Các Chủ Thể Tham Gia Hoạt động Thu Ngân Sách Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Ngân sách nhà nước là một đạo luật được cơ quan lập pháp làm ra theo một trình tự riêng, không hoàn toàn giống với trình tự lập pháp thông thường. Đồng thời cơ quan lập pháp cũng quy định việc các cơ quan, chủ thể nào được tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước. Vậy pháp luật quy định có những chủ thể tham gia hoạt động thu ngân sách nhà nước? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần thiết về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Luật Ngân sách Nhà nước 2015.
1. Các chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách Nhà nước
Các chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 55, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 quy định về tổ chức thu ngân sách nhà nước: “Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.”
Qua điều luật trên ta có thể thấy:
Hải quan: Là cơ quan có trách nhiệm thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế VAT đối với hàng nhập khẩu, thế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu và các khoản thu khác thuộc phạm vi qui định của pháp luật.
Cơ quan thuế: Có trách nhiệm thu thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật trừ các khoản thuế mà hải quan đã thu.
Cơ quan tài chính và các cơ quan khác: sẽ tiến hành thu các khoản thu còn lại cho ngân sách nhà nước theo sự cho phép của Chính phủ hay được Bộ tài chính ủy quyền (Tòa án thu án phí, Bệnh viện thu viện phí, Phòng chông chứng thu phí công chứng).
Các chủ thể đóng góp vào ngân sách nhà nước: Các chủ thể có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
Các phương thức thu ngân sách nhà nước:
Theo quy định tại thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước:
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh cố định, những đối tượng mà có thể quản lý được trên giấy tờ.
Quy trình thu:
– Cơ quan thu sẽ gởi thông báo thu đến đối tượng nộp. Thông báo nêu rõ ai nộp, lý do, số tiền, thời gian nộp.
– Dựa trên thông báo của cơ quan thu, đối tượng nộp đến nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu. Kho bạc Nhà nước sau khi thu đủ tiền phải giao 2 biên lai thu tiền cho đối tượng nộp.
– Đối tượng nộp lại 1 biên lai cho cơ quan thu và tự quản lý biên lai còn lại để chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Thu thông qua cơ quan thu:
Đối tương áp dụng: Đối tượng không có địa điểm kinh doanh cố định, hộ tiểu thương có mức thu nhập nhỏ, để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp thuế nhà đất, các khoản thu khác ở các địa bàn cửa khẩu, nơi không tổ chức được điểm thu của Kho bạc Nhà nước.
Quy trình thu:
– Thông báo thu đến đối tượng nộp. Thông báo nêu rõ ai nộp, lý do, số tiền, thời gian nộp
– Đối tượng nộp theo thông báo thu sẽ đến nộp tiền trực tiếp tại cơ quan thu. Cơ quan thu có nghĩa vụ bố trí cán bộ thu. Sau khi thu tiền cán bộ thu có nghĩa vụ xuất biên lại cho đối tượng nộp.
– Cơ quan thu có nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thu được cho Kho bạc Nhà nước.
2. Quy định về ngân sách nhà nước
2.1. Định nghĩa vè Ngân sách Nhà nước
Định nghĩa theo phương diện kinh tế: Ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thực hiện trong thời gian nhất định, thường là một năm.
+ Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia. Do đó phải được quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế. Hơn thế nữa, quốc hội còn là người giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyết toán ngân sách hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách đã kết thúc.
+ Hai là ngân sách nhà nước chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn một năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Khoảng thời gian này được pháp luật quy định nhằm giới hạn rõ thời gian thực hiện bản dự toán ngân sách nhà nước và được gọi là “ năm ngân sách ” hay “ tài khoá ”, thực chất là niên độ ngân sách. Trước đây, trong giai đoạn đầu của lịch sử ngân sách, các nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến thường không quy định niên độ ngân sách và điều này dẫn đến sự tuỳ tiện, độc đoán của nhà nước trong việc tổ chức thu nộp và chi tiêu ngân sách.
Định nghĩa theo phương diện pháp lý:
Theo quy định tại Khoản14, Luật Ngân sách Nhà nước 2015: ” Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
+ Thứ nhất, ngân sách nhà nước là đạo luật được cơ quan lập pháp làm ra theo một trình tự riêng, không hoàn toàn giống với trình tự lập pháp thông thường.
+ Thứ hai, hiệu lực về thời gian của đạo luật ngân sách bao giờ cũng được xác định rõ là một năm, trong khi hiệu lực của các đạo luật thông thường là vô thời hạn.
2.2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia. Do đó phải được quốc hội, với tư cách người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế. Hơn thế nữa, quốc hội còn là người giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách nhà nước và có quyền phê chuẩn bản quyết toán ngân sách hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách kết thúc.
Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải là mọt bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật. Theo thông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước đã được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và bạn bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Quá trình “ luật hoá ” bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lí giữa ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách của các chủ thể khác.
Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội. Việc thiết lập quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của chính phủ đã trở thành nguyên tắc hiến định, thực chất là nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước. Sự kiểm soát thường xuyên của quốc hội đối với chính phủ trong lĩnh vực này cũng là phương cách để củng cố và đề cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước, góp phần quản trị tốt nên tài chính công trong đó dân chúng đóng vai trò quyết định.
Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đăng cấp xã hội nào. Lợi ích chung là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc tiến hành các nghiệp vụ tài chính (nghiệp vụ thu, chi ngân sách) của chính phủ mà ở đó chính phủ luôn tìm cách thoả mãn tối đa các nhiệm vụ chi, tiêu đã được hoạch định và cho phép thực hiện bởi quốc hội. Đôi khi, vì mục tiêu thoả mãn lợi ích chung của toàn thể quốc gia mà chính phủ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ chí không chắc chắn đem lại một lợi ích cụ thể nào cho riêng mình.
Thứ năm, ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Mối tương quan này thường nghiêng về phía cơ quan lập pháp, bởi lẽ vai trò áp đảo của cơ quan lập pháp so với cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách đã được ghi nhận trong hiến pháp và đạo luật ngân sách nhà nước ở mỗi quốc gia như một nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công hiện đại. Tuy nhiên, trong thực tiễn, đôi khi sự giảm sút vai trò của cơ quan lập pháp trong thời điểm nào đó sẽ khiến cho mối tương quan quyền lực giữa hai cơ quan này có xu hướng nghiêng về phía cơ quan hành pháp.
Như vậy có thể thấy Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể khắc họa ở ba khía cạnh chủ yếu: một là công cụ phân phối của nhà nước đối với lợi tức quốc gia; hai là công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế; ba là công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội. Vai trò đích thực của ngân sách nhà nước, suy cho cùng, chi phát huy tác dụng khi nó gắn với nhà nước và được thể chế hoá bởi nhà nước thông qua phương tiện pháp luật.
Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
+ Có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
Từ khóa » Các Chủ Thể Quản Lý Quỹ Ngân Sách Nhà Nước
-
Chủ Thể Tham Gia Trong Hoạt động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Nhà Nước
-
Khái Quát Về Quản Lý Quỹ Ngân Sách Nhà Nước
-
5 QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Nguyên Tắc ... - Luật Dương Gia
-
Nhiệm Vụ - Quyền Hạn - Kho Bạc Nhà Nước
-
Giới Thiệu KBNN - Kho Bạc Nhà Nước
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Theo Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Là Gì?
-
Quỹ Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Nội Dung Công Tác Quản Lý Quỹ NSNN
-
Các Loại Quỹ Ngoài Ngân Sách - Sở Tài Chính
-
Tìm Hiểu Về Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính
-
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì ? Quy định Về Phân Cấp ...
-
Khái Niệm Quỹ Tài Chính Nhà Nước Ngoài Ngân Sách? Phân Biệt ...
-
[PDF] LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - Topica
-
Luật Ngân Sách Nhà Nước 2015, Luật Số 83/2015/QH13 - LuatVietnam