Môi Trường Là Gì? Các Chức Năng Và Vai Trò Của Môi Trường?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Môi trường là gì?
  • 2 2. Khái niệm môi trường theo pháp luật quốc tế:
  • 3 3. Các chức năng và vai trò quan trọng của môi trường:
    • 3.1 3.1. Chức năng của môi trường:
    • 3.2 3.2. Vai trò của môi trường:
  • 4 4. Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả:

1. Môi trường là gì?

Khái niệm

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người  đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi để sản xuất…Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người.

Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.

Như vậy, môi trường là tổng hợp các yếu tố vật chất tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý chí chủ quan của con người và các yếu tố nhân tạo bao gồm tổng thể quan hệ giữ người với người có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Môi trường là nơi liên kết giữa các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Đây là mối quan hệ mật thiết bao quanh và tác động đến sự tồn tại và phát triển của thiên nhiên, con người.

Môi trường một tổ hợp các yếu tố tự nhiên hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng tình trạng tồn tại của . Môi trường thể coi một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét một tập hợp con

Ngoài ra, còn một định nghĩa ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, hội loài người các thể chế

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người sinh vật

Thành phần môi trường yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái các hình thái vật chất khác 

Đặc điểm

Thành phần của môi trường bao gồm tất cả sự vật, sự việc xung quanh chúng ta. Điển hình như hệ sinh thái tự nhiên là không khí, ánh sáng, âm thanh, nước, núi, đất, đá, cát, sông hồ biển. Môi trường còn được tạo thành bởi yếu tố hiện diện sự sống hữu hình như hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu công nghiệp, khu bảo tồn. Mọi hình thái cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, hệ sinh vật đều là thành phần cấu tạo nên môi trường.

Dù tổng quan môi trường có rộng lớn đến đâu cũng bắt nguồn từ hai yếu tố chính. Đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố do con người tạo ra. Nếu không có môi trường cũng đồng nghĩa với sự sống không xuất hiện. Như vậy, trái đất sẽ không trở thành hành tinh sống mà chỉ giống như các sao hệ khác trên vũ trụ mà thôi.

Môi trường trong tiếng anh là Environment

2. Khái niệm môi trường theo pháp luật quốc tế:

Luật quốc tế về môi trường hình thành và phát triển từ nhận thức và nhu cầu của cộng đồng quốc tế cần có những cố gắng chung để giải quyết các vấn đề môi trường chung của quốc tế vì sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như của toàn thể cộng đồng quốc tế. Có rất nhiều điều ước quốc tế về môi trường, nhiều định nghĩa đưa ra mô tả chủ yếu các thành phần môi trường. Nhóm chuyên gia Chương | trình phát triển UN thành lập năm 1990 định nghĩa môi trường cấu thành từ “các thành phần sinh vật và không sinh vật, bao gồm không khí, nước, đất, thực vật, động vật và các hệ sinh thái được tạo nên do sự tương tác giữa chúng”. Chương trình phát triển UNEP của LHQ khi xem xét các thảm hoạ thiên nhiên và các xung đột đưa ra định nghĩa: “Môi trường là tổng hoà tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống, phát triển và tồn tại của một tổ chức sinh vật. Môi trường liên quan tới các điều kiện vật lý ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa chất, hiểm hoạ) và các dịch vụ hệ sinh thái chứa đựng chúng (như carbon, các vòng dinh dưỡng và thuỷ học)”.

Tương tự, Từ điển Oxford về sinh thái năm 2005 định nghĩa “Môi trường là tổng hợp đủ các điều kiện bên ngoài, vật chất và sinh học, trong đó tổ chức sinh vật sinh sống. Môi trường bao gồm các đánh giá xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị cũng như các đối tượng thường được hiểu như đất, khí hậu và cung cấp thức ăn”. Khái niệm này mang nặng tính khoa học, liệt kê các thành phần môi trường.

Định nghĩa môi trường theo Tuyên bố Stockholm 1972: “Môi trường tự nhiên và nhân tạo chủ yếu cho sự phồn vinh của con người và tận hưởng những quyền con người cơ bản và quyền được sống của họ”. Như vậy, về mặt pháp lý, môi trường là tất cả những gì xung quanh con người, tự nhiên (như các tài nguyên thiên nhiên của Trái đất bao gồm không khí, nước, đất, hệ động, thực vật và các hệ sinh thái) hay nhân tạo (như các giải trình văn hoá, xã hội, y tế, kinh tế, chính trị) để đảm bảo cho con người có một cuộc sống đúng nghĩa, phát huy được tất cả những thế mạnh của mình trên cơ sở tôn trọng các quyền con người cơ bản như quyền được sống, được làm việc, được nghỉ ngơi, được mưu cầu hành phúc.

Các văn kiện pháp lý khác như Nghị định thư I của Công ước Geneva năm 1949, Tuyên bố Rio năm 1992, Công ước về đa dạng sinh học năm 1992, Tuyên bố Thiên niên kỷ của LHQ năm 2000 … đều đưa ra các định nghĩa môi trường phù hợp với tiêu chí của mình và bổ sung không nhiều cho định nghĩa của Tuyên bố Stockholm năm 1972. Chương trình kế hoạch hành động lần thứ nhất của Uỷ ban châu Âu năm 1973 định nghĩa môi trường là kết hợp các yếu tố mà các mối quan hệ tương hỗ phức tạp tạo ra, bao quanh và là các điều kiện sống của các nhân và xã hội như họ tồn tại và như họ cảm nhận”. ICJ trong kết luận tư vấn vụ “Tính hợp pháp của vũ khí hạt nhân” năm 1996 nhận xét “Môi trường không phải là khái niệm trừu tượng mà là không gian sống, chất lượng sống và sức khoẻ của con người, bao gồm cả những thế hệ chưa sinh ra”. Môi trường có thể chia ra thành môi trường tự nhiên và môi trường con người. Khó có thể tách rời hay bỏ qua bất kỳ một thành phần nào trong định nghĩa môi trường.

Ngoài ra theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi năm 2020 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”.

Có thể nhận thấy cho đến nay có rất nhiều định nghĩa pháp lý về môi trường, tuy nhiên chưa có một định nghĩa pháp lý chuẩn và thống nhất về môi trường mà chủ yếu chỉ là mô tả các thành phần về môi trường. Sở dĩ chưa chưa có một định nghĩa thống nhất về môi trường và khái niệm này luôn phát triển và tác động qua lại với hiểu biết ngày càng phát triển của con người.

3. Các chức năng và vai trò quan trọng của môi trường:

3.1. Chức năng của môi trường:

Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.

Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:

– Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

– Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản.

– Động – thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.

– Không khí, nhiệt  độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.

– Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất…

Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra

trong quá trình sống  Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp.

Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.

Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất  định gọi là khả năng  đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:

– Chức năng biến đổi lý – hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng,

hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố)

– Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)

– Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).

Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

– Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.

– Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…

– Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.

Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

3.2. Vai trò của môi trường:

Thật không thể tưởng tượng trái đất sẽ ra sao nếu không có các yếu tố hình thành nên môi trường.

– Thứ nhất, môi trường cung cấp không gian sống phù hợp cho con người và các loài động vật, sinh vật.

– Thứ hai, môi trường chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng nhu cầu cầu thiết để cá thể sống tồn tại và phát triển. Để lý giải thêm về điều này, chúng ta có thể hiểu môi trường bao gồm mọi yếu tố như quan hệ xã hội, không khí, ánh sáng, cảnh quan thiên nhiên.

– Thứ ba, môi trường là nơi diễn ra tuần hoàn vòng đời của cá thể sống. Bao gồm chức năng chứa đựng, cân bằng, phân hủy các chất do con người tạo ra.

– Thứ tư, môi trường có các thành phần chịu tác động trực tiếp của con người. Trong môi trường tự nhiên sản sinh những loại khoáng sản quan trọng. Tạo điều kiện thuận lợi cho con người xây nhà dựng cửa, sinh hoạt, lao động, chăn nuôi, sản xuất.

– Cuối cùng, môi trường xã hội là phương tiện lưu giữ thông tin cho con người. Nói cách khác, mọi hoạt động của con người đều gắn liền với cộng đồng, xã hội, một trong những thành phần của môi trường.

Môi trường tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mang đến cho chúng ta sự đa dạng hơn về hoạt động sản xuất và đời sống hằng ngày. Đó là những yếu tố như đất, nước, không khí, khoáng sản và những năng lượng như ánh sáng, gió,.. Hoặc đó có thể là các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, văn hóa, du lịch,..

Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Dẫn đến nhiều hệ lụy như việc biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan như mưa axit, nước biển dâng cao hơn, sa mạc hóa,.. Và theo các nghiên cứu, trái đất của chúng ta đang nóng lên từng ngày khiến băng ở hai cực tan nhanh hơn.

Sự nóng lên của trái đất ảnh hưởng cực kỳ lớn đến môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất này. Số cơn bão diễn ra hằng năm nhiều hơn và nặng nề hơn, tầng ozon bị phá vỡ,…Bên cạnh đó, nguồn sống bị tàn phá khiến cho nhiều loài sinh vật phải di cư, không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột và dẫn đến tuyệt chủng.

Không chỉ riêng các loài sinh vật, ngay cả con người cũng bị đe dọa nghiêm trọng khi môi trường bị ô nhiễm. Rất nhiều người mắc những căn bệnh về tim, phổi, gan, phát triển kém,.. Vì vậy, việc chúng ta cần làm hiện nay là bảo vệ mẹ thiên nhiên. Gìn giữ nó không bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu.

4. Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả:

Để có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường chúng ta cần thực hiện lâu dài, không phải ngày một ngày 2 mà cần thời gian dài. Các giải pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến như:

Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.

Vì thể nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi.

Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu,…hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Sử dụng năng lượng sạch

Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời…

Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

Giảm sử dụng túi nilon

Túi nilon phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nên chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong đại dương… Hàng ngày, hàng năm để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy hãy sử dụng giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

Môi trường có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của con người, do đó, mỗi một cá nhân trong xã hội cần có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh mình.

Từ khóa » Trình Bày Các Chức Năng Cơ Bản Của Môi Trường