Các Cơ Vận Nhãn - Sụp Mí Mắt

Các cơ vận nhãn có hoạt trường tác động đến sự xoay chuyển nhãn cầu giúp cho trục thị giác hợp lại tại 1 điểm và vì vậy mắt nhìn thấy chỉ 1 hình ảnh ở các hướng.

Nội dung bài viết hiện 1. Các cơ vận nhãn. 1.1. 4 cơ thẳng: 1.2. 2 cơ chéo: 1.2.1. Cơ chéo lớn 1.2.2. Cơ chéo bé 2. Sinh lý cơ vận động nhãn cầu và thần kinh chi phối 3. Các dây thần kinh vận động nhãn cầu 3.1. Các biểu hiện bệnh lý 4. Ứng dụng lâm sàng:

Các cơ vận nhãn.

Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo. Các cơ vận nhãn có đầu dẹp, bề dày trung bình 4cm, đáy phía trước và đỉnh phía sau đi từ đỉnh hốc mắt đến đoạn trước của nhãn cầu, bám vào đỉnh hốc mắt ở phía sau qua một vòng cung gọi là gân vòng Zinn. Ở đoạn trước nhãn cầu, các cơ thẳng bám vào củng mạc qua một gân dài từ 0,5 – 1cm.

4 cơ thẳng:

  • Cơ thẳng trên
  • Cơ thẳng dưới
  • Cơ thẳng ngoài
  • Cơ thẳng trong
Các cơ vận nhãn
Các cơ thẳng

2 cơ chéo:

Cơ chéo lớn

Còn gọi là cơ chéo trên, bám ở phía sau vào đỉnh hốc mắt hơi lên trên và ở trong lỗ thị giác qua một gân ngắn, rộng khoảng 5mm. Sau đó cơ chéo đi về phía trước trên cơ trực trong, đi dọc theo gó của thành trên và thành trong hốc mắt để đến một ròng rọc (vòng mô xơ sụn) ở hố ròng rọc của xương trán. Tại đây, cơ chéo lớn quay ngược lại theo góc nhọn đi ra phía ngoài. Phía dưới và phía sau dưới cơ trực trên và tỏa ra như cánh quạt để bám vào củng mạc ở phần trên và ngoài của đoạn sau nhãn cầu.

Cơ chéo bé

Còn gọi là cơ chéo dưới, là cơ duy nhất trong hốc mắt không có nguồn gốc từ đỉnh hốc mắt. Cơ chéo bé bắt đầu từ thành dưới của hốc mắt, chạy ra ngoài và phía sau, đi dưới cơ trực dưới, vòng quanh nhãn cầu và bám vào củng mạc ở phần dưới ngoài của đoạn sau nhãn cầu.

Ngoài 6 cơ vận nhãn, mỗi mắt còn có hai cơ vận nhãn nội tại là cơ thể mi và cơ co thắt đồng tử cũng liên quan đến động tác vận nhãn trong động tác quy tụ và điều tiết.

Tất cả các cơ đều có bao cơ bọc ở bên ngoài gần những điểm bám củng mạc của các cơ, bao cơ nối tiếp với bao Tenon (bao xơ bọc đoạn củng mạc của nhãn cầu).

Bao Tenon bao quanh nhãn cầu. Ở phía sau nhãn cầu, bao Tenon rất mạnh và bền chắc, dính quanh thần kinh thị và tiếp nối với bao dây thần kinh. Ở khoảng xích đạo của nhãn cầu, bao Tenon đến các cơ, các cơ không đi xuyên qua bao Tenon, còn bao Tenon xếp gấp lại về phía cơ để nối tiếp với bao cơ. Phần bám tận của bao Tenon dính vào nhãn cầu bằng một đường viền hoa.Phía trước các bám tận cơ, bao Tenon tiếp tục với lá trước của bao cơ và đến bám dính vào nhãn cầu, và mất dần trước rìa giác mạc, dưới kết mạc. Độ đàn hồi của bao Tenon giúp cho nhãn cầu chuyển động dễ dàng trong hốc mắt.

Sinh lý cơ vận động nhãn cầu và thần kinh chi phối

Tên cơHướng vận động nhãn cầu Thần kinh chi phối
Thẳng trênLên trênIII
Thẳng dướiXuống dướiIII
Thẳng trongVào trongIII
Thẳng ngoàiRa ngoàiVI
Chéo lớnXuống dưới + ra ngoàiIV
Chéo béLên trên + Ra ngoàiIII
Các cơ vận nhãn
Hoạt trường các cơ vận nhãn

Các dây thần kinh vận động nhãn cầu

  • Dây vận nhãn chung (dây III- Oculomotor Nerve): xuất phát từ cuống não đến chi phối cơ mắt trừ cơ thẳng ngoài và cơ chéo lớn, ngoài ra còn chi phối chi phối cơ nâng mi. Nhánh phó giao cảm gây co đồng tử, chi phối cơ thể mi tham gia và điều chỉnh tiêu tự khi nhìn xa – gần…
  • Dây vận nhãn ngoài (dây VI- Abducens Nerve) đi từ cầu não chi phối cơ thẳng ngoài.
  • Dây cảm động (dây IV- Trochlear Nerve) từ cuống não chi phối cơ chéo lớn (đưa mắt nhìn xuống và ra ngoài).

Các biểu hiện bệnh lý

Liệt đơn độc các dây:

  • Liệt dây III gây sụp mi, lác ngoài, đồng tử giãn, nhìn đôi. Gặp trong u cuống não, phình động mạch thông sau, viêm não, màng não, u thùy thái dương gây lọt cực.
  • Liệt dây IV không đưa nhãn cầu xuống và ra ngoài được. Nguyên nhân thường cũng như trong liệt dây III.
  • Liệt dây VI gây lác trong và nhìn đôi, ít có giá trị định khu, gặp trong tăng áp lực nội sọ, viêm màng não, tổn thương xoang hang hay mõm xương đá…

Liệt tất cả các dây vận nhãn: nhãn cầu bất động gặp trong tổn thương xoang hang (viêm tắc), u đỉnh ổ mắt.

  • Mất chức năng nhìn phối hợp của hai mắt: để nhìn sang phải, trái, lên trên, xuống dưới và quy tụ cần có sự điều phối hoạt động cả hai mắt. Sự điều phối này do một trung điểm phối hợp ở trên các nhân dây vận nhãn chỉ huy.
  • Mất chức năng liếc dọc (dấu hiệu Parinaud) là người bệnh không thể liếc hai mắt lên trên và xuống dưới được. Nguyên nhân của mất chức năng liếc dọc là có tổn thương vào trung điểm phối hợp liếc dọc (nhân Darkchevitch ở cuống não) thường gặp trong u tuyến tùng.
  • Mất chức năng quy tụ: người bệnh không thể quy tụ hai mắt để nhìn mục tiêu tiến lại gần gốc mũi là do tổn thương trung điểm phối hợp quy tụ Perlia ở cuống não.
  • Mất chức năng liếc ngang (dấu hiệu Foville): người bệnh không thể liếc hai mắt sang một bên hoặc cả hai bên được, do tổn thương trung điểm phối hợp liếc ngang Foville bên phải hoặc bên trái ở cầu não.
  • Nếu vừa mất chức năng liếc ngang, vừa có liệt dây III kèm theo là có Foville cuống não. Nếu mất chức năng liếc ngang kèm theo liệt dây VI là có Foville cầu não.
  • Giật nhãn cầu: khi hai nhãn cầu của người bệnh liếc theo mục tiêu lên trên, xuống dưới hoặc sang ngang rồi duy trì ở mỗi vị trí đó 5 giây. Nếu thấy hai nhãn cầu từ từ di chuyển sang một phía rồi đột ngột giật nhanh trở lại. Có thể lặp lại nhiều lần hay liên tục. Người ta quy định chiều mà nhãn cầu giật nhanh để xác định tính chất của triệu chứng này đó là sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới, xoay phải hoặc xoay trái. Gặp trong tổn thương tiền đình ngoại biên, các cuống tiểu não.

Ứng dụng lâm sàng:

Tổn thương dây thần kinh chi phối vận động của cơ sẽ làm sai lệch trục thị giác và bệnh nhân thấy 2 hình (song thị). Tổn thương bẩm sinh chức năng cơ 2 mắt (lé cơ năng) không làm thay đổi trục thị giác, không ảnh hưởng thị lực, nhưng nếu tổn thương 1 mắt mà không điều trị sớm sẽ bị nhược thị. Vị trí bám cách rìa giác mạc của các cơ trực trên củng mạc có giá trị để tìm cơ dễ dàng trong phẫu thuật chỉnh lé, có thể cân đối cơ bằng cách lùi rút cơ đối xứng nhau, nhưng không thể chuyển đổi vị trí của 4 cơ cùng lúc sẽ gây rối loạn vận nhãn, do đó không có chỉ định này khi độ lé cao. Ngoài ra, vị trí bám cách rìa của các cơ trực cũng có giá trị trong phẫu thuật nối đứt cơ trực do chấn thương. Các mốc giải phẫu 1/4 dưới ngoài để tìm cơ chéo bé và 1/4 trên trong để tìm vị trí cơ chéo lớn.

5 1 đánh giáĐánh giá bài viết

Từ khóa » Thần Kinh Chi Phối Vận Nhãn