Chủ Thể Tham Gia Trong Hoạt động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Trước 1951, quỹ ngân sách nhà nước do Ngân khố quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính. Năm 1951 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Nha ngân khố và Nha tín dụng sản xuất nên Ngân hàng quốc gia quản lý quỹ ngân sách nhà nước, đến năm 1986 cùng với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng, hoạt động này được giao cho ngân hàng chuyên doanh quản lý.
Ngày 04 tháng 01năm 1990 Hội đồng Bộ Trưởng ra Quyết định số 07/HĐBT giao cho Bộ Tài chính quản lý và thành lập hệ thống kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Hiện nay, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ quan có thẩm quyền thống nhất quản lý ngân sách nhà nước là Chính phủ. Bộ Tài chính là cơ quan chuyên môn quản lý trực tiếp quỹ ngân sách nhà nước.
Mục lục
1. Chính phủ, Bộ tài chính tham gia trong quá trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Chính phủ đảm nhận trách nhiệm quản lý quỹ ngân sách nhà nước, Bộ tài chính trực tiếp đứng ra thay mặt Chính phủ thực thi trách nhiệm này. Để đảm bảo hoạt động quả lý ngân sách nhà nước tiến hành một cách có hiệu quả, Bộ tài chính có các cơ quan quản lý chuyên môn thay mặt bộ quản lý từng lĩnh vực cụ thể.
2. Kho bạc nhà nước tham gia trong quá trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Kho bạc nhà nước là cơ qua quản lý Nhà nước với hoạt động chủ yếu là quản lý các quỹ tiền tệ, tài sản của Nhà nước và huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Hoạt động quản lý ngân sách nhà nước về phương diện quỹ được giao cho Kho bạc nhà nước thực hiện.
Kho bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
2.1. Chức năng của Kho bạc Nhà nước
– Kho bạc Nhà nước sẽ mở tài khoản và quản lý tài khoản của các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước, đảm nhận hoạt động cung ứng các hoạt động thanh toán qua KBNN.
– Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý quỹ ngân sách nhà nước, thực thi các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, điều hoà vốn trong hệ thống ngân sách nhà nước. – Hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, thông qua hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước
– Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của Kho bạc Nhà nước.
– Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết toán quỹ ngân sách nhà nước, nghiệp vụ hoạt động khác có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống nhất trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
– Kho bạc Nhà nước có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; hạch toán kế toán các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Tổ chức thực hiện công tác thống kê Kho bạc Nhà nước và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước.
– Tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ thác của các đơn vị. – Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
– Hiện đại hoá hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước:
– Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
– Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước
Không có cấp xã, có con dấu. Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính, có cơ cấu tổ chức như sau: – Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc
– Kho bạc Nhà nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.
– Kho bạc Nhà nước ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước còn phải phối hợp với một số cơ quan nhà nước khác như cơ quan tài chính, thuế, hải quan và cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương.
3. Các chủ thể phối hợp với kho bạc nhà nước trong lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước
3.1. Cơ quan tài chính
Trong lĩnh vực quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước cơ quan tài chính phối hợp với kho bạc nhà nước điều hành và tổ chức công tác thu ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán thu do cơ quan thu gửi tới; rà soát, đối chiếu các khoản thu ngân sách, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục ngân sách nhà nước và tỷ lệ phân chia cho ngân sách các cấp. Cơ quan tài chính không chỉ phối hợp với kho bạc nhà nước trong lĩnh vực tổ chức thu mà còn phối hợp với cơ quan thu và kho bạc nhà nước tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước, đôn đốc các đối tượng nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước vào kho bạc nhà nước.
Cơ quan tài chính còn có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước của ngân sách cấp dưới, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách nhà nước.Cơ quan tài chính phối hợp với kho bạc nhà nước xây dựng định mức tồn quỹ ngân sách nhà nước hàng quý để bản đảm thanh toán chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước. Căn cứ xây dựng định mức tồn quỹ ngân sách là nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm được giao và dự toán ngân sách quý. Cơ quan tài chính còn có trách nhiệm bố trí nguồn để đáp ứng nhu cầu chi. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản chi vượt nguồn chi sai chế độ.
3.2. Cơ quan thu ngân sách
Trong lĩnh vực quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước, các cơ quan có chức năng thu ngân sách như cơ quan thuế, hải quan, tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép hoặc được Bộ tài chính uỷ quyền thu ngân sách nhà nước, có trách nhiệm phối hợp với kho bạc nhà nước trong việc xác định đối tượng thu nộp ngân sách, trực tiếp thu ngân sách qua kho bạc nhà nước hoặc thông qua cơ quan khác được uỷ quyền để tổ chức thu ngân sách nhà nước có hiệu quả. Mặt khác, những cơ quan này cũng có trách nhiệm trong việc quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát nhằm bảo đảm cho mọi khoản thu ngân sách nhà nước được tập trung đầy đủ kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Cơ quan thu còn có trách nhiệm tính toán, xác định mức thu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của từng khoản thu ngân sách nhà nước; đôn đốc các đối tượng nộp tiền vào ngân sách nhà nước: trực tiếp thu các khoản thu được giao và nộp tiền vào kho bạc nhà nước; kiểm tra xem xét và đề nghị cơ quan tài chính ra lệnh hoàn trả đối với các khoản thu sai chế độ; tổ chức kế toán thu ngân sách nhà nước; làm báo cáo thu ngân sách nhà nước và báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý.
3.3. Uỷ ban nhân dân địa phương
Kho bạc nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện có nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân đồng cấp trong việc tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước trên địa bàn để bảo đảm thực hiện chế độ quản lý tài chính. Ngược lại, kho bạc nhà nước cũng được uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao trên địa bàn hoạt động của mình.
Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước cũng là một nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước. Để tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, kho bạc nhà nước còn phối hợp với uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành quản lý sản xuất – kinh doanh xây dựng đề án, phương án phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư cho các công trình đã được duyệt trong kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước hàng năm.
3.4. Cơ quan kiểm toán nhà nước
Quỹ ngân sách nhà nước thuộc loại công quỹ tiền nằm trên tài khoản ngân sách nhà nước các cấp là tài sản của dân mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các hoạt động thu, chi có liên quan tới quỹ tiền tệ này cũng như xác nhận tính chính xác của báo cáo quyết toán ngân sách, vì vậy, là tất yếu để bảo đảm quỹ ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này không thể thiếu vắng sự tham gia của cơ quan kiềm toán nhà nước trong quá trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
Tiến hành kiểm toán nhà nước đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước có tác dụng kép. Một mặt, hoạt động kiểm toán sẽ tạo niềm tin cho xã hội về sự công tâm, đúng đắn của các cơ quan công quyền trong quá trình tập trung các khoản thu làm hình thành ngân quỹ của Nhà nước và trong lĩnh vực sử dụng quỹ tiền tệ này ở các cấp chính quyền nhà nước đồng thời kiểm toán cũng sẽ xác nhận mức độ trung thực của báo cáo quyết toán. Mặt khác, hoạt động kiểm toán sẽ tao điều kiện để kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập trong chính sách, chế độ, từ đó có những giải pháp cần thiết để xử lý.
Cùng với hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật quản lý quỹ ngân sách nhà nước, kiểm toán nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước sẽ phát hiện được những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý ngân sách nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng, góp phần củng cố ý thức của các thành viên trong xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Nếu ngân quỹ của Nhà nước bị sử dụng lãng phí hoặc sử dụng vào những mục đích phi pháp sẽ tạo tâm lý không muốn nộp tiền cho nhà nước từ phía những chủ thể có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và cả từ những chủ thể không có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước nhưng có tiềm năng tài chính và đáng lẽ có thể có những đóng góp đáng kể cho nhà nước bằng con đường tự nguyện.
Xem thêm: Quỹ Ngân sách nhà nước và quản lý quỹ Ngân sách nhà nước
Xem thêm: Các nguyên tắc quản lý quỹ Ngân sách nhà nước
Từ khóa » Các Chủ Thể Quản Lý Quỹ Ngân Sách Nhà Nước
-
Khái Quát Về Quản Lý Quỹ Ngân Sách Nhà Nước
-
5 QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Nguyên Tắc ... - Luật Dương Gia
-
Các Chủ Thể Tham Gia Hoạt động Thu Ngân Sách Nhà Nước
-
Nhiệm Vụ - Quyền Hạn - Kho Bạc Nhà Nước
-
Giới Thiệu KBNN - Kho Bạc Nhà Nước
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Theo Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Là Gì?
-
Quỹ Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Nội Dung Công Tác Quản Lý Quỹ NSNN
-
Các Loại Quỹ Ngoài Ngân Sách - Sở Tài Chính
-
Tìm Hiểu Về Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính
-
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì ? Quy định Về Phân Cấp ...
-
Khái Niệm Quỹ Tài Chính Nhà Nước Ngoài Ngân Sách? Phân Biệt ...
-
[PDF] LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - Topica
-
Luật Ngân Sách Nhà Nước 2015, Luật Số 83/2015/QH13 - LuatVietnam