Các Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Thanh Hóa Trang Thông Tin điện Tử Ban ...

Toàn vùng dân tộc miền núi Thanh Hóa có với 1.074522 người. Trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 448.593 người chiếm 43%;  6 dân tộc thiểu số có 621.436 người . Trong đó các dân tộc có dân số tương đối nhiều như: Dân tộc Mường có 364.622 người, Dân tộc Thái có 223.165 người, Dân tộc Mông có 14.917 người, Dân tộc Thổ có 11.530 người, Dân tộc Dao có 6.215 người, Dân tộc Khơ Mú có 978 người. Còn lại 21 dân tộc thiểu số khác có 4493 người. Trong đó Dân tộc Tày 444 người, Nùng 151 người, Hoa 327 người, Khơ Me 31 người, Gia Rai 27 người, Ê Đê 68 người ….ít nhất là Dân tộc Tà Ôi có 02 người.

DÂN TỘC DAO

Tên tự gọi: Kìm miền, Kìm mùn Tên gọi khác: Mán Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao  Năm 2009 ở Thanh Hoá có khoảng 6215 người Dao thuộc hai nhóm: Dao Quần Chẹt và Dao Đỏ. Nhóm Dao Quần Chẹt ở vùng núi thấp có 10 làng ( trong đó 9 làng toàn là người Dao, 1 làng xen ghép ở cùng người Mường, Thái và người Kinh). Ở Huyện Cẩm Thuỷ có các làng: Phú Sơn; Thạch An; Làng ơi. Ở huyện Ngọc Lặc có các làng: Hạ Sơn; Tân Thành và Phùng Sơn. Nhóm Dao Đỏ ở vùng núi thuộc huyện Mường Lát có 3 chòm: Suối Tút; Con Dao; Pù Quăn.  Người Dao Quần Chẹt ở Thanh Hoá chủ yếu từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc di cư vào hồi đầu thế kỷ XX. Người Dao Đỏ hiện đang sinh sống tại Mường Lát di cư từ Lào qua Việt Nam muộn hơn vào năm 1945. Quan hệ xã hội: Trong thôn xóm người Dao sinh sống chủ yếu các quan hệ xóm giềng và giòng họ. Người Dao có nhiều họ, nhưng phổ biến nhất là họ Bàn, Đặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau. Sản xuất: Người Dao canh tác phổ biến trên nương, rẫy, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức chính. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội lê như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài..chuyên làm ruộng nước. Người Dao Đỏ thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô và các loại rau màu khác. Nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản, giấy bản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma.. Người Dao quần chẹt Ăn: Người Dao chủ yếu là ăn cơm, tuy nhiên ở một số nơi lại ăn ngô hoặc ăn cháo nhiều hơn ăn cơm.Khi ăn xong người ta kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết.   Mặc: Trước đây đàn ông để tóc daì, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Phụ nữ Dao ăn mặc rất đa dạng, y phục sặc sỡ, thường là áo dài yếm, váy hoặc quần. Ở: Nhà của người Dao rất khác nhau, tùy nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nửa nhà sàn, nửa đất. Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi ngay trong phòng ngủ, nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa nhà để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được phép vào nhà trai. Ma chay: Người Dao kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình, thường thì được liệm vào quan tai, tuy nhiên một số nơi có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Nhà mới: Muốn làm nhà mới phải xem tuổi các thành viên trong gia đình, nhất là tuổi của chủ nhà. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc…. rồi úp bát lên.Sáng hôm sau ra xem hố, các hạt gạo vẫn giữ nguyên la làm được Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Đạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của ngưòi Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống, đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. Một nghi lễ vừa mang tính chất của Đạo giáo vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa. Văn nghệ: Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Đặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các ngày nghỉ lễ tôn giáo. Hiện nay, Nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước, người Dao ở Thanh Hoá đã vươn lên trong cuộc sống, từng bước xoá đói giảm nghèo, có hộ khá giả, có hộ trở nên giàu có nhờ kinh tế vườn rừng như hộ ông: Triệu Phúc Hiến ở Cẩm Thuỷ, do biết làm kinh tế giỏi cho thu nhập hàng năm hơn 1 tỷ đồng, giảI quyết thường xuyên cho 05 – 10 lao động…Tại Đại hội DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ nhất cộng đồng người Dao vinh dự bầu được 04 đại biểu tham dự đại hội và 03 người được đi dự đại hội DTTS toàn quốc vào tháng 5 năm 2010.

DÂN TỘC KHƠ MÚ

 Dân tộc Khơ Mú là một c­ư dân cư­ trú lâu đời ở vùng núi rừng miền tây bắc Việt Nam và khu vực bắc Trung bộ. Tập trung ở các tỉnh từ Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La đến Thanh Hoá và Nghệ An.  Dân tộc Khơ Mú nằm trong ngữ hệ Nam Á thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me miền Bắc Việt Nam, cùng chung sống với các dân tộc Thái, Mông. Tr­ớc khi có tên gọi là Khơ Mú nh­ư ngày nay, dân tộc này có khá nhiều tên gọi khác nhau. Về mặt ý thức tự giác dân tộc, từ tr­ước đến nay, ng­ời Khơ Mú tự gọi mình là KhMụ, K­mMụ, C­ư Mụ (nghĩa là ngư­ời hay nhóm ng­ười) hoặc Tênh hay Pu Tênh (có nghĩa là ngư­ời ở trên núi cao). Người Thái gọi là Xá Cẩu, ng­ời Mông gọi là Mảng Cẩu,v.v...(đều có nghĩa là ng­ời Xá có búi tóc ng­ợc). Ở Thanh Hoá, ng­ười Thái gọi ngư­ời Khơ Mú là ngư­ời Kha hay ngư­ời Xá (có nghĩa đen nh­ư giàn bếp) mang hàm ý miệt thị. Gần đây ngư­ời Khơ Mú tự gọi mình là ngư­ời Tình, ngư­ời Đoàn Kết. Ngư­ời Khơ Mú ở Thanh Hoá tr­ước đây sống du canh du cư­. Thực hiện cuộc vận động định canh định cư­, từ năm 1994 đến nay, đồng bào đã định cư­ tập trung tại bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) và bản Lách (xã Mư­ờng Chanh) thuộc huyện M­ường Lát. Hiện nay, có 179 hộ, 978 khẩu, chiếm 0,02 dân số toàn tỉnh. Ng­ời Khơ Mú c­ư trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác n­ơng rãy, du canh du c­ư, nên còn đ­ược gọi là “ngư­ời Xá ăn lửa” để chỉ việc đốt n­ơng, làm rãy đã trở thành tập quán sản xuất của ngư­ời Khơ Mú. Cây trồng, ngoài cây lúa, cây ngô còn có bầu, bí, đậu và các loại cây có củ: Sắn, khoai sọ,v.v.Phư­ơng thức canh tác lạc hậu, hái lượm và săn bắn đ­ược duy trì; chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ tín ngư­ỡng thờ cúng, ma chay, cư­ới hỏi, lễ tết và sinh hoạt gia đình; đan lát là nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của dân tộc Khơ Mú. Đồ đan của ng­ời Khơ Mú rất bền, đẹp, đạt đến trình độ tinh sảo so với các dân tộc khác quanh vùng. Sản phẩm chủ yếu như­ đồ đựng vận chuyển (gùi, sọt), đồ dùng gia đình (mâm ăn cơm, giỏ đựng, rổ, rá, ghế ngồi..). Trong đó, mâm mây đ­ược xem là sản phẩm đặc trư­ng nhất, rất đ­ược các dân tộc Thaí, Mông, Dao, ư­a thích và mua về dùng. Các nghề thủ công khác ch­a phát triển, nghề dệt vải xuất hiện chư­a lâu. Dân tộc Khơ Mú có một số nét truyền thống như­: Mỗi dòng họ mang tên một loài chim, thú hoặc cây cỏ nào đó trong rừng. Có thể chia làm 3 nhóm họ: Nhóm tên thú, gồm: Hổ, cầy h­ương, chồn; nhóm tên chim: Phư­ợng hoàng đất, chìa vôi, cuốc, bìm bịp; nhóm tên cây: Tỏi, d­ơng xỉ, tu va cút. Các dòng họ kiêng kỵ việc săn bắt, ăn thịt các loại chim, thú, chặt hái các loại cây thuộc dòng họ mình. Đồng bào quan niệm nếu ai vi phạm vào điều cấm kỵ đó sẽ bị thần linh trừng phạt. Đó chính là vết tích tín ngưỡng tô tem (vật tổ) nguyên thuỷ còn lại cho đến ngày nay của ngư­ời Khơ Mú; hôn nhân theo nguyên tắc thuận chiều, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ. Trong hôn nhân, nhiều tàn d­ư mẫu hệ còn tồn tại nh­ư: Tục ở rể; hôn nhân anh em vợ, chị em chồng; đám ma ng­ười Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ng­ưỡng. Điều đặc biệt là không có thầy cúng như­ các dân tộc khác. Ngoài lễ cúng m­ường, ngư­ời Khơ Mú còn có lễ cúng bản, đặc biệt là lễ cúng ma nhà trong dịp lễ, tết và khi con, cháu ốm đau. Bàn thờ ma nhà đặt trên gác bếp, còn ông, bà thờ một gian riêng, kín đáo và rất kiêng kỵ đối với ng­ười ngoài; về văn nghệ, làn điệu dân ca quen thuộc rất đ­ược nhiều ng­ời ­ưa thích là Tơm.. Ng­ười Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, đặc biệt là kèn môi. Đến nay, đồng bào Khơ Mú đã thực hiện định canh, định c­ư. Các bản có lớp học. Đồng bào dân tộc Khơ Mú đã và đang cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh đóng góp tích cực vào xây dựng quê hư­ơng Thanh Hoá ngày càng giầu đẹp, văn minh.

DÂN TỘC MÔNG

Dân tộc Mông ở Thanh Hoá 2.361 hộ / 14.917 người, sinh sống ở 46 bản làng, 6 xã, 3 huyện: Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát.  Người dân tộc Mông di cư vào Thanh Hoá khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX từ các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Về sản xuất kinh tế: Người Mông ở Thanh Hoá chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa trên nương rẫy, các loại cây trồng chủ yếu ngoài cây lúa còn có một số loại cây như sắn, ngô, khoai, đậu tương, mì ….. nghề lúa nước ít có điều kiện khai hoang và phát triển, một số ít sống làm nghề thủ công, đan lát và nghề chăn nuôi với hình thức chăn thả. Trước đây, dân tộc Mông chăn nuôi chỉ để phục vụ nhu cầu sinh họat hàng ngày. Tuy nhiên vài năm trở lại đây đã dần hình thành lối chăn nuôi và xuất thành hàng hoá trao đổi.Dân tộc Mông nổi tiếng về nghề rèn, nghề đúc, đan lát, dệt vải và người Mông còn có thể khoan và tự làm nòng súng; nghề làm đồ trang sức như vòng đeo cổ, khuyên tai, nhẫn của người Mông cũng đạt đến mức kỹ thuật cao.   Dân tộc Mông đen  Ngoài ra đi săn không những là thói quen mà còn là một nghề xưa nay của người Mông. Nghề đi săn phần nào giải quyết được vấn đề thực phẩm cho gia đình cũng như bảo vệ mùa màng khỏi sự tàn phá của thú rừng.   Dân tộc Mông Hoa    Về quan hệ xã hội: Ngoài các tổ chức hành chính, trong cộng đồng người Mông, người già, người có uy tín trong bản, làng có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng đạo đức xã hội cũng như giải quyết tất cả những việc liên quan đến bản, làng và dòng họ. Gia đình người Mông có truyền thống hoà thuận, yêu thương, ít có trường hợp vợ chồng ly dị, bỏ nhau. Trong dòng họ, ông trưởng họ (Txiv dab) là người quyết định tất cả mọi việc của dòng họ, là người đại diện cho tiếng nói của dòng học hoặc một gia đình nào đó trong dòng họ khi có việc lớn.  Tang ma: Xưa nay người Mông ở Thanh Hoá đang còn một hủ tục lạc hậu trong tang ma đó là khi người chết không được bỏ vào quan tài mà để người chết nằm trên cái “neeg tuag” - tượng trưng cho con ngựa đưa người chết về với tổ tiên; giết nhiều trâu, bò, lợn, gà để người chết “mang” đi theo về thế thế giới bên kia. Cưới xin: Bố mẹ người Mông không áp đặt việc cưới xin của con cái. Nếu ưng nhau, đôi trái gái tự tìm hiểu và đến một đêm đẹp trời, người con trai đến “bắt” người con gái về nhà mình 3 ngày sau mới đem rượu, thịt đến nhà gái để làm lễ cưới lần một. Lễ cưới lần hai tuỳ theo điều kiện từng gia đình, nếu có điều kiện có thể cưới lần hai sau cưới lần một từ 1 đến 3 năm, nếu chưa có điều kiện có thể lâu hơn. Văn học dân gian người Mông chủ yếu là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, những câu dân ca như hát giao duyên, cưới xin, làm dâu, mồ côi. Gắn với dân ca có các nhạc cụ như kèn lá, sáo, đàn môi cùng với những điệu múa khèn, múa xoè làm say đắm lòng người; thợ người Mông cũng có thể làm ra được các đồ trang sức được chạm khắc với kỹ thuật cao như khuyên tai, vòng cổ, nhẫn, vòng đeo tay, chân..   Nguồn thực phẩm chính của đồng bào Mông chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt hái lượm; thường thì dân tộc Mông có 4 món ăn chủ yếu là luộc, xào, nướng và hấp. Cách dự trữ thực phẩm tốt nhất của đồng bào Mông đó là phơi thịt khô trên gác bếp, ủ chua trong chum.. Trang phục dân tộc Mông đặc biệt là trang phục của phụ nữ người Mông có nhiều đường nét hoa văn sặc sỡ, với một số mầu nổi như màu vàng, đỏ, xanh, trắng; chất liệu trang phục ngày xưa chủ yếu được dệt từ sợi lanh, in hoa văn bằng sáp ong; ngày nay được thay thế bởi một số loại chất liệu vải tân tiến mới, in, thêu bằng sợi chỉ với nhiều loại màu khác nhau. Cách tính phong thuỷ của người Mông ở Thanh Hoá khá đơn giản. Trước khi dựng nhà 3 - 4 ngày, chủ nhà mang một ít gạo và 4 cái bát úp 10 - 20 hạt gạo tại ví trí 4 cây cột nhà chính, sáng hôm sau lật 4 cái bát mà không có côn trùng nào mang những hạt gạo đó đi thì coi như có thể làm nhà được. Trong năm, người Mông thường có ít ngày lễ, tết, ngoài ngày tết nguyên đán - Tết chung ở Việt Nam, dân tộc Mông có một số lễ như Lễ tết dành cho thầy cúng của người Mông Đen, Lễ Cúng cơm mới.. Một người đàn ông người Mông, trong đời có một số lễ nhất định phải có như Lễ đặt tên con, Lễ làm vía , Lễ Đặt tên già - Lễ này được tổ chức khi người đàn ông đã có vợ con, mời bố mẹ ngoại sang để trả lại công sinh thành bằng một nửa con lợn ít nhất từ 80 kg trở lên, Lễ Npua tais (Lễ ma lợn) - Lễ này do cháu trai làm cho ông bằng một con lợn mẹ, Lễ Nyuaj dab (Lễ ma bò) - Lễ này tùy theo từng dòng họ, mỗi người con trai sau khi bố mẹ mất điều phải làm, có dòng họ chỉ làm một lần duy nhất, có dòng họ thì bất kỳ khi nào bố mẹ “đòi” thì phải làm. Dân tộc Mông không có hình thức tôn giáo riêng, chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Những năm 80 trở lại đây một số đạo như Tin Lành, Thiên Chúa giáo... đã thâm nhập vào trong cộng đồng người Mông làm xáo trộn cuộc sống cộng đồng và bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào. Tiếng Mông thuộc nhóm ngữ hệ Hmông -Dao; gồm nhiều ngành Mông như Mông Trắng, Mông Đen, Mông Hoa gần với Mông Si và Mông Xanh. Người Mông không có chữ viết cổ riêng. Tuy nhiên, đầu và giữa thế kỷ XX một số học giả đã sử dụng chữ quốc ngữ của một số quốc gia phiên sang tiếng Mông. ở Việt Nam những năm 1970 ông Phan Thanh đã sử dụng chữ quốc ngữ để phiên sang tiếng Mông và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước có nhiều chương trình, chính sách dự án lên vùng miền núi dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng, cuộc sống vật chất và tình thần đồng bào Mông từng bước được cải thiện, nhận thức được nâng lên rõ rệt; từ những năm 2000 trở lại đây đã chấm dứt việc trồng và tái trồng cây thuốc phiện để trồng cây, nuôi con mới, phát triển kinh tế hoà nhập cộng đồng; ý thức tự giác và lòng tự hào dân tộc được khơi dậy, bản sắc văn hoá được giữ gìn và phát huy; cuộc sống ấm no hướng tới làm giàu cho gia đình và xã hội, theo kịp các dân tộc anh em khác, giữ vững an ninh biên cương, bảo vệ tổ quốc đặc biệt là khu vực biên giới Việt - Lào, phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ nhất (18/12/2009), dân tộc Mông có 12 đại biểu chính thức và 3 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất năm 2010.

DÂN TỘC MƯỜNG

Người Mường - là tộc danh đã được các cứ liệu khoa học, các nhà nghiên cứu và đồng bào tự nhận về dân tộc mình từ xa xưa. Cũng như người Mường ở Hoà Bình, Phú Thọ - Người Mường Thanh Hoá có nguồn gốc từ người Việt cổ. Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; Rất gần với tiếng Việt ( có thể nói theo nghĩa tương đối 70 - 75%). Người Mường Thanh Hoá có hai nhánh . Nhánh Mường cổ - mường gốc - Mường ống từ Bá Thước thường gọi là Mường Trong ; Và một bộ phận di cư đến từ Hoà Bình vào thường gọi là Mường ngoài.   Người Mường Thanh Hoá hiện nay có 364.622 người-chiếm gần 59% các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc - 94.676 người ; Thạnh Thành -76.106 người; Bá thước - 53.046 người; Cẩm thuỷ - 55.570 người; Và một số xã miền núi giáp ranh các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Hà Trung. Đồng bào Mường Thanh Hoá đã lâu đời sống định canh định cư ở các vùng núi thấp. Nơi có nhiều đất sản xuất và gần đường giao thông thuận lợi cho việc làm ăn . Nguồn sống chủ yếu là sản xuất thâm canh cây lúa nước, kết hợp với nương rẫy và phát triển chăn nuôi. Trước đây đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hằng ngày. Nguồn kinh tế phụ của các hộ gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như: gỗ, tre, nứa, mây, song.. cùng với nghề thủ công ươm tơ dệt vải, đan lát. Có nhiều người phụ nữ Mường là những nghệ nhân trong các nghề truyền thống này. Về tổ chức cộng đồng xã hội - người Mường ở Thanh Hoá cũng giống như nhiều nơi khác - chế độ Lang đạo . Các dòng họ chủ yếu là : Họ Cao, Họ Trương, Quách, Bùi, Đinh.. các dòng họ chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có các Lang Cun, dưới là các lang xóm hoặc đạo xóm. Do có nguồn gốc xuất xứ từ xa xưa, và có số dân đông đúc nên người Mường Thanh Hoá có đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú : Tục cưới xin gồm các bước - dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu( giống như người Kinh ) . Khi có người sinh nở trong nhà thì rào cầu thang chính lên nhà từ hàng tuần, đến hàng tháng. Trẻ em đầy năm mới đặt tên; Tang lễ do thầy Mo chủ trì . Thi hài người già chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo trang phục rồi đưa vào quan tài, bên ngoài phủ áo quan. ( Con từa áo táy, con cày áo moỏng). Tuy nhiên, có một vài tục lệ trên đến nay nhiều nơi đã bỏ dần và thực hiện theo quy ước thôn bản văn hoá mới. Tuy không có chữ viết riêng, song người Mường Thanh Hoá có kho tàng văn nghệ dân gian đậm đà bản sắc. Bên cạnh sử thi Đẻ đất, đẻ nước (Té tấc, té đạc ) là các thể loại thơ ca tục ngữ truyện dân gian, hát ru em, hát đố, đồng dao.. Đặc biệt lễ hội PồnPoông của người Mường Thanh Hoá có thể nói vừa ấn tượng, sâu sắc , vừa phản ánh được tổng hoà các nét văn hoá đầy tính triết lý của cuộc sống. Bởi lẽ xung quang cây hoa Pồn poông ngày xuân thông qua các làn điệu xường rang, xéc bùa và múa, diễn xướng - những ước mơ mùa màng bội thu, bản mường no ấm ; và những lời cầu chúc tâm tình, hẹn ước vui tươi hạnh phúc được toả hương ngát mãi những mùa xuân.  Nhà sàn và những trang phục của người Mường thể hiện đậm nét tính cổ truyền . Nhà ở phản ánh kinh nghiệm quá trình cư trú được ghi rõ trong lời Mo” Để đất đẻ nước “ . Cũng như nhiều tộc người khác buổi sơ khai chưa có nhà ở nên phải sống trong các gốc cây hang núi. Chuyện xưa để lại: “ Rùa đen “ được ông lang Cun tha chết, rùa hứa giúp người Mường cách làm nhà ở, kho chứa lúa , chứa thịt. Mái nhà sàn của người Mường có hình mái rùa là thế ! Và buồn vui bây giờ - nhà sàn còn không nhiều ở các vùng cao. Phần đông người Mường đã làm nhà kiểu mới giống như nhà người Kinh . Cũng như nhà ở, trang phục người Mường ngày nay cũng được giao thoa với cộng đồng xã hội phát triển . Tuy nhiên những bản sắc riêng vẫn còn lưu giữ.   Chủ yếu trong các lớp người già cao tuổi . Nam mặc áo xẻ ngực, cổ trần, hai túi dưới hoặc túi trên ngực trái. Nữ mặc yếm chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao lên đến ngực. Trong dịp lễ tết chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài, khoác ngoài bộ trang phục hàng ngày vừa trang trọng vừa khoe được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Yếm áo này cơ bản giống áo yếm của phụ nữ Kinh, chỉ khác là ngắn hơn. Từ khi có Đảng đến nay, người Mường cùng các dân tộc anh em tin theo Đảng, theo cách mạng, chống chế độ thực dân phong kiến và đế quốc xâm lược . Qua 2 cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của dân tộc, người Mường xứ thanh đã đóng góp nhiều sức người , sức của quan trọng . Đảng và Nhà nước ghi công 87 bà mẹ Việt nam anh hùng , 6 anh hùng lực lượng vũ trang , anh hùng lao động..Tại đại hội đại biểu các DTTS Toàn tỉnh năm 2009, Dân tộc Mường có ...ĐB tham dự. Trong công cuộc đổi mới đất nước những thập kỷ vừa qua người Mường Thanh Hoá luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu lao động cùng cả tỉnh cả nước hăng hái thi đua vươn lên trong xoá đói giảm nghèo và xây dựng quê hương làng bản giầu đẹp.

DÂN TỘC THÁI

Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Thanh Hoá; Với 223.316 nhân khẩu hiện nay, Dân tộc Thái có số dân chiếm 35,6% trong số các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh. Táy đăm ( Thái đen ); Táy dọ ( Thái trắng ) là 2 ngành chính của người Thái tỉnh Thanh Hoá. Đồng bào trong nhóm thái Trắng ( Táy dọ ) chủ yếu cư trú ở huyện Thường Xuân ( 48.142 người ) và 1 số xã Miền núi của huyện Như xuân, Triệu Sơn. Phần đông là đồng bào nhóm Thái đen sinh sống trên địa bàn miền núi vùng cao như: Quan Hoá, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh.Các dòng họ lớn của người Thái là : Họ Hà, Họ Phạm, Họ lang , Họ Lò, Họ Vi.. . Cùng với nhiều Mường lớn như: Mường Khoàng, Mường Ca da ,Mường xia, Mường mìn, Mường ha, Chiềng Vạn, Mường ký..v..v...  Từ xa xưa, người Thái có kinh nghiệm lập mường, lập bản dọc theo các con sông, suối thuận lợi cho nghề canh nông phát triển “ Táy kin nậm”   hoặc “ o lóc có noong xoong hươn có bản” Nghĩa là: Người Thái ăn theo con nước; một vũng nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Gắn liền với những kinh nghiệm lập bản là những kinh nghiệm quý được coi là vốn sống của đồng bào Thái như : Đắp mương đắp đập : Làm cọn nước ( xe hàn ) đưa nước về ruộng sản xuất, về bản sinh hoạt hằng ngày . Điều đó chứng tỏ họ là những cư dân nông nghiệp canh tác cây lúa nước từ lâu đời nay. Tuy nhiên, lúa nếp luôn là lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của người dân tộc Thái. Ngoài việc trồng lúa , đồng Thái cũng trồng ngô, khoai, sắn, rau màu các loại... Và nghề rừng, nghề dệt thủ công lâu này đã tạo thêm nhiều nguồn lợi sống quan trọng cho người Thái. Trong các nghề thủ công của người Thái được phân định khá rõ : Phụ nữ Thái tinh tế, văn hoa trong công việc dệt thổ cẩm truyền thống; Người đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát mây tre, nghề mộc . Đặc biệt, những chiếc xuồng độc mộc đuôi én chở hàng hoá vượt thác ghềnh, sông suối đã phản ánh nét riêng khá độc đáo của người Thái - nơi thựơng nguồn các sông suối nói chung. Cũng như nhiều vùng khác, người Thái Thanh hoá thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái . Các tục lệ thờ cúng tổ tiên: Cúng trời đất, cúng bản mường và những lễ nghi như: Câù mưa , Cầu mùa, Lễ hội phấn trá, mường Ca da, Mường Xia .. Thường được tổ chức trong dịp khởi đầu một năm mới. Do quan niệm về cái chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia; vì vậy tục lệ ma chay của người Thái là “ lễ “ tiền đưa người chết về “ Mường trời” Vốn có chữ viết riêng rất sớm, nên người Thái Thanh Hoá ( nói riêng) đã lưu trữ được kho tàng văn hoá bao gồm nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ khá phong phú như : Xống trụ xôn xao; Khun lú; Nàng ửa; Khâm panh, truyện tình Pha dua.. Đặc biệt trong đời sống tinh thần Người thái bất cứ ở đâu cũng không thể thiếu : Hát khặp, khua luống, ném còn . Những nét văn hoá đặc trưng của người Thái Thanh Hoá đến nay cơ bản vẫn còn được lưu giữ phát huy ở nhiều khu vực làng bản, vùng cao Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước..  Về nhà cửa, trang phục có những nét riêng của nhóm Thái đen và Thái Trắng. Cung chung giống nhau - nhà sàn vững chắc rộng rãi . Nhà của đồng bào Thái đen - nóc hình mái rùa; đầu nóc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Trên mặt sàn nhà ở được chia làm 2 phần. Một dành riêng làm nơi ngủ cho người trong gia đình; nửa còn lại dành cho khách và công việc bếp núc. Về trang phục người Thái được phân biệt rất rõ trong từng quan hệ như: Trang phục hàng ngày, trang phục trong lao động, trong sinh hoạt, trong lễ hội; Và phân biệt giữa các ngành Thái đen, trắng chủ yếu y phục của người phụ nữ. Trang phục nam giới đơn giản - áo cánh ngắn xẻ ngực, quần xẻ đũng. Phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo cánh ngắn mầu sáng, cổ áo hình chữ V váy mầu đen không trang trí hoa văn. Phụ nữ Thái Đen trang phục thường nhật mặc áo khóm ( xửa cóm ) mầu tối cổ tròn, chui đầu, cài cúc phía vai ; khác với áo phụ nữ Thái Trắng cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong.. Riêng cách búi tóc của người phụ nữ Thái trắng, Thái đen giống nhau. Chưa chồng thì búi sau gáy; Nếu có chồng thì búi trên đỉnh đầu. Cùng với các dân tộc anh em trên vùng đất phía Tây tỉnh Thanh Hoá, trong quá trình xây dựng quê hương đất nước. Đồng bào Thái Thanh Hoá đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nnghiệp cách mạng : - 8 anh hùng lực lượng vũ trang, 3 anh hùng lao động , 24 bà mẹ việt nam anh hùng là phần thưởng cao quý Đảng và Nhà nước trao tặng cho đông bào Thái xứ Thanh; Tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất năm 2009, Dân tộc Thái có ..Đại biểu. Trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển KTXH hôm nay đồng bào Thái đã và đang tiếp tục cùng cả tỉnh cả nước lập nên những thành tựu mới trên con đường phát triển đi lên.

DÂN TỘC THỔ

Tên tự gọi : Người Nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng.  Dân số: Khoảng 11.530 người Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường( ngữ hệ Nam á) Địa bàn cư trú của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược. Hiện nay người Thổ chủ yếu sinh sống ở huyện Như Xuân, Như Thanh. Thiếu nữ dân tộc Thổ Hoạt động sản xuất: Người Thổ sống chủ yếu dựa vào làm nương, rẫy và một số nhỏ làm ruộng nước. Dù làm ruộng hay làm nương thì trình độ canh tác của đồng bào đã phát triển khá cao biểu hiện ở kỹ thuật làm đất ( dùng cày một cách thành thạo), thâm canh cây trồng. Cây lương thực trồng chủ yếu là lúa, sau đó là sắn và ngô.  Ăn: Trước đây người Thổ ăn gạo nếp là chủ yếu nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang ăn gạo tẻ. Mặc: Đàn ông mặc tương tự như người Việt với chiếc quần trắng cạp vấn, áo dài lương đen và đầu đội khăn nhiễu tím. Phụ nữ mặc chiếc váy ngắn đến đầu gối có cạp váy quấn ngang nách thay yếm, mặc chiếc áo dài năm thân có ống tay hẹp độ khăn vuông trắng bịt đầu.Nhìn chung trang phụ nữ Thổ là sản phẩm của pha tạp về kiểu giáng và hoa văn, ban đầu với người Mường, Thái, sau này với người Kinh. Ở: Ngày xưa người Thổ ở nhà sàn được che xung quanh bằng lếp nứa hoặc gỗ.Ngày nay nhà ở của họ cũng đang trong quá trình chuyển từ nhà sàn sang nhà đất như kiểu người Kinh. Cưới xin: Hôn lễ của người Thổ phải trải qua nhiều bước, thông thường khi cươi, nhà trai phải dẫn một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn.Nhiều vùng còn có tục ở rể. Đặc biệt còn có tục ngủ maí, ngủ thăm. Sinh đẻ: Khi sinh được 3 ngày thì cúng bà mụ để đặt tên cho con và người mẹ phải kiêng cữ trong vòng một tháng,trong tháng đó người lạ không được vào nhà. Ma chay: Người Thổ tổ chức ma chay khá linh đình và tốn kém,trước đây có nhà đã giết đến 12 con trâu, người chết được quàn trong nhà hàng tuần. Quan tài của người Thổ là một cây gỗ nguyên, đục bụng, giống như cách làm thuyền. Sau khi chôn cất, cúng người chết vào dịp 30 ngày, 50 ngày, 100 ngày. Thờ cúng: Người Thổ thờ rất nhiều lạo thần, ma, đặc biệt là các vị thần liên quan đến đánh giặc và khai khẩn đất đai. Trong phạm vi gia đình, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, họ còn làm lẽ cúng bà mụ mỗi khi trẻ đau ốm và cúng vía cho người lớn vào dịp lễ, tết, khi đau ốm. Tuy nhiên, một số tập tục trên đây dần thay đổi bởi những nét văn hoá mới trọng sự hoà nhập và phát triển chung với cộng đồng xã hội hiện tại. Văn nghệ: Vốn văn nghệ dân gian của người Thổ khá đa dạng, các bài hát đồng dao vẫn được lưu truyền, ca dao, tục ngữ rất phong phú góp phần tạo nên bản sắc miền núi xứ Thanh khi mỗi độ xuân về và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cộng đồng các dân tộc tỉnh Thanh. Ngày nay người Thổ Thanh Hoá có đời sống tương đối tốt và từng bước thoát khỏi nghèo đói, đời sống ngày càng được cải thiện, nhiều người tham gia vào hệ thống chính trị ở địa phương. Đây là thành tựu to lớn, là tấm gương góp phần giáo dục các thế hệ người thổ, con em họ vươn lên trong lao động, học tập, không ngừng, góp sức vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương nói chung và cộng đồng người Thổ nói riêng. Tại Đại hội DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ nhất, cộng đồng người Thổ cử được 08 đại biểu tham dự Đại hội và là niềm tự hào chung, cùng các dân tộc thiểu số khác làm nên miền núi Thanh Hoá ngày càng phát triển đi lên./.

 

Quốc Bảo

Từ khóa » Ví Dụ Về Tộc Người