Các Dạng Bài Tập Về ADN Lớp 12

Các dạng bài tập về ADN lớp 12 là một trong những dạng bài tập quan trọng thường xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kì.

Chính vì vậy hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn 6 dạng bài tập về ADN để các bạn tham khảo. Qua đó các bạn lớp 12 sẽ nắm vững được cách giải để nhanh chóng trả lời được các câu hỏi Sinh 12 nhanh và chính xác nhất. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm Công thức tính ADN. Vậy sau đây là nội dung tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Các dạng bài tập về ADN lớp 12

  • Dạng 1. Xác định trình tự nuclêôtit
  • Dạng 2. Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) khi biết trình tự nuclêôtit của ARN.
  • Dạng 3. Xác định số nuclêôtit, số liên kết hyđrô, chiều dài gen, số liên kết peptit . . .
  • Dạng 4. Xác định số bộ ba, chiều dài gen khi biết số axitamin
  • Dạng 5. Tính số nuclêôtit của tế bào sinh dưỡng, giao tử.
  • Dạng 6. Tính số nuclêôtit 1 mạch, xác định cấu trúc gen.

Dạng 1. Xác định trình tự nuclêôtit

Cho biết: Trình tự nuclêôtit trên một mạch của gen.

Yêu cầu:

+ Xác định trình tự nuclêôtit trên gen (ADN).

+ Hoặc xác định trình tự nuclêôtit ARN do gen phiên mã.

- Cách giải:

+ Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen):

Căn cứ nguyên tắc cấu tạo của ADN, các đơn phân của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:

A liên kết với T; G liên kết với X .

+ Xác định trình tự nuclêôtit trên ARN:

Căn cứ cơ chế quá trình phiên mã, phân tử ARN chỉ được tổng hợp từ mạch gốc của gen. Các đơn phân của mạch gốc liên kết với các nuclêôtit môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung

A mạch gốc liên kết với U môi trường

T mạch gốc liên kết với A môi trường

G mạch gốc liên kết với X môi trường

X mạch gốc liên kết với G môi trường

Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là . . . A- G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.

Gợi ý đáp án

Theo NTBS các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X

Vậy: Mạch có trình tự: . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

Mạch bổ sung là: . . . T - A - G - A - A - T - X - G - A . . .

Ví dụ 2: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nuclêôtit là:

. . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

Xác định trình tự các ribô nuclêôtit được tổng hợp từ đoạn gen này.

Gợi ý đáp án

Khi biết mạch bổ sung => Xác định mạch gốc => xác định ARN (theo nguyên tắc bổ sung)

Giải

- Theo NTBS: Các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X

Trong quá trình phiên mã các nuclêôtit trên gen liên kết với các nuclêôtit môt trường theo nguyên tắc:

A mạch gốc liên kết với U môi trường

T mạch gốc liên kết với A môi trường

G mạch gốc liên kết với X môi trường

X mạch gốc liên kết với G môi trường

Theo bài ra: mạch bổ sung của gen: . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

=> Mạch gốc của gen: . . . T - X - G - A - A - T - X - G - T . . . .

=> ARN . . . A - G - X - U - U - A - G - X - A . . . .

Lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung (Thay T bằng U)

Dạng 2. Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) khi biết trình tự nuclêôtit của ARN.

- Cách giải: Căn cứ nguyên tắc bổ sung trên gen và quá trình phiên mã

+ Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của ADN (gen)

+ Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung.

Ví dụ: Phân tử mARN chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là . . . A- G - X - U - A - G - X - A . . .

Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên gen.

Gợi ý đáp án

mARN . . . A - G - X - U - U - A - G - X - A . . . .

Mạch gốc: . . . T - X - G - A - A - T - X - G - T . . . .

Mạch bổ sung: . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

Dạng 3. Xác định số nuclêôtit, số liên kết hyđrô, chiều dài gen, số liên kết peptit . . .

Một số lưu ý:

- Virut, ADN chỉ có 1 mạch.

- Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng.

-Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác.

Dạng 4. Xác định số bộ ba, chiều dài gen khi biết số axitamin

Bài toán 1. Trong quá trình dịch mã, để tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit cần môi trường cung cấp 249 axitamin.

1. Xác định số nuclêôtit trên gen.

2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã.

3. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.

4. Xác định chiều dài gen.

5. Tính số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit.

Gợi ý đáp án

1. Số nuclêôtit trên gen = (249+1)x 6 = 1500.

2. Số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã = 1500/2=750

3. Số chu kỳ xoắn của gen =75.

4. lgen = 2550A0.

5. Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = 249-1 =248.

Bài toán 2. Chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh có 248 axitamin.

1. Xác định bộ ba trên mARN

2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã.

3. Xác định chiều dài gen.

4. Số liên kết peptit được hình thành để tạo ra chuỗi pôlipeptit.

Gợi ý đáp án

1. Xác định bộ ba trên mARN = 248+2=250

2. Số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã =250x3 =750

3. lgen = lARN=750x3,4 = 2550A0.

4. Số liên kết peptit được hình thành để tạo ra chuỗi pôlipeptit = 248.

Dạng 5. Tính số nuclêôtit của tế bào sinh dưỡng, giao tử.

Bài toán 1. Một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 ×109 cặp nuclêôtit.

1. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?

2. Tế bào tinh trùng chứa số nuclêôtit là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

1. Hàm lượng ADN ở kỳ đầu có số nuclêôtit là: 2. 6. 109 = 12. 109 cặp nuclêôtit.

2. Hàm lượng ADN ở tinh trùng có số nuclêôtit là: . 109 = 3. 109 cặp nuclêôtit

Bài toán 2. Một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 ×109 cặp nuclêôtit.

1. Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?

2. Tế bào trứng chứa số nuclêôtit là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

1. Hàm lượng ADN ở kỳ đầu có số nuclêôtit là: 2. 6. 109 = 12. 109 cặp nuclêôtit.

2. Hàm lượng ADN ở tinh trùng có số nuclêôtit là: . 109 = 3. 109 cặp nuclêôtit

Dạng 6. Tính số nuclêôtit 1 mạch, xác định cấu trúc gen.

Lưu ý: Theo NTBS, A1=T2; T1= A2; G1= X2; X1=G2.

%A +%G = 50%.

N=100x = 100x

A1+A2=T1+T2= Agen; G1+G2= X1+X2= Xgen.

Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho phiên mã là bội số của số nuclêôtit trên mạch gốc của gen. (Chia hết cho số nuclêôtit trên mạch gốc)

Từ khóa » Các Bài Tập Về Adn Lớp 12