Các Chỉ Số Siêu âm Thai Nhi Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Các chỉ số siêu âm thai nhi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi. Thông qua các chỉ số này, mẹ và bác sĩ dễ dàng theo dõi sức khỏe của bé, đồng thời có những can thiệp, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Menu xem nhanh:
- 1. Chỉ số siêu âm thai nhi có ý nghĩa thế nào?
- 2. Các mốc siêu âm quan trọng mẹ cần nắm vững
- 2.1. 4 tuần đầu tiên
- 2.2. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7
- 2.3. Từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 20
- 2.4. Từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 32
- 3. Những lưu ý khi siêu âm thai nhi
1. Chỉ số siêu âm thai nhi có ý nghĩa thế nào?
Trên kết quả siêu âm thai, thông thường chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều ký hiệu được viết tắt. Đây được gọi là những chỉ số siêu âm của thai nhi. Việc tìm hiểu và nắm vững thông tin đó là vô cùng quan trọng. Từ đây mẹ sẽ có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi một cách toàn diện. Một số chỉ số bao gồm: Đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, số cân nặng của thai nhi…
Phần lớn các chỉ số của kết quả siêu âm đều là tên viết tắt của các thuật ngữ tiếng Anh. Hiện tại có rất nhiều thuật ngữ, tuy nhiên trong số đó mẹ chỉ cần nắm vững những mục quan trọng dưới đây:
– GA (viết tắt của gestational age): Tuổi thai tính từ thời điểm ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
– CRL (viết tắt của Crown rump length): Chiều dài tính từ đầu mông.
– BPD (viết tắt của Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh ở mặt cắt vòng đầu lớn nhất của bé.
– FL (viết tắt của Femur length): Chiều dài của xương đùi.
– EFW (viết tắt của Estimated fetal we ight): Cân nặng ước tính của thai nhi.
– GSD (viết tắt của Gestational sac diameter): Đường kính túi thai thường được đo trong giai đoạn tuần đầu thai kỳ.
Để hiểu rõ hơn về kết quả siêu âm của thai nhi, mẹ có thể tham khảo ngay bảng chỉ số tiêu chuẩn. Lưu ý từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài đầu mông của bé sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu chân.
2. Các mốc siêu âm quan trọng mẹ cần nắm vững
2.1. 4 tuần đầu tiên
Ở giai đoạn này, phôi thai mới phát triển nên còn rất nhỏ, do vậy việc siêu âm được sử dụng cho mục đích kết luận mẹ có mang thai hay không chứ chưa thể theo dõi các chỉ số của thai nhi.
2.2. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7
Ở giai đoạn này, phôi thai đã có sự hình thành nhất định, cùng với đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường kính túi thai. Mốc thời gian tuần thứ 7 trở đi thì có thể đo chiều dài đầu mông của em bé.
2.3. Từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 20
Sau tuần thứ 7, thai nhi đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, chính vì vậy thông qua siêu âm, bác sĩ đã có thể xác định được nhiều chỉ số như: Chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, khối lượng thai ước đoán…
2.4. Từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 32
Ở giai đoạn này, thai nhi gần như đã hoàn thiện đầy đủ hết về mặt cấu trúc. Việc siêu âm lúc này chủ yếu có vai trò để đánh giá sự phát triển của con. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem dây rốn có đảm nhiệm tốt nhiệm vụ vận chuyển nuôi tế bào hay không, vị trí của nhau thai. Ngoài ra, khối lượng và tình trạng nước ối đục hay trong cũng được quan sát chi tiết.
3. Những lưu ý khi siêu âm thai nhi
Ngoài những dấu mốc định kỳ, mẹ có thể thực hiện thăm khám thêm để có thể theo dõi sức khỏe thai nhi một cách toàn diện nhất. Thực chất, bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao nên hoàn toàn vô hại. Ngoài ra, việc sử dụng đầu dò để thu hình ảnh thai cũng là một phương pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý chỉ siêu âm ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng siêu âm.
Bên cạnh thời điểm, đừng quên lựa chọn địa chỉ uy tín và chất lượng để có kết quả chính xác nhất. Trình độ bác sĩ hay trang thiết bị hiện đại sẽ là yếu tố đầu tiên mẹ cần lưu tâm.
Trên đây là toàn bộ thông tin mẹ cần biết về các chỉ số siêu âm thai nhi. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, mẹ bầu đã được cung cấp những kiến thức quan trọng về siêu âm thai nhi để có thể chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Bên cạnh đó, các chỉ số thai nghén liên tục thay đổi theo từng tuần thai. Chính vì vậy nếu thấy chỉ số của con có sự thấp hơn một chút so với mức trung bình thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống đủ chất cũng như luôn giữ tinh thần thoải mái để giúp con được khỏe mạnh. Chúc cho quá trình vượt cạn của các mẹ bầu diễn ra thành công!
Từ khóa » Các Chỉ Số Khi Siêu âm Thai
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Mẹ Cần Biết Và ý Nghĩa Của Chúng
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Bật Mí Về Các Chỉ Số Siêu âm Thai Nhi
-
Bác Sĩ Giải đáp Tỉ Mỉ Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần | Medlatec
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Và Những điều Mẹ Bầu Nên Biết - AiHealth
-
Đường Kính Lưỡng đỉnh - Chỉ Số Quan Trọng Nhất Khi Siêu âm Thai
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Chi Tiết Theo Từng Tuần - MarryBaby
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Siêu âm Thai
-
Siêu âm Thai Và Các Chỉ Số Thai Nhi 37 Tuần - Con Cưng
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 22
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 35
-
ĐƯỜNG KÍNH LƯỠNG ĐỈNH - CHỈ SỐ QUAN TRỌNG NHẤT ...