án.

Các chỉ số đánh giá KPI của nhân viên

Các chỉ số đánh giá KPI của nhân viên

Một số chỉ số đánh giá KPI đơn giản là phép đo số liệu định lượng sử dụng để đánh giá hiệu suất thực tế.

Dưới đây, cùng CRMVIET tìm hiểu các chỉ số đánh giá KPI đối với từng lĩnh vực.

Mục lục

  • 1. Các chỉ số đánh giá KPI cho từng vị trí phòng kinh doanh
    • 1.1 Chỉ tiêu đánh giá KPI của trưởng phòng kinh doanh
    • 1.2 Chỉ tiêu đánh giá KPI cho Sales Admin
    • 1.3 Chỉ tiêu đánh giá KPI cho Sales Executive
    • 1.4 Chỉ tiêu đánh giá KPI cho Sale Support
  • 2. Các tiêu chí đánh giá theo KPI của nhân sự
  • 3. Cách tính KPI phù hợp cho từng nhân viên
    • 3.1 Mục đích
    • 3.2 Nguyên tắc
      • 3.2.1 Nguyên tắc phân chia KPI theo trọng số
    • 3.4 Lợi ích của việc chia trọng số trong KPI
    • 3.5 Nguyên tắc phân chia KPI theo trọng số
  • 4. KẾT LUẬN
    • Related Post

1. Các chỉ số đánh giá KPI cho từng vị trí phòng kinh doanh

Đối với một nhân viên kinh doanh, KPIs được xem là thước đo đánh giá hiệu quả làm việc. đồng thời căn cứ vào chỉ số này, lãnh đạo đưa ra quyết định khen thưởng, kỷ luật tưng xứng.

Các tiêu chuẩn đánh giá sẽ tùy thuộc vào từng vị trí và trách nhiệm của từng người. Đạt KPIs là điều tối thiểu để được lãnh 100% lương và 100% phụ cấp năng suất. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá KPI cho từng vị trí trong phòng kinh doanh.

Xem thêm: 

https://youtu.be/rdpxcycN_78

1.1 Chỉ tiêu đánh giá KPI của trưởng phòng kinh doanh

  • Thiết lập đại lý và nhà phân phối
  • Đảm bảo doanh số/Tháng
  • Các số liệu về kinh doanh (kho, tiêu thụ,…)
  • Báo cáo số liệu tiêu thụ
  • Báo cáo lượng công nợ thu hồi
  • Đóng góp ý kiến phát triển hệ thống kinh doanh

1.2 Chỉ tiêu đánh giá KPI cho Sales Admin

  • Lưu trữ đầy đủ các dữ liệu có liên quan đến công tác kinh doanh
  • Tập hợp các số liệu hàng tuần (lượng kinh doanh, số liệu đại lý, KH trung thành, cấp bổ sung, biếu tặng, lượng tiêu thụ)
  • Liên lạc với khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng
  • Liên lạc với đại lý giải đáp thắc mắc trong trách nhiệm
  • Đối chiếu sô liệu kinh doanh của từng đại lý, công nợ mỗi tháng

1.3 Chỉ tiêu đánh giá KPI cho Sales Executive

  • Tìm kiếm và phát triển đại lý
  • Đảm bảo doanh số
  • Thu hồi và nhập kho hàng tồn từ đại lý
  • Nắm rõ thông tin khách hàng
  • Kiểm soát nhắc nhở thu hồi công nợ

1.4 Chỉ tiêu đánh giá KPI cho Sale Support

  • Thu chính xác tiền trong ngày
  • Cung cấp và báo cáo cho đại lý
  • Thu hồi và báo cáo nhập kho hàng tồn từ đại lý
  • Nắm rõ thông tin khách hàng, cách thức giao nhận
  • Kiểm soát, nhắc nhở thu hồi công – nợ

2. Các tiêu chí đánh giá theo KPI của nhân sự

Các chỉ tiêu đánh giá theo KPI cho nhân sự

Các chỉ tiêu đánh giá theo KPI cho nhân sự

Tiêu chuẩn KPI Chỉ tiêu đánh giá KPI

KPI về lương

Thu nhập trung bình của nhân viên
Mức thu nhập giờ công trung bình
Mức thu nhập trung bình theo chức danh
Tỷ lệ chi phí lương
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng
Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng

KPI về an toàn lao động

Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động
Tỷ lệ thời gian mất mát do an toàn lao động
Thời gian đào tạo an toàn lao động

KPI về đào tạo

Tổng số giờ đào tạo/Nhân viên
Giờ đạo tạo trung bình/Nhuân viên
Chi phí đào tạo/Nhân viên
Tỷ lệ nhân viên đào tạo
Hiệu quả đào tạo

KPI về hiệu quả làm việc

Tỷ lệ nhân viên không hoàn thành KPI
% nhân viên hoàn thành 100% KPI
Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy

KPI về giờ làm việc

Tổng thời gian đi làm muộn của toàn công ty
So sánh thời gian đi làm muộn của các phòng ban
Tỷ lệ ngày nghỉ, ốm

KPI về sự trung thành

Vòng quay nhân viên
Tỷ lệ vòng đời nhân viên
Tỷ lệ nhân viên trung thành

KPI về nguồn năng suất lao động

Doanh số/ 1 nhân viên
Lợi nhuận/ 1 nhân viên
Chi phí hành chính/1 nhân viên
Năng suất
Lương tăng ca (OT)

KPI khác

Tỷ lệ đánh giá trình độ nhân viên
Tỷ lệ Nam – Nữ

ĐĂNG KÝ sử dụng phần mềm CrmViet tích hợp tính năng kiểm soát KPI cho nhân viên:

Hidden Content

3. Cách tính KPI phù hợp cho từng nhân viên

Muốn có kết quả đo lường chuẩn xác, mọi KPI trên đều được thiết lập và tính toán đảm bảo:

3.1 Mục đích

Giúp nhân viên hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ cũng như đóng góp của mình đối với tập thể. Từ đó chủ động phân chia thời gian và nguồn lực để làm việc hiệu quả.

Giúp đánh giá chính xác hiệu xuất làm việc của nhân viên qua từng giai đoạn. Từ đó, không ngừng cải tiến nâng cao năng suất.

3.2 Nguyên tắc

Nội dung của KPI có thể thay đổi linh hoạt tùy theo mục tiêu công việc của mỗi cá nhân, phòng ban tại từng gian đoạn.

Nhưng nguyên tắc tính KPI cần phải được thống nhất để thực hiện đồng bộ. Cách tính KPI được coi là đúng khi tuân theo nguyên tắc quan trọng sau:

3.2.1 Nguyên tắc phân chia KPI theo trọng số

Vậy trọng số trong KPI là gì ? có lợi ích gì trong KPI ?

Trọng số thể hiện mức độ quan trọng của 1 KPI so với những KPI khác trong toàn bộ KPI của cá nhân một người

Được biểu diễn qua tỷ lệ % hiệu suất tối đa mà KPI đó đạt trong tổng 100% điểm hiệu suất của một cá nhân.

Trọng số đánh giá trong KPI

Trọng số đánh giá trong KPI

**Lưu ý: Cùng 1 KPI nhưng trọng số của mỗi cá nhân sẽ khác nhau vì tùy thuộc vào mức độ quan trọng và số lượng KPI của mỗi cá nhân

Tìm hiểu thêm: Ưu – Nhược điểm của phương pháp đánh giá KPI

3.4 Lợi ích của việc chia trọng số trong KPI

Nhân viên nắm bắt công việc tốt, phân chia nguồn lực và thời gian làm việc hiệu quả

Hiệu suất làm việc của nhân viên được đánh giá chính xác qua từng giai đoạn

Đánh giá được tỷ lệ đóng góp của 1 KPI đối với toàn bộ KPI của 1 cá nhân

3.5 Nguyên tắc phân chia KPI theo trọng số

Một nhân viên có thể đảm nhiệm cùng lúc 5 – 7 công việc. Nhưng những công việc này đều có tầm quan trọng và có đóng góp giống nhau. Vì vậy công việc có thể chia làm 3 nhóm chính:

Thời gian thực hiện Ảnh hưởng đến mục tiêu chung
Nhóm A Nhiều Nhiều
Nhóm B Ít Nhiều
Nhiều Ít
Nhóm C Ít Ít

Như vậy, trọng số của mỗi nhóm công việc sẽ được tính bằng đơn vị %, dựa trên mức độ quan trọng và đóng góp của chúng.

Bước 1: xác định mức độ quan trọng của KPI theo nhóm A,B và C như trên.

Bước 2: Xác định trọng số của từng nhóm (cần sự thống nhất trên toàn bộ doanh nghiệp)

Hiệu suất từng KPI = (điểm của nhóm / Tổng KPI)

Ví dụ: Nhân viên N đạt 9 KPI, trong đó:

  • 5 KPI thuộc nhóm A
  • 3 KPI thuộc nhóm B
  • 1 KPI thuộc nhóm C

Như vậy, cách tính KPI dựa trên trọng số có thể như sau:

Bước 1: xác định nhóm Bước 2: tính % trọng số
1 A 27%
2 A 27%
3 B 16%
4 B 16%
5

C

14%

Một số lưu ý trong quá trình đặt trọng số

  • Trọng số sẽ rất khó để đưa ra ngay từ lần thiết lập đầu tiên vì doanh nghiệp chưa có những dữ liệu cụ thể làm cơ sở cho việc xác định tầm quan trọng của từng KPI. Vì vậy, đối với những KPI chưa có số liệu từ trước, doanh nghiệp nên phân chia trọng số đều nhau. Sau 1 – 2 kỳ đánh giá, việc đề xuất trọng số cho những KPI sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Việc đặt trọng số cần thực hiện theo vai trò: nhân viên có quyền đề xuất mức trọng số của mình nhưng cấp quản lý trực tiếp là người phê duyệt và thống nhất đối với bộ KPI của nhân viên do mình quản lý.

4. KẾT LUẬN

Qua bài viết này, CRMVIET đã chỉ ra các chỉ số đánh giá KPI cơ bản của bộ phận kinh doanh và nhân sự trong doanh nghiệp. Những tiêu chuẩn KPI đó là thước đo của mỗi nhân viên trong công ty. Hi vọng bài viết này bạn sẽ có ích cho bạn.

Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tìm kiếm một phần mềm quản lý nhân viên với tính năng KPI. Giúp đánh giá kiểm soát tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên tốt hơn. Truy cập website theo đường link https://CrmViet.vn để tìm hiểu rõ thêm về phần mềm. Hoặc:

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM tại link bên dưới

Related Post

Từ khóa » Các Chỉ Số Kpi