Liệt Vận Nhãn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Liệt vận nhãn là bệnh về mắt có biểu hiện lâm sàng đa dạng, phức tạp, là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại mắt và toàn thân, có thể do liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn.

Liệt vận nhãn là gì?

liệt vận nhãn

Liệt vận nhãn là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại mắt và toàn thân, có thể do liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn. Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn ngoại lai và 2 cơ vận nhãn nội tại.

Trong đó, 6 cơ vận nhãn ngoại lai gồm có 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo ( cơ chéo bé, cơ chéo lớn) liên quan đến các cử động của nhãn cầu. Hai cơ vận nhãn nội tại là cơ thể mi và cơ co đồng tử liên quan đến khả năng quy tụ và điều tiết.

Liệt vận nhãn được chia làm 2 loại: Lác liệt trong đó có liệt một hoặc nhiều cơ ngoại nhãn không cân đối 2 mắt và Liệt động tác liên hợp hai mắt.

Các cơ vận nhãn ngoại lai được chi phối bởi các dây thần kinh III, IV và VI. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương cũng sẽ gây ra liệt vận nhãn.

Nguyên nhân liệt vận nhãn

Nguyên nhân của liệt vận nhãn cũng khá đa dạng. Tùy vào nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương mà có thể biểu hiện trên lâm sàng với các hình thái khác nhau, lác liệt hoặc liệt động tác liên hợp 2 mắt.

Liệt vận nhãn có thể do một số nguyên nhân chính sau:

Chấn thương

– Chấn thương sọ não: thường gây liệt dây thần kinh đơn độc, hay gặp liệt dây thần kinh VI

– Chấn thương hố mắt: thường hay gây liệt cơ hơn liệt dây thần

U não

Có thể gây tổn thương nhiều dây thần kinh

– Tăng áp lực sọ não

– Thường gây liệt dây VI hai bên.

Bệnh lý mạch máu

Phình động mạch do đái tháo đường, phình động mạch cảnh gây liệt thần kinh III, IV,

Tăng huyết áp, xuất huyết màng não do vỡ phình động mạch gây liệt vận nhãn.

Thiểu năng động mạch sống nền gây liệt vận nhãn ở người cao tuổi.

Bẩm sinh

Bệnh lý thần kinh – cơ: Nhược cơ

Bệnh rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường

Các nguyên nhân khác

Nhiễm khuẩn, nấm, virut

Viêm: Bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa rễ thần kinh

Ngộ độc.

Triệu chứng liệt vận nhãn

triệu chứng liệt vạn nhãn

Song thị

Là triệu chứng điển hình của lác liệt nhưng không phải trường hợp lác liệt nào cũng có song thị. Song thị gia tăng tối đa ở phía hoạt trường của cơ bị liệt. Độ lác càng lớn song thị càng rõ. Triệu chứng này có thể mất dần do hiện tượng trung hòa, ức chế hoặc xuất hiện tư thế bù trừ của đầu, cổ.

Trong liệt dây III có thể song thị ngang đơn thuần nếu chỉ tổn nhánh chi phối cơ trực trong nhưng đa số là song thị đứng do phối hợp tổn thương cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo bé.

Trong liệt dây IV song thị đứng, tối đa khi nhìn xuống dưới vào trong.

Trong liệt dây VI song thị ngang và là triệu chứng cơ năng làm cho bệnh nhân đến khám sớm.

Lác mắt

Lác là một trong những biểu hiện của liệt vận nhãn. Góc lác thay đổi ở các hướng nhìn khác nhau, góc lác lớn nhất khi nhìn về hướng tác dụng của cơ bị liệt.

Độ lác nguyên phát (D1) nhỏ hơn độ lác thứ phát (D2). Đây là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán phân biệt với lác cơ năng.

Hạn chế vận nhãn

Hạn chế vận động ở hoạt trường của các cơ bị liệt. Giai đoạn đầu của lác liệt thường có biểu hiện hạn chế vận nhãn của cơ bị liệt và giai đoạn sau có thể biểu hiện quá hoạt của cơ đối vận với cơ bị liệt.

Trên lâm sàng khi thăm khám cần phải kiểm tra vận nhãn theo 9 hướng nhìn bao gồm: nhìn thẳng, nhìn sang phải, nhìn sang trái, nhìn lên trên, nhìn xuống dưới, nhìn trên phải, nhìn trên trái, nhìn dưới phải, nhìn dưới trái để xác định hạn chế vận nhãn và so sánh hai mắt.

Tư thế bù trừ

Tư thế lệch đầu vẹo cổ để tránh song thị bằng cách đầu quay về phía hoạt trường của cơ bị liệt. Đối với liệt cơ thẳng ngang thì tư thế bù trừ thường là lệch mặt, liệt cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo, tư thế bù trừ phức tạp và thường kèm theo lệch đầu, vẹo cổ, thay đổi tư thế cằm.

Tư thế bù trừ còn chịu ảnh hưởng của những biến đổi thứ phát của các cơ phối vận hay đồng vận nên ở giai đoạn sau của liệt vận nhãn bệnh cảnh lâm sàng không còn điển hình như giai đoạn đầu.

Triệu chứng khác tại mắt

Bệnh nhân có thể rối loạn cảm giác giác mạc, giảm hoặc mất phản xạ đồng tử, giãn đồng tử, soi đáy mắt có thể có hình ảnh phù gai, xuất huyết. Bên cạnh đó cần phải làm một số khám nghiệm tại mắt như đo thị lực, nhãn áp (có thể cao), thị trường (thu hẹp, bán manh), đô độ lồi mắt.

Các khám nghiệm loại trừ nhược cơ như tets nước đá, test prostigmin, tensilon.

Triệu chứng toàn thân

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây liệt vận nhãn có thể gặp cao huyết áp, liệt nửa người….

Điều trị liệt vận nhãn

điều trị liệt vận nhãn

Nguyên tắc điều trị: Cần điều trị sớm chủ động và tích cực từ đầu, kết hợp nhiều phương pháp. Bên cạnh đó cần điều trị nguyên nhân, kết hợp điều trị triệu chứng tại chỗ.

Mục đích của việc điều trị bao gồm chỉnh lệch trục nhãn cầu, cải thiện vận nhãn, mở rộng thị trường, loại bỏ song thị, hạn chế tư thế lệch đầu vẹo cổ.

Điều trị không phẫu thuật: Áp dụng trong giai đoạn liệt cấp tính nhằm tránh song thị, cải thiện vận nhãn, đề phòng tư thế bù trừ và nhược thị.

Điều trị nguyên nhân: Tìm ra những nguyên nhân chính xác để giúp việc điều trị tại mắt có hiệu quả.

Điều trị tại mắt bằng cách bịt mắt luân phiên để hạn chế song thị, đeo lăng kính để bảo tồn hợp thị và tránh song thị, tập vận nhãn theo các hướng, tiêm thuốc Botulium.

Điều trị phẫu thuật: khi liệt đã ổn định thường sau 6 tháng. Có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật với các thao tác chuyên môn y học do chỉ định của bác sĩ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths Bs. Nguyễn Phú Tùng

Tài liệu tham khảo

https://shileyeye.ucsd.edu/eye-conditions/eye-movement-disorders

https://www.nicklauschildrens.org/conditions/eye-muscle-disorders

Từ khóa » Thần Kinh Chi Phối Vận Nhãn