Các Công Thức Hóa Học Lớp 9 đầy đủ Nhất

Công thức Hóa 9 tóm tắt toàn bộ công thức hóa học của 5 chương trong SGK Hóa học 9 như:  Các loại hợp chất vô cơ, Kim loại, Phi kim, Hidrocacbon, dẫn xuất của hidrocacbon - Polime.

Tóm tắt công thức Hóa học 9 được biên soạn rất cụ thể theo từng chương rất phù hợp để các em học sinh dễ dàng học thuộc. Thông qua công thức hóa học lớp 9 các em nắm vững kiến thức từ đó biết cách vận dụng vào giải các bài tập thực hành. Vậy sau đây là toàn bộ Công thức Hóa học lớp 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ.

Các công thức hóa học lớp 9 đầy đủ nhất

  • Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ
  • Chương 2. Kim loại
  • Chương 3. Phi kim
  • Chương 4. Hiđrocacbon
  • Chương 5. Dẫn xuất của hidrocacbon - Polime
  • Một số công thức khác cần nắm

Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ

Dạng bài toán CO2/SO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Oxit axit thường sử dụng là CO2 và SO2. Dung dịch kiềm thường được sử udngj:

Nhóm 1: NaOH, KOH (kim loại hóa trị I)

Nhóm 2: Ca(OH)2, Ba(OH)2 (kim loại hóa trị II)

Phương pháp giải

1. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch NaOH, KOH

Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Đặt T = nNaOH/nCO2

Nếu T = 2: chỉ tạo muối Na2CO3

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối NaHCO3

Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối NaHCO3 và Na2CO3

2. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2

Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3

Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2

Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ. Biết rằng 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ vơi 400ml NaOH tạo thành muối trung hòa.

a) Tính khối lượng muối thu được

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng

Hướng dẫn giải chi tiết

Sản phẩm tạo thành muối trung hòa → là Na2CO3

Phương trình hóa học của phản ứng:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,2→ 0,4 → 0,2

Số mol CO2: nCO2 = 0,2 mol

a) Khối lượng Na2CO3 tạo thành: mNa2CO3 = 0,2.106 = 21,2 gam

b) Nồng độ mol dung dịch NaOH đã dùng: CMNaOH = 0,4/0,4 = 1 M

Chương 2. Kim loại

1. Phương pháp tăng giảm khối lượng

A + B2(SO4)n → A2(SO4)m + B

Trường hợp 1: mA (tan) < mB (bám)

m B (bám) – m A (tan) = m kim loại tăng

Trường hợp 2: mA (tan) > mB (bám)

m A (tan) – m B (bám) = m kim loại giảm

2. Bảo toàn khối lượng

∑m các chất tham gia = ∑ m chất tạo thành

m thanh kim loại + mdung dịch = m' thanh kim loại + m' dung dịch

Phản ứng nhiệt nhôm:

nH2 = nFe + (3/2).nAl

nH2 = nFe + (3/2).nAl

Chương 3. Phi kim

Trong các phản ứng của C, CO, H2 thì số mol CO= nCO2, nC= nCO2, nH2= nH2O.

m bình tăng = mhấp thụ

m dd tăng = m hấp thụ - m kết tủa

m dd giảm = m kết tủa – m hấp thụ

Chương 4. Hiđrocacbon

1. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

Bước 1: Tìm phân tửu khối của hợp chất hữu cơ

Phân tử khối của hợp chấy hữu cơ có thể được tính theo các cách sau:

Dựa vào khối lượng mol hợp chất hữu cơ: M = 12x + y + 16z (g/mol)

Dựa vào công thức liên hệ giữa khối lượng và số mol: M = m/n

Dựa vào tỉ khối (Áp dụng với các chất khí): dA/B = MA/MB; dA/kk = MA/Mkk =MA/29

Bước 2: Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

Dựa vào phần trăm khối lượng của các nguyên tố: %mC/12 = %mH/1 = %mO/16

Dựa vào công thức đơn giản nhất: Kí hiệu công thức phân tử (CTPT), công thức đơn giản nhất = CTĐGN

CTPT = (CTĐGN)n

2. Tìm công thức phân tử bằng phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ

Bước 1: Lập công thức tổng quát của hợp chất hữu cơ: CxHyOz

Bước 2: Chuyển đổi các đại lượng đầu bài cho thành số mol.

Bước 3: Viết phương trình tổng quát của phản ứng cháy:

{C_x}{H_y}{O_z} + (x + \frac{y}{4} - \frac{z}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\({C_x}{H_y}{O_z} + (x + \frac{y}{4} - \frac{z}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\)

Bước 4: Thiết lập tỉ lệ số mol các nguyên tố trong công thức

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố

\left\{ \begin{array}{l} {m_{{C_x}{H_y}{O_z}}} = {m_C} + {m_H} + {m_O}\\ {m_C} = {n_{C{O_2}}}.12;{m_H} = 2{n_{{H_2}O}};{m_O} = {m_{CxHyOz}} - {m_C} - {m_H} \end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} {m_{{C_x}{H_y}{O_z}}} = {m_C} + {m_H} + {m_O}\\ {m_C} = {n_{C{O_2}}}.12;{m_H} = 2{n_{{H_2}O}};{m_O} = {m_{CxHyOz}} - {m_C} - {m_H} \end{array} \right.\)

TH1: mCxHyOz = mC + mH => mO = 0, trong côn thức phân tửu chỉ có C và H (hidrocabon)

TH2: mO > 0, trong công thức phân tử có cả C, H, O

Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, thiết lập tỉ lệ số mol

x:y:z = {n_C}:{n_H}:{n_O} = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}\(x:y:z = {n_C}:{n_H}:{n_O} = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}\)

Bước 5: Biện luận CTPT của hợp chất hữu cơ: M = (CxHyOz)n => n, M

Chương 5. Dẫn xuất của hidrocacbon - Polime

1. Độ rượu

Khái niệm: Độ rượu được định nghĩa là số mol etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

Công thức tính độ rượu:

Độ rượu = \frac{Vancoletylic}{Vrươu}.100\(\frac{Vancoletylic}{Vrươu}.100\) (1)

Như ta biết: tỉ khối cảu ancol etylic (d1 = 0,8g/cm3), tỉ khối của nước (d2 = 1g/cm3)

Biến đổi (1) về độ rượu ta có:

Độ rượu = \frac{V ancol etylic}{V rượu} .100\(\frac{V ancol etylic}{V rượu} .100\) = V ancol etylic ;(V ancol etylic + VH2O) .100

2. Công thức tính khối lượng riêng

D = m/V (g/ml)

Một số công thức khác cần nắm

1. Công thức tính phần trăm khối lượng hóa học

Khi biết công thức của hợp chất đã cho học sinh có thể tính thành phần phần trăm dựa vào khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đó với những bước sau:

Bước 1: Tính khối lượng mol của hợp chất AxBy:

Bước 2: Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có chứa trong 1 mol hợp chất AxBy. 1 mol phân tử AxBy có: x mol nguyên tử A và y mol nguyên tử B.

- Tính khối lượng các nguyên tố chứa trong 1 mol hợp chất AxBy.

mA = x.MA

mB = y.MB

- Thực hiện tính phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố theo công thức:

\begin{array}{l} \% {m_A} = \frac{{{m_A}}}{{{m_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\% \\ \% {m_B} = \frac{{{m_B}}}{{{m_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%  \end{array}\(\begin{array}{l} \% {m_A} = \frac{{{m_A}}}{{{m_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\% \\ \% {m_B} = \frac{{{m_B}}}{{{m_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\% \end{array}\)

Hoặc %mB = 100% - %mA

Hoặc %mB = 100% - %mA

Lưu ý: Công thức trên có thể mở rộng cho các hợp chất có 3,4,... nguyên tố.

Ví dụ 1: Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố Al trong nhôm oxit Al2O3

Gợi ý đáp án

Ta có: Al = 27 => MAl = 27 g

Al2O3 = 2.27 + 3.16 = 102 => MAl 2 O 3 = 102 g

%mAl = 2.27/102.100% = 52,94%

Ta có tể tính luôn được % khối lượng của oxi có trong

Al2O3 = 100% - 52,94% = 47,06%

Ví dụ 2: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất KNO3

Gợi ý đáp án:

Khối lượng mol của hợp chất: MKNO3 = 39 + 14 + 16.3 = 101 gam/mol

Trong 1 mol KNO3 có: 1 mol nguyên tử K; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O

Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là:

%mK = 39.100%/101 = 36,8%

%mN = 14.100%/101= 13,8%

%mO = 16.3.100%/101= 47,6% hoặc %mO = 100% - (36,8% + 13,8%) = 47,6%

2. Tính tỉ số khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

Từ công thức hóa học đã cho AxBy ta có thể lập được tỉ số khối lượng của các nguyên tố:

mA : mB = x.MA : y.MB

Ví dụ: Xác định tỉ số khối lượng của các nguyên tố cacbon và hidro trong khí C2H4

Gợi ý đáp án

Ta có: C = 12.2 = 24 gam

H = 4.1 = 4

Trong 1 mol C2H4 có 2 nguyên tử C, 4 nguyên tử H

mC : mH = 2.12 : 4.1 = 24 : 4 = 6: 1

Lưu ý: Nếu đã biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố thì lập tỉ số theo tỉ lệ thành phần % nà, ví dụ như: Fe2O3 ở trên ta được %mFe = 70% và %mO = 30%. Khi đó mFe : mO = 7:3

3. Tính khối lượng của nguyên tố có trong một lượng chất đã biết

Nếu có m là khối lượng của một hợp chất đã biết có CTHH là AxBy ta có thể tính mA là khối lượng của nguyên tố A theo công thức sau:

m_A=\frac{x.M_A}{M_{A_xB_y}}.m\(m_A=\frac{x.M_A}{M_{A_xB_y}}.m\)

Ví dụ: Tính khối lượng của nguyên tố có trong 8 g muối đồng sunfat CuSO4

Gợi ý đáp án

Ta có: CuSO4 = 64 + 32 + 64 = 160 => MCuSO 4 = 160 g

m_O=\frac{4.16}{160}.8g=3,2\ g\(m_O=\frac{4.16}{160}.8g=3,2\ g\)

4. Công thức tính thành phần phần trăm khối lượng

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\(\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\)

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

Ví dụ: Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính là canxi photphat có công thức hóa học là Ca3(PO4)2

Gợi ý đáp án

Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.

MCa 3 (PO 4 ) 2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol

Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất

Trong 1 mol Ca3(PO4)2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol nguyên tử O

Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

5. Cách tính nồng độ Mol

Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

\mathrm{C}_{\mathrm{M}}=\frac{\mathrm{n}}{\mathrm{V}_{\mathrm{dd}}}\(\mathrm{C}_{\mathrm{M}}=\frac{\mathrm{n}}{\mathrm{V}_{\mathrm{dd}}}\)

Trong đó:

  • CM là nồng độ mol
  • n là số mol chất tan
  • Vdd là thể tích dung dịch (lít)

6. Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)

12. m = n.M

Lưu ý:

  • n: số mol (đơn vị: mol)
  • M: khối lượng mol (đơn vị: g/ mol)

7. mct = mdd - mdm

Lưu ý:

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam);

mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);

Từ khóa » Bảng Công Thức Hóa Học Lớp 9