Các Chỉ Số KPI Tài Chính Phổ Biến Trong Doanh Nghiệp - 123Job
Có thể bạn quan tâm
Tài chính là yếu tố cơ bản hàng đầu giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tài chính tốt đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. KPI tài chính trở thành một phần tất yếu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả. Vậy KPI tài chính có tầm quan trọng như thế nào? Làm sao để xây dựng KPI tài chính có hiệu quả. Những chỉ số quan trọng trong xây dựng KPI tài chính.
I. Tầm quan trọng của KPI tài chính với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Nhắc đến hoạt động kinh doanh hàng ngày là luôn phải đi kèm với KPI tài chính bắt nhịp cùng nhau. KPI tài chính bao gồm dòng tiền, doanh thu vượt trội. Thông qua các báo cáo chiến lược dài hạn, các chỉ số KPI tài chính có thể thông báo cho bạn các chiến lược kinh doanh để bạn xem xét và mở rộng các chỉ số.
Những chỉ số KPI tài chính có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp:
- Xác định xem bạn có đang phát triển đúng hướng để đạt được mục tiêu kinh doanh mà bạn đặt ra.
- Đánh giá mức độ thành công của chiến lược kinh doanh dựa trên các số liệu.
- Xem xét mức độ cần cải thiện một số lĩnh vực nào đó trong doanh nghiệp.
- Xác định những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
- Đánh giá mức độ hài lòng và hạnh phúc của mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Tầm quan trọng của chỉ số KPI tài chính đối với hoạt động kinh doanh:
Thứ nhất, giúp tăng doanh thu. Một trong những thước đo thành công trong hoạt động kinh doanh chính là doanh thu.
Xây dựng KPI tài chính
Cách tính mức độ tăng trưởng doanh thu trong kinh doanh
- Bước 1: Theo dõi doanh số ở các giai đoạn
- Bước 2: Trừ đi phần doanh thu kỳ trước giai đoạn hiện đại
- Bước 3: Chia cho tổng doanh thu kỳ trước
Thứ hai, nguồn thu nhập. Phân tích dòng doanh thu khi kinh doanh là điều cần thiết. Doanh thu tính trên mỗi dịch vụ và mỗi khách hàng. Phân tích này sẽ có những lợi ích như:
- Phân khúc khách hàng và những khách hàng mang lại lợi nhuận cao.
- Đưa ra những quyết định giúp phát triển doanh nghiệp
Thứ ba, chỉ số KPI tài chính giúp tập trung doanh thu. Với mục tiêu là đảm bảo doanh thu của bạn không đến từ một khách hàng cụ thể nào đó
Thứ tư, chỉ số KPI tài chính nhằm quản lý lợi nhuận theo thời gian. Để phân tích được hiệu quả kinh doanh trong thời gian nào đó, bạn cần theo dõi thu nhập và chi phí, tổng hợp lại thành báo cáo.
Thứ năm, Vốn lưu động. Vốn lưu động đơn giản là khoản vay từ ngân hàng, gia đình hoặc bạn bè. Bạn có thể sử dụng nó để làm bộ đệm nhằm thúc đẩy, tận dụng dự án phát triển doanh nghiệp.
II. Các chỉ số KPI tài chính phổ biến trong doanh nghiệp
1. Chỉ số KPI thanh toán
1.1. Chỉ số thanh toán hiện hành
Đây là chỉ số KPI tài chính dùng để đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.
Công thức = tài sản lưu động/nợ ngắn hạn
Chỉ số này càng thấp ám có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn với việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, một chỉ số thanh toán quá cao cũng không là dấu hiệu tốt, bởi nó cho thấy tài sản thuộc sở hữu doanh nghiệp bị gắn chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều, như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp là không cao.
Nói chung chỉ số này chỉ ở mức 2-3 thì được xem là tốt..
Cách xây dựng KPI tài chính
1.2. Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh là chỉ số đo lường mức thanh khoản cao hơn.
Công thức = (tiền mặt + chứng khoán + các khoản phải thu)/nợ ngắn hạn
Lưu ý: là hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Chứng khoán phải là loại chứng khoán dễ quy đổi thành tiền.
1.3. Chỉ số tiền mặt
Chỉ số tiền mặt là chỉ số đo lường mức thanh toán cao nhất của doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh = (tiền mặt + chứng khoán)/ nợ ngắn hạn
Lưu ý: là chỉ số này không bao gồm các khoản phải thu như trong chỉ số thanh toán nhanh.
1.4. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần hằng năm/ các khoản phải thu trung bình.
Các khoản phải thu trung bình = các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản thu năm nay/2
Chỉ số vòng quay càng cao thì cho thấy doanh nghiệp sẽ được khách hàng trả nợ càng nhanh. Tuy nhiên nếu so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn cao thì doanh nghiệp có thể sẽ có thể bị mất khách hàng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh bởi cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.
1.5. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
Công thức: Số ngày trung bình = 365/ vòng quay các khoản phải thu
Chỉ số này cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
1.6. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Công thức = giá vốn bán hàng/hàng tồn kho trung bình
Trong đó: hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho từ báo cáo năm trước + hàng tồn kho của năm nay)/2
Vòng quay hàng tồn kho có chỉ số càng cao càng cho thấy doanh nghiệp không bị ứ đọng hàng tồn kho và bán hàng nhanh.
Tuy nhiên khi chỉ số này quá cao sẽ không tốt vì như vậy đồng nghĩa với việc lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột có khả năng rất cao doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng đồng nghĩa với việc bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
1.7. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
Công thức = 365/ vòng quay hàng tồn kho
1.8. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ số này cho biết cách mà doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay những khoản phải trả quá thấp có thể gây ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Công thức = doanh số mua hàng thường niên/ phải trả bình quân
Trong đó : doanh số mua hàng thường niên =hàng tồn kho cuối kỳ + giá vốn hàng bán - hàng tồn kho đầu kỳ phải trả bình quân=(phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
1.9. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:
Công thức = 365/ vòng quay các khoản phải trả.
>> Tải file chỉ số KPI tài chính thanh toán:TẠI ĐÂY
Xây dựng KPI tài chính
2. Chỉ số KPI quản lý nguồn vốn
2.1. Vòng quay tổng tài sản
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đô la doanh nghiệp đầu tư vào trong tổng tài sản, công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Những doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thông thường có chỉ số vòng quay của tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Công thức = doanh thu thuần/ tổng tài sản trung bình
2.2. Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định tương tự với chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau là chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Công thức = doanh thu thuần/ tài sản cố định trung bình
2.3. Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Công thức: Vòng quay vốn cổ phần = doanh thu thuần/tổng vốn cổ phần trung bình.
>> Tải file chỉ số KPI tài chính quản lý vốn:TẠI ĐÂY
3. Chỉ số KPI lợi nhuận
3.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Lợi nhuận hoạt động được cấu thành bởi lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận đầu tư
Lợi nhuận bán hàng:
3.2. Biên lợi nhuận thuần
Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh, cho biết mức tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị hàng hoá bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp.
Công thức: Biên lợi nhuận thuần = lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần
Trong đó: doanh thu thuần - giá vốn hàng bán = lợi nhuận ròng
3.3. Biên lợi nhuận hoạt động
Công thức = thu nhập hoạt động/ doanh thu thuần
Trong đó: thu nhập hoạt động = lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ và thu nhập trước thuế
3.4. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Assets - ROA)
ROA là chỉ số tính toán xem một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Công thức: ROA = thu nhập trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản trung bình
Trong đó: (tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2 = tổng tài sản trung bình
Khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
3.5. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lợi đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: vốn cổ phần bình quân = (tổng vốn cổ phần năm trước + tổng vốn cổ phần hiện tại)/ 2
3.6. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC)
Tổng vốn có nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
Công thức: ROTC = (thu nhập ròng + chi phí lãi vay)/ tổng vốn trung bình
>> Tải file chỉ số KPI tài chính lợi nhuận:TẠI ĐÂY
Xây dựng KPI tài chính
4. Chỉ số KPI đầu tư
4.1. Hệ số giá trên thu nhập một CP: P/E
P/E là hệ số dùng đánh giá đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi CP, hay cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần.
Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ CP có mức P/E từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị trường đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán CP. Tuy nhiên, với NĐT theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng lợi nhuận (E) cao.
4.2. Hệ số giá trên giá trị sổ sách một CP: P/B
Tài sản của Công ty trừ đi các khoản nợ và các khoản phải trả khác. Có ý nghĩa liên quan đến độ an toàn của khoản đầu tư dài hạn, P/B còn cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho một CP cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chỉ P/B không mấy ý nghĩa đối với những Công ty trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ nghiên cứu,.. lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố vô hình, vì giá trị sổ sách không phản ánh được các yếu tố như phát minh sáng chế, sáng tạo của nhân viên, thương hiệu,... P/B thật sự có ý nghĩa trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, xây dựng...
Với thị trường đang phát triển, P/B được cho là hợp lý chỉ vào khoảng 2-3 lần, thị trường phát triển nóng không nên đầu tư khi P/B quá 5 lần.
4.3. Hệ số giá trên doanh thu: P/SR
Hệ số giá trên doanh thu của mỗi CP cho biết NĐT trả giá cao hơn gấp bao nhiêu lần doanh thu của một CP. Hệ số này đánh giá trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhược điểm của chỉ số này là chưa tính đến yếu tố chi phí trong kỳ vì doanh thu lớn không đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
4.4. Hệ số giá trên dòng tiền: P/Cash
P/Cash là chỉ số giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của Công ty sau khi thanh toán hết các khoản chi phí). Một số quan điểm khi phân tích đánh giá CP một Công ty không chú trọng đến lợi nhuận ở thời hiện tại mà tập trung vào dòng tiền rỗi của Công ty đó.
Nếu P/Cash thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của Công ty phát hành đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả lợi tức cổ phần hoặc mua CP. Điều này có nghĩa thu nhập của cổ đông sẽ tăng. Chỉ số P/Cash thấp có thể do
Công ty dự trữ tiền nhiều nhằm mục đích mở rộng phát triển kinh doanh trong tương lai. Quan điểm bảo thủ cho rằng khi P/Cash thấp thì nên đầu tư.
4.5. Hệ số tăng trưởng PE/G
Chỉ số đầu tư tăng trưởng này dùng để đánh giá giá trị tiềm năng của một CP, cho thấy kỳ vọng của NĐT đã được tính trong CP như thế nào.
PE/G cần được đánh giá trong tương quan ngành và toàn bộ nền kinh tế. Nếu hệ số PE/G thấp hơn 1 có thể Công ty đang bị đánh giá thấp, PE/G bằng 1 chứng tỏ giá trị của Công ty được phản ánh đầy đủ vào giá trị CP. PE/G lớn hơn 1 thì CP đang bị đánh giá cao.
4.6. Hệ số sinh lời của tài sản ROA
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA = thu nhập ròng / tổng tài sản.
Tỷ suất này rất quan trọng khi phân tích lựa chọn CP. Khi đánh giá ROA cần phải so sánh với các Công ty trong cùng ngành.
Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản của Công ty được sử dụng như thế nào, đồng thời còn cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy DN sử dụng vốn không hiệu quả.
4.7. Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần.
Tỉ số này đánh giá mức sinh lời vốn chủ của DN, chỉ tiêu này càng cao thì vốn cổ đông của Công ty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại.
Lưu ý khi đánh giá chỉ tiêu này, vốn chủ sở hữu càng lớn thì chỉ tiêu này càng thấp và nên so sánh Công ty tương đương về vốn. Mức đầu tư hợp lý đối với DN sản xuất chỉ tiêu này phải đạt từ 20% trở lên, lĩnh vực tài chính từ 15% trở lên.
>> Tải file chỉ số KPI tài chính đầu tư:TẠI ĐÂY
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về KPI tài chính và những chỉ tiêu quan trọng về cách đánh giá KPI tài chính. Hy vọng với bộ mẫu KPI tài chính trên đây, các doanh nghiệp sẽ ứng dụng và thành công trong tài chính doanh nghiệp.
Từ khóa » Các Chỉ Số Kpi
-
KPI – CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT DOANH NGHIỆP - KNA Cert
-
Chỉ Số KPI Là Gì? Triển Khai KPI Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?
-
Chỉ Số KPI - Chỉ Số đo Lường Hiệu Suất Doanh Nghiệp - IHCM
-
KPIs LÀ GÌ ? PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH ...
-
20 Loại Chỉ Số KPI Bán Lẻ Cần Biết để Theo Dõi Hiệu Quả Kinh Doanh ...
-
Chỉ Tiêu KPI Là Gì ? Xây Dựng Chỉ Tiêu KPI Như Thế Nào Cho Hiệu Quả
-
KPI Là Gì? Phân Loại Và Các Bước Xây Dựng Chỉ Số KPI Hiệu Quả
-
5 Chỉ Số KPI Sản Xuất Tiêu Chuẩn Mà Doanh Nghiệp Nên Biết - Cloudify
-
KPI Là Gì? Mẫu KPI Cho Các Vị Trí, Bộ Phận? Hướng Dẫn Xây Dựng Và ...
-
19 Chỉ Tiêu KPIs Cho Nhân Viên Kinh Doanh Thời Hiện đại
-
Các Chỉ Số đánh Giá KPI Cần Thiết Của Kinh Doanh Và Nhân Sự
-
Chỉ Số KPI Và ứng Dụng Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam - Sapuwa
-
Chỉ Số KPI Là Gì? Cách Lựa Chọn đúng KPI Như Thế Nào? - Semtek
-
Chỉ Số đo Lường Hiệu Suất (KPI) - Le & Associates