Các Chỉ Số Rủi Ro(KRIs) - 123doc
Có thể bạn quan tâm
7. Kết cấu của luận văn:
1.4. Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng
1.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA)
Là quá trình liên tục tự nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro hoạt động tiềm ẩn, biện pháp kiểm soát đang áp dụng, xác định mức độ rủi ro còn lại (sau khi đã thực hiện biện pháp kiểm soát) và đề xuất áp dụng kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro hoạt động.
RCSA được thực hiện bởi chính các nhân viên ngân hàng, ở mọi cấp độ, để đảm bảo RRHĐ ở đơn vị được đánh giá đầy đủ, giảm thiểu phù hợp với khẩu vị RRHĐ đã được thiết lập. Do đó để thực hiện RCSA các ngân hàng phải thiết lập quy trình ban hành phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban.
1.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC)
Là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân của các sự kiện RRHĐ (bao gồm cả SKRRHĐ bên trong và bên ngoài ngân hàng) nhằm mục tiêu nhận diện, đo lường và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời.
Việc theo dõi dữ liệu sự kiện tổn thất rất quan trọng đối với việc xây dựng và vận hành hệ thống đo lường RRHĐ. Việc thu thập và phân tích các dữ liệu tổn thất nội bộ cung cấp thông tin quản lý cho quá trình quản trị rủi ro hoạt động , phân tích nguyên nhân, đưa ra bài học để tránh lặp lại trong tương lai. Ngồi ra đây cịn là cơ sở cho việc phân tích định lượng và tính tốn phân bổ vốn cho RRHĐ.
1.4.3. Các chỉ số rủi ro (KRIs)
Là quá trình thiết lập các chỉ số rủi ro trọng yếu, theo dõi và giám sát nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và thực hiện các kế hoạch hành động giảm thiểu RRHĐ.
Chỉ số rủi ro có thể là các số liệu thống kê và/hoặc ma trận, thường thuộc lĩnh vực tài chính, và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro nội tại của một ngân hàng. Các chỉ số rủi ro đảm bảo việc đo lường RRHĐ được chính xác đồng thời đảm bảo việc cảnh báo rủi ro tới cá đơn vị kinh doanh được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Các chỉ số này thường được xem xét định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) để cảnh báo các ngân hàng về các thay đổi có thể là dấu hiệu của rủi ro.
Bảng 1.1: Chỉ số đo lường rủi ro hoạt động
Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro(KRIs)
Gian lận Số lượng gian lận nội bộ
Số lượng gian lận bên ngoài Khiếu nại và tranh chấp của
khách hàng
Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp Số lượng báo cáo khiếu nại vượt quá X ngày Các vị trí bỏ trống Tỷ lệ phần trăm nhân viên bỏ trống
Số lượng các vị trí bỏ trống hơn X ngày
Chính sách sản phẩm Số lượng sản phẩm dịch vụ đưa ra nhưng khơng hồn thành đúng chương trình sản phẩm.
Số lượng sản phẩm được triển khai quá chậm. Lỗi, sai sót Số lượng tiền mặt thừa thiếu
Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót Xử lý giao dịch Khối lượng giao dịch
Số nợ quá hạn trong q trình chờ xử lý
Cơng nghệ thơng tin Số lượng và độ dài thời gian ngừng hoạt động của hệ thống theo kế hoạch
Số lượng và độ dài thời gian ngừng hoạt động của hệ thống không theo kế hoạch
Vi phạm quy định Số lượng vi phạm, phạt/cảnh cáo những vi phạm những quy định của ngân hàng/pháp luật.
Nguồn: KPMG international 2007 1.4.4. Phân tích kịch bản
Là phương pháp xây dựng các tình huống giả định về các sự kiện RRHĐ nghiêm trọng có thể xảy ra theo ý kiến chuyên gia để phân tích khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng từ đó có kế hoạch dự phịng, biện pháp kiểm sốt phù hợp.
Là quá trình thu thập, phân tích các báo cáo kiểm toán nội bộ và bên ngoài nhằm nhận diện RRHĐ đã xảy ra hoặc RRHĐ tiềm ẩn thông qua việc phát hiện các
điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.4.6. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng có ba phương pháp:
1.4.6.1. Phương pháp chỉ số cơ bản
Các ngân hàng sử dụng Phương pháp này phải duy trì vốn tự có cho rủi ro tác nghiệp tương ứng bằng một tỷ lệ cố định nào đó (ký hiệu là α) của lợi nhuận gộp hàng năm bình quân, trong thời gian 3 năm. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phịng, khơng bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.
Phương trình 1.1. Vốn dự phịng rủi ro hoạt động theo Phương pháp chỉ số cơ bản KBIA= GI x α
Trong đó:
KBIA: Vốn u cầu phải dự phịng cho rủi ro hoạt động theo Phương pháp BIA GI : Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian ba năm trước đó. α = 15%. Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành.
(Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, tr156) 1.4.6.2. Theo phương pháp chuẩn hóa
Trong Phương pháp Chuẩn hố, các hoạt động ngân hàng được chia thành 8 mảng dịch vụ: tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán, dịch vụ đại lý, quản lý tài sản, và môi giới bán lẻ. Trong mỗi mảng dịch vụ, lợi nhuận gộp là một chỉ số phản ánh quy mô hoạt động của mảng dịch vụ đó, do vậy, cũng phản ánh mức độ rủi ro tác nghiệp của mỗi
nhuận gộp với một hệ số (hệ số beta cho trước) áp dụng cho mảng dịch vụ đó. Hệ số beta phản ánh tương quan trong phạm vi toàn ngành giữa các tổn thất từ rủi ro tác nghiệp ghi nhận trong thực tế với quy mô lợi nhuận gộp của ngành ấy với mỗi một loại hình dịch vụ. Cần phải lưu ý rằng, trong Phương pháp Chuẩn hoá, lợi nhuận gộp được đo lường cho mỗi mảng dịch vụ, chứ khơng tính chung cho cả ngân hàng, cụ thể là: trong mảng tài chính doanh nghiệp, chỉ số này là toàn bộ lợi nhuận gộp thu được từ hoạt động tài chính doanh nghiệp của ngân hàng
Bảng 1.2 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động
Lĩnh vực kinh doanh Hệ số Beta (%)
Tài trợ doanh nghiệp 18
Thương mại và bán hàng 18
Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12
Hoạt động ngân hàng thương mại 15
Thanh toán 18
Dịch vụ đại lý 15
Quản lý tài sản có 12
Mơi giới bán lẻ 12
(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards)
Phương trình 1.2. Vốn dự phịng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn:
KTSA = Σ (GI1-8 x β1-8)
KTSA = yêu cầu về vốn theo Phương pháp Chuẩn hoá
GI1-8 = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, được xác định như trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản, cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ.
β1-8 = là một tỷ lệ phần trăm cố định, do Uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ.
Hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel II.
1.4.6.3. Phương pháp đo lường nâng cao (AMA)
Trong phương pháp AMA, yêu cầu về vốn pháp định sẽ bằng độ lớn của rủi ro theo kết quả đo lường của hệ thống đo lường rủi ro tác nghiệp của ngân hàng, với điều kiện hệ thống đó đạt được các tiêu chuẩn định tính và định lượng đối với Phương pháp AMA. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Uỷ ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chấp thuận.
Tuỳ thuộc vào việc phê chuẩn của cơ quan quản lý ngân hàng, một ngân hàng đang lựa chọn sử dụng từng phần có thể quyết định những phần hoạt động nào sẽ áp dụng AMA theo từng mảng nghiệp vụ, theo cấu trúc pháp lý, theo vùng địa lý hoặc các cơ sở xác định nội bộ khác. Ngân hàng áp dụng phương pháp AMA có thể sử dụng một cơ chế phân bổ cho mục đích quyết định yêu cầu về vốn cho các chi nhánh của mình. Phương pháp này ít thơng dụng hơn so với phương pháp chuẩn TSA.
1.4.7. Một số cơng cụ phân tích rủi ro khác
Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRHĐ như: thuê các tổ chức khác để quản trị RRHĐ, sử dụng các phần mềm quản trị như phần mềm CLS (continuous linked settlement), Excell hoặc Crystal Ball... Đồng thời có thể thực hiện quản trị RRHĐ theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Một số ngân hàng khác thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRHĐ, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VÂN ĐỒN 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
* Thông tin chung về ngân hàng:
- Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
- Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng
- Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018)
- Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hồn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
* Quá trình hình thành và phát triển:
Vietinbank tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Căn cứ vào Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 14/11/1990 Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) chính thức được thành lập vào ngày 03/07/2009 theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 142/GP- NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103038874 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Vietinbank được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, NHTM Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 09 năm 1996 thành lập lại theo mơ hình tổng cơng ty Nhà nước.
Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 155 chi nhánh (150 chi nhánh hỗn hợp và 05 chi nhánh Bán lẻ) trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Vietinbank có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào, 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, 07 Cơng ty hạch tốn độc lập (Cơng ty Cho thuê Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá q, Cơng ty TNHH MTV Cơng đồn) và 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực).
Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ JCB, VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.
Vietinbank tự hào là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Với sứ mệnh lịch sử là trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, Vietinbank từng bước phát triển vượt bậc và vươn lên vị trí dẫn đầu NHTM tại Việt Nam với tổng tài sản đạt 1.164 nghìn tỷ đồng. Vietinbank tự hào được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương độc lập hạng nhất nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị của Vietinbank, có tồn quyền nhân danh Vietinbank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietinbank, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng.
Ban kiểm sốt là cơ quan thay mặt các cổ đông để giám sát hoạt động và việc tuân thủ quy định Pháp luật và Điều lệ Vietinbank trong việc quản trị và điều hành Vietinbank; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Ban kiểm sốt được sử dụng các quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Vietinbank. Ban kiểm sốt có vai trị thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Ban Điều hành chịu trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Vietinbank theo Điều lệ Vietinbank và Quy chế Tổ chức và hoạt động Ban Điều hành. Ban Điều hành chịu sự lãnh đạo, quản lý, giám sát trực tiếp và toàn diện của Hộ đồng quản trị.
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức Vietinbank
Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html)
Ban Điều hành Hội đồng Quản trị
Có tổng 04 ủy ban thuộc HĐQT:
1. UB Nhân sự, Tiền lương, Khen thưởng 2. UB Quản lý Rủi ro
3. UB Chính sách
4. UB Quản lý Tài sản nợ -Tài sản có ALCO)
Có tổng 04 hội đồng thuộc Ban Điều hành: 1. Hội đồng Tín dụng
2. Hội đồng Quản lý Tài sản nợ -Tài sản có 3. Hội đồng Quản lý rủi ro
4. Hội đồng Quản lý vốn
Ban Thư ký HĐQT & Quan hệ cổ đơng Văn phịng HĐQT
Kiểm tốn nội bộ Ban Kiểm soát
Ban chiến lược &
Quản trị thay đổi Ban thương hiệu
Khối Pháp chế và tuân thủ Khối Kinh doanh vốn & Thị trường Các Phòng /Ban khác Khối Công nghệ Thôn g tin Khối nhân sự Chi nhánh Công ty con Khối Khách hàng Doanh nghiệp Khối Bán lẻ Khối Vận hành Khối Quản lý rủi ro Khối Phê duyệt tín dụng Khối Marketing và Truyền thơng Khối Tài Chính
2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh
Bám sát những định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua, HĐQT Vietinbank đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp kinh doanh , linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, thúc đẩy triển khai mạnh mẽ các giải pháp kinh doanh hướng tới mục tiêu tăng trưởng an tồn, bền vững.
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2017-2018
Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2018 so với 31/12/2017 Kế hoạch năm 2018 So kế hoạch 2018 +/- +/-%
Tổng tài sản 1.095.061 1.164.435 69.374 6,3% Tăng trưởng
6%-8% Đạt Dư nợ tín dụng 837.180 888.216 51.035 6,1% Tăng trưởng 8%-9% Chưa đạt Nguồn vốn huy động 752.935 825.816 72.881 9,7%
Từ khóa » Chỉ Số Kris
-
Phân Biệt KRI Và KPI Trong Quản Trị Doanh Nghiệp
-
Top 15 Chỉ Số Kris
-
PHÂN BIỆT KRI & KPI TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
-
Phân Biệt KRI Và KPI Trong Quản Trị Doanh Nghiệp
-
Kri Là Gì
-
Phân Biệt KRI Và KPI Trong Quản Trị Doanh Nghiệp - ONLINE OFFICE
-
Kpi Nhé, Đừng Nhầm Lẫn Với Kri Là Gì ? Một Phân Biệt Kri, Pi Và Kpi
-
Kri Là Gì - Game Mobile
-
[PDF] ài Viết Phân Tích Quy Rủi Ro Chính (KRIs– Key
-
KPI Theo Từng Vị Trí - Thư Viện Quản Trị Nhân Sự
-
Chỉ Số đo Lường Hiệu Suất - KPI: Định Nghĩa, Phân Loại, Thiết Lập ...
-
[PDF] BÀI 4 RỦI RO HOẠT ĐỘNG - Topica
-
KEY RISK INDICATORS Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch - Tr-ex