Các Chỉ Tiêu Về Giáo Dục Tiến Tới Hoàn Thành Mục Tiêu Phát Triển Thiên ...

Năm 2015, tổng kết 15 năm thực hiện MDGs, Việt Nam khẳng định đã hoàn thành sớm 3 mục tiêu quan trọng trong tổng số 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đó là: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1); Phổ cập giáo dục tiểu học (MDG2); Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG3).Nhưng cho đến thời điểm hiện tại hầu hết các MDGs cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đều chưa  đạt được, cụ thể là: 

- Tỷ lệ nghèo của đồng bào DTTS còn quá cao(trên 50% năm 2012; 48,7% năm 2013) và đến năm 2015 không thể giảm được xuống còn khoảng 1/3 (29%) so với năm 1990 (86,4%). Trong khi đó, vẫn còn khoảng 10% hộ DTTS rơi vào tình trạng không chủ động được vấn đề lương thực để đảm bảo cuộc sống.

- Suy dinh dưỡng trẻ em DTTS ở tất cả các thể rất đáng lo ngại. Chỉ tính riêng tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 5 tuổi của DTTS là 22%, cao hơn gần 7% so với bình quân chung cả nước, trong đó tập trung ở hai vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống là miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ này ở một số DTTS là: 28,6% (Ê Đê), 33,9% (Mông), 40,03% (Mảng), 44% (La Hủ), 47,37% (Cờ Lao),...

- Mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đối với DTTS vẫn còn nhiều thách thức. Các chỉ tiêu về nhập học đúng độ tuổi, hoàn thành bậc học bậc tiểu học của DTTS tại ba vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống (Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long) còn thấp hơn khá nhiều so với bình quân chung của cả nước. Tình trạng không biết chữ trong DTTS còn rất cao (16,2% nếu tính từ 10 tuổi trở lên). Bên cạnh đó, hiện vẫn còn 14 tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống có tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước đã và đang thuộc diện đối tượng của Chương trình chống mù chữ quốc gia.

- Mục tiêu về bình đẳng nam nữ trong DTTS chậm được cải thiện so với những bước tiến chung của cả nước. Nữ giới DTTS vẫn thiệt thòi hơn so với nam giới trong tiếp cận với giáo dục và càng ở độ tuổi lớn, trình độ học vấn cao thì khoảng cách bất bình đẳng càng rộng hơn. Tỉ lệ biết chữ của phụ nữ và trẻ em gái DTTS  là 78,3%. Tỉ lệ mù chữ ở phụ nữ DTTS cao hơn nam giới DTTS (31% phụ nữ so với 18% nam giới DTTS chưa từng đến trường). Sự tham chính của nữ giới, trong đó đặc biệt là nữ giới DTTS thấp hơn ít nhất 3 - 4 lần so với nam giới.

- Tỷ lệ nghèo cao, điều kiện sống khó khăn cùng với khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội hạn chế và nhiều nguyên nhân khác, dẫn đến tỷ lệ tử vong sơ sinh ở nông thôn miền núi cao hơn hai lần so với nông thôn đồng bằng và ở các DTTS (26,3‰) cao hơn gấp 2 lần so với người Kinh và cao hơn so với bình quân chung cả nước (15,3‰). Đồng thời, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cũng còn khoảng 35‰, cao hơn 11‰ so với cả nước. Ngoài một số dân tộc như Khmer, Thái, Mường, Tày, các dân tộc còn lại đều có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và rất cao, đặc biệt là dân tộc Mông.

-Tỷ suất tử vong mẹ đối với DTTS cao gấp gần 2 lần so với bình quân chung cả nước. Tỷ lệ ca sinh có hỗ trợ của cán bộ y tế có tay nghề đối với phụ nữ DTTS chỉ đạt 88%, thấp hơn 9% so với bình quân chung cả nước (tập trung  ở hai vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc). Chỉ có 80% phụ nữ DTTS được khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ (75% ở miền núi phía Bắc và 81% ở Tây Nguyên).

-HIV/AIDS lại đang có những diễn biến phức tạp và có động thái gia tăng tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trong số 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV tính trên 100.000 dân cao nhất năm 2012, đã có 7 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, vùng được ghi nhận có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất, hiện ở mức trên 1% dân số.

- Những thách thức về đảm bảo bền vững môi trường vẫn đang hết sức nan giải đối với vùng DTTS và miền núi. Mất rừng, giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) vẫn chưa được kiểm soát trong khi tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch (22,0%) và hố xí hợp vệ sinh (27,5%) rất thấp, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

- Việt Nam đã xây dựng được quan hệ đối tác phát triển quốc tế để hỗ trợ giảm nghèo cho DTTS nhưng thách thức vẫn còn ở phía trước. Đến nay, mới chỉ có các định chế tài chính quốc tế và các đối tác phát triển (song phương, đa phương) tham gia tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho DTTS, tuy nhiên nguồn lực hỗ trợ trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình đang có xu hướng giảm rõ rệt. Vai trò của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự còn hạn chế. Bên cạnh đó, những thách thức giảm nghèo cho DTTS vẫn rất nan giải, vì ngoài những thách thức truyền thống còn xuất hiện thêm những thách thức mới như biến đổi khí hậu, bẫy thu nhập trung bình.

Trước tình hình trên, ngày 10/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Quyết định này gồm 13 chỉ tiêu cụ thể, trong đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo có 5 chỉ tiêu trực tiếp cụ thể hóa MDG2 và MDG3.

2. Ngành Giáo dc và Đào to thc hin các ch tiêu v giáo dc tiến ti hoàn thành các Mc tiêu phát trin Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015

Thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/11/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (Quyết định số 5596/QĐ-BGDĐT ngày 24/11/2016). Kế hoạch của Ngành đã đề ra các mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện 5 chỉ tiêu về giáo dục đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu từ năm 2016 - 2020

- Mục tiêu 1: Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đối với các DTTS

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học của từng  DTTS trên 94%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học của từng DTTS  trên 94%;

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ người từ 15 tuổi đến 60 tuổi biết chữ của từng DTTS trên 92%.

- Mục tiêu 2: Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đối với các DTTS

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ của từng DTTS dưới 20%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ học sinh nữ DTTS (trong tổng số học sinh DTTS) ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên 45%.

Phấn đấu bình quân các chỉ tiêu tăng hoặc giảm từ 0,5 đến 1%/năm.

Định hướng đến năm 2025

- Mục tiêu 1: Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đối với các DTTS

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học của từng DTTS trên 97%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học của từng DTTS trên 97%;

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ người từ 15 tuổi đến 60 tuổi biết chữ của từng DTTS  trên 98%.

- Mục tiêu 2: Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đối với các DTTS

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ của từng DTTS  dưới 10%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ học sinh nữ DTTS(trong tổng số học sinh DTTS) ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 50%;

Phấn đấu bình quân các chỉ tiêu tăng hoặc giảm từ 0,5 đến 1%/năm.

Căn cứ Quyết định số 5596/QĐ-BGDĐT của ngành Giáo dục, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch xác định chỉ tiêu,tích cực triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhằm hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương.  

Ngô Thị Phong Vân Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc (Tổng hợp từ nguồn của Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT) 

Từ khóa » Mục Tiêu Mdgs