Các Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường | Sinhhocelearning
Có thể bạn quan tâm
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng cơ bản sau:
1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất…Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.
2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
– Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
– Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản.
– Động – thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
– Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.
– Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất…
3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống
Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại
trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:
– Chức năng biến đổi lý – hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố)
– Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu
trình ni tơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)
– Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).
4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
– Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
– Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…
– Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Thao Duong – Theo giáo trình Sinh thái học
Chia sẻ:
Có liên quan
Filed under: Bài 35, CHUYÊN ĐỀ, THƯ VIỆN GIÁO VIÊN |
Từ khóa » Trình Bày Các Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường
-
Phân Tích 5 Chức Năng Của Môi Trường đối Với Con Người
-
Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường
-
Môi Trường Là Gì? Các Chức Năng Và Vai Trò Của Môi Trường?
-
Môi Trường Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của Môi Trường
-
Các Chức Năng Của Môi Trường - Litter, It Costs You
-
Môi Trường Có Những Chức Năng Cơ Bản Nào? - VLOS
-
Phân Tích Các Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường - 123doc
-
Một Số Khái Niệm Liên Quan đến Môi Trường - CEMRB
-
Môi Trường - Quangnam CDC
-
Những Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường
-
Những Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường - TaiLieu.VN
-
Môi Trường Là Gì? Vai Trò Của Môi Trường đối Với Cuộc Sống?
-
Môi Trường Là Gì ? Vai Trò Của Môi Trường Là Gì ? Quy định Pháp Luật ...
-
Những Khái Niệm Cơ Bản Về Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững