Các Chỉ Số Thai Nhi Mẹ Cần Biết Và ý Nghĩa Của Chúng

1. Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Có rất nhiều các thuật ngữ cho biết chỉ số phát triển của thai nhi. Dưới đây là một vài thuật ngữ và chữ cái viết tắt của các chỉ số thai nhi quan trọng cho mẹ bầu tham khảo:

  • GA: số tuổi của thai tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.

các chỉ số thai nhi mẹ bầu nên tìm hiểu

GA là chỉ số cho biết độ tuổi của thai nhi từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối cùng

  • CRL: chiều dài đầu mông.

  • BPD: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang.

  • FL: độ dài xương đùi.

  • EFW: ước tính số cân của thai nhi.

  • TTD: đường kính đo ngang bụng.

  • APTD: đường kính đo ở trước và phía sau bụng của thai.

  • HC: chu vi của đầu thai nhi.

  • AC: chu vi của vòng bụng.

  • AF: nước ối.

  • AFI: chỉ số nước ối.

  • OFD: đường kính của xương chẩm, được đo tại mặt cắt to nhất tính từ trán ra phía sau gáy hộp sọ của bé.

  • EDD: ngày sinh dự đoán.

2. Những giai đoạn quan trọng mẹ bầu phải đi Siêu âm

2.1. Ba tháng đầu tiên

3 tháng đầu thai kỳ được tính bắt đầu từ tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày. Các chỉ số thai nhi lúc này rất quan trọng bởi chúng cung cấp những thông tin cực kỳ quan trọng:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết của thai nhi: kiểm tra xem thai còn sống hay chết; thai nhi đã vào đúng vị trí hay chưa? Số thai nhi trong bụng? Số tuổi thai chuẩn xác dựa theo chiều dài đầu mông.

  • Siêu âm trong giai đoạn này quan trọng bởi đây là thời điểm vàng giúp phát hiện những bất thường của thai nếu có, là thời điểm có thể đo được khoảng sáng sau gáy giúp dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể (bệnh down, dị dạng tim,…)

siêu âm thai giúp kiểm tra thai nhi phát triển ở mức độ nào

Siêu âm giai đoạn đầu của thai kỳ giúp cung cấp những thông tin cần thiết của thai nhi

Bên cạnh đó, siêu âm dị tật thai nhi giúp kiểm tra được những dị tật thai nhi khác như:

  • Dị tật trong hệ thần kinh: thai không sọ, không có phân chia não trước, bị nứt đốt sống,…

  • Bất thường xảy ra tại hàm mặt, môi, mắt như khe hở trong vòm miệng, hở môi - hàm ếch,…

  • Dị tật ở tim và trong lồng ngực: tứ chứng fallot hoặc đảo gốc động mạch hoặc thiểu sản thất trái,…

  • Dị tật xảy ra ở bụng: thoát vị rốn,…

  • Dị tật tại xương, chân tay: loạn sản xương hay thiểu sản xương hay tạo xương bất toàn, khiếm khuyết về tứ chi,…

2.2. Thai nhi ở tuần thứ 18 - 23

Trong giai đoạn này, thai nhi về cơ bản đã có sự phát triển toàn diện những cơ quan trong cơ thể, lượng nước ối cũng nhiều hơn giúp theo dõi dễ dàng hình thái thai nhi. Đây được xem là giai đoạn siêu âm tiêu chuẩn nhằm đánh giá toàn bộ sự phát triển của thai nhi:

  • Thời điểm quan trọng giúp phát hiện những bất thường về hình thái, kết luận những nghi ngờ trước đó về sự bất thường của thai nếu có. Đây cũng là thời điểm cuối cùng để quyết định xem có đình chỉ thai hay không (trước tuần 28).

  • Đa phần những bất thường mặt hình thái được đánh giá chuẩn xác trong giai đoạn này. Các bác sĩ sẽ siêu âm và quan sát lần lượt các bộ phận, đưa ra các chỉ số thai nhi nhằm kết luận toàn bộ.

  • Đánh giá những bất thường trong hệ thần kinh như dị thường trong ống thần kinh, vô não, não úng thủy, não bé,…

  • Bất thường ở hàm mặt: thời điểm này sẽ cho kết quả siêu âm rõ ràng hơn trong 3 tháng đầu. nhất là những bất thường trong ổ mắt.

  • Bất thường trong tim mạch: trong thời điểm này, siêu âm có thể quan sát được tim rõ ràng cũng như cấu trúc của tim giúp chẩn đoán đa số những bất thường từ đơn giản cho đến phức tạp: bệnh ebsteins, rối loạn nhịp tim,…

  • Bất thường ở lồng ngực như thoát vị hành, tràn dịch màng phổi,…

  • Bất thường trong ổ bụng, ruột cùng thành bụng gồm có: hẹp thực quản, hẹp dạ dày, gan to, lá lách to,…

  • Bất thường trong tiết niệu, thận bao gồm không có thận, tắc nghẽn trong đường tiểu,…

  • Bất thường trong các cơ xương và các chi: giai đoạn này cho phép quan sát rõ rệt hơn tứ chi để dễ dàng nhận biết những dị tật như nhiều ngón tay, chân,...

2.3. Ba tháng cuối: tuần thứ 30 đến tuần 32

  • Đây là thời điểm thai nhi phát triển toàn diện, đầy đủ về mặt cấu trúc và có tốc độ phát triển nhanh.

  • Siêu âm trong thời điểm này giúp đánh giá sự phát triển của trẻ, vị trí của thai nhi, nước ối, dây rốn và sự phát triển ở tử cung của mẹ,…

  • Những bất thường có thể được tìm ra thêm hoặc kết luận chi tiết, rõ rệt hơn so với giai đoạn trước gồm có: suy dinh dưỡng của bào thai, bất thường trong hệ sinh dục, van tim, não,...

các chỉ số thai nhi cần kiểm tra kỹ lưỡng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối của thai kỳ giúp đánh giá chính xác và chi tiết tình hình hiện tại của thai nhi trước khi chào đời

3. Phòng tránh những dị tật thai nhi

Theo thống kê cho thấy rằng khoảng 33 trẻ em được sinh ra sẽ có 1 bé mắc những dị tật bẩm sinh. Đa phần những dị tật bẩm sinh này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ và một vài dị tật khác có thể diễn ra muộn hơn. Thế nên việc sàng lọc trước khi sinh cũng như sàng lọc sơ sinh có vai trò rất quan trọng.

Mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt, tư vấn và khám thai theo định kỳ, có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Nên bổ sung cho bà bầu những loại thực phẩm dồi dào acid folic.

Nếu trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai, phát hiện mẹ bầu mắc các bệnh như cúm hoặc Rubella phải cần được xem xét việc đình chỉ thai hoặc thực hiện sàng lọc trước khi sinh định kỳ để kịp thời theo dõi quá trình tiến triển của thai nhi.

mẹ bầu nếu mắc các bệnh truyền nhiễm cần kiểm tra thai kỳ kỹ lưỡng

Mẹ bầu mắc bệnh cúm hoặc rubella trong giai đoạn đầu cần xem xét đến việc đình chỉ thai nếu cần

Các chỉ số thai nhi có vai trò rất quan trọng cho biết toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở khám thai cũng quan trọng không kém bởi điều này ảnh hưởng đến kết quả thăm khám và việc chăm sóc cho mẹ và bé.

Từ khóa » Các Chỉ Số Khi Siêu âm Thai