Các Công Nghệ Sấy Thường Dùng Trong Công Nghiệp Sấy Khô ...

Công nghệ sấy khô nông sản và các loại thực phẩm hiện nay có thể chia ra thành 2 loại: sấy khô tự nhiên bằng sức nóng mặt trời và sấy khô bằng các phương pháp sấy hiện đại.

Như đã nói ở tiêu đề bài viết, các phương pháp sấy nông sản và các loại thực phẩm hiện nay có thể chia thành 2 loại chính: sấy khô tự nhiên và sấy khô bằng các thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại. Trong đó:

  • Sấy khô tự nhiên: chính là phương pháp làm khô truyền thống, các sản phẩm chủ yếu được phơi phóng tại các bãi phơi rộng rãi, được cào đảo để khô đều và hầu như không sử dụng bất kỳ loại thiết bị nào.
  • Sấy khô bằng công nghệ: việc sấy khô sản phẩm được sử dụng bằng cách thiết bị, gọi là máy sấy.

Trong việc sấy khô sản phẩm bằng thiết bị người ta lại chia thành những mảng nhỏ khác nhau cho từng loại công nghệ được ứng dụng vào thiết bị đó. Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta sẽ không bàn đến các phương pháp sấy khô tự nhiên mà tập trung vào nghiên cứu công nghệ sấy đối lưu – phương pháp sấy được ứng dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam và một số công nghệ khác trong các ngành công nghiệp hiện nay nhé.

Công Nghệ Sấy

Công Nghệ Sấy Đối Lưu

Phổ biến nhất trong tất cả các công nghệ được ứng dụng vào làm máy sấy là sấy đối lưu, hay còn được gọi là sấy đối lưu tuần hoàn khí nóng. Nguyên lý hoạt động của tất cả các loại máy sấy đối lưu này chính là sự chuyển động của luồng không khí dùng làm tác nhân sấy. Không khí nóng, được tạo ra bằng cách này hay cách khác chuyển động tuần hoàn trong buồng sấy, tiếp xúc với bề mặt vật cần sấy, làm cho hơi ẩm có trong vật bốc hơi, rồi chuyển động ra ngoài theo chính luồng không khí đó.

Luồng khí nóng này có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc vuông góc với chiều chuyển động của sản phẩm trong buồng sấy. Sấy đối lưu có thể được thực hiện từng phần hoạc thực hiện liên tục tùy vào nhu cầu sử dụng. Do đó, các thành phẩm sau sấy cũng có thể được chuyển ra khỏi buồng sấy theo từng đợt (mẻ), hoặc liên tục đưa vào bằng hệ thống băng chuyền chuyển động liên tục.

Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ đối lưu là:

  1. Chế độ sấy được thiết kế sẵn trên máy hoặc được điều chỉnh bởi người dùng.
  2. Hình dạng, kích thước và độ ẩm của vật cần sấy.
  3. Áp suất hoạt động.
  4. Phương pháp gia nhiệt cho không khí (đun nóng không khí) là gì?
  5. Chuyển động của không khí nóng (tác nhân sấy) của máy như thế nào?
  6. Cấu trúc buồng sấy, khay sấy.

Đặc Điểm Của Sấy Đối Lưu

Đối với quá trình sấy bất kỳ một sản phẩm nào đi nữa, 2 vấn đề cần được quan tâm nhất chính là chất lượng sản phẩm sấy và chi phí dành cho việc lắp đặt, vận hành của máy sấy. Trong đó, yếu tố chi phí dành cho năng lượng đốt chính là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thành phẩm, tác động lớn nhất đến hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường.

Phương Pháp Sấy Đối Lưu

Để chọn được một loại máy sấy phù hợp nhất cho mình, bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố có tác động đến việc tiêu hao năng lượng và tìm cách giảm thất thoát xuống thấp nhất có thể. Các yếu tố có tác động đến việc tiêu hao nhiệt lượng ra bên ngoài trong phương pháp sấy đối lưu thường là:

  1. Vật liệu cấu tạo buồng sấy và hệ thống ống dẫn khí.
  2. Chất lượng của bộ trao đổi nhiệt trong hệ thống sấy, một bộ trao đổi nhiệt hoạt động hiệu quả sẽ thu hồi nhiệt tối đa từ không khí thoát ra và dùng lượng nhiệt đó để đun nóng tiếp luồng không khí mới vào.
  3. Cân nhắc dùng các công nghệ khác phối hợp với sấy đối lưu như sấy tấng sôi, sấy phun…để giảm chi phí năng lượng.
  4. Giảm độ ẩm tới mức thấp nhất khi sấy các dung dịch hoặc huyền phù để làm giảm chi phí.

Ưu điểm của sấy đối lưu chính là tốc độ sấy khá cao, năng lượng dùng hợp lý, sản phẩm sấy ít bị co ngót, hư hỏng hoặc biến dạng. Tuy nhiên nhược điểm của chúng chính là độ ẩm cuối cùng không cao.

Các Công Nghệ Sấy Khác

Ngoài sấy đối lưu được sử dụng nhiều nhất do có nhiều ưu điểm, tính ứng dụng cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng ta còn có nhiều phương pháp sấy khác như:

  • Sấy tầng sôi: Áp dụng cho các loại đậu, các loại rau củ có dạng hạt, hay dạng mỏng
  • Sấy điện trường dòng cao tần: Áp dụng cho các loại bánh được làm từ bột mỳ.
  • Sấy bằng khí: Áp dụng cho sấy các loại bột, tinh bột, các sản phẩm dược liệu hoặc mỹ phẩm.
  • Sấy khô bức xạ: Áp dụng cho sấy cà phê hòa tan, các loại sữa bột
  • Sấy phun: Áp dụng cho sản phẩm cần sấy dạng lỏng hoặc huyền phù.
  • Sấy bằng năng lượng mặt trời: làm khô sản phẩm bằng năng lượng mặt trời.

Công Nghệ Sấy Vi Sóng Băng Chuyển

Các phương pháp này áp dụng chủ yếu vào công nghệ sấy khô nông sản các loại như ngô, lúa, trà, cafe…Công nghệ sấy nông sản thường gặp nhất là công nghệ sấy lạnh, hoặc các phương pháp sấy nông sản sử dụng nhiệt độ cao bằng máy sấy thăng hoa. Với quy mô nhỏ hộ gia đình, bạn không cần áp dụng các kỹ thuật sấy khô nông sản hiện đại, mà có thể tham khảo các cách làm lò sấy thủ công để tự xây lò sấy dùng cho mình, hoặc tham khảo máy sấy nông sản dân dụng phù hợp với nhu cầu của mình.

Ngoài các phương pháp sấy truyền thống kể trên, các thiết bị và máy sấy sử dụng vi sóng là một tiến bộ khoa học mới. Công nghệ sấy bằng vi sóng giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống tới 30%, nâng cao hiệu quả sấy gấp 40 lần và giảm giá thành sản phẩm xuống thấp hơn so với quá trình truyền thống. Các máy sấy, lò sấy vi sóng đang dần nhận được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng vì thực sự mang lại hiệu quả trong sản xuất và chế biến công nghiệp.

Tìm hiểu thêm về loại máy sấy dùng trong công nghiệp và vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn.

© E-Mart 2015-2017

Ngoài việc dùng để nấu ăn, lò sấy bằng vi sóng còn được sử dụng để sấy khô trong nhiều quy trình công nghiệp.

https://en.wikipedia.org/wiki/Microwave_oven

Từ khóa » Nguyên Lý Sấy đối Lưu