Phương Pháp Giải Nhanh Các Dạng Bài Tập Chuyên đề Adn Và Arn

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ADN VÀ ARN

1. Bài tập về ADN

Bài 1: Một phân tử ADN có tổng số 60000 nuclêôtit. Hãy xác định chiều dài và số chu kì xoắn của ADN này.

Hướng dẫn giải

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là N thì số chu kì xoắn \( = \frac{N}{{20}} \); Chiều dài của ADN \( = \frac{N}{2} \times 3,4 \) (tính theo đơn vị Ao).

Giải thích lí thuyết:

- ADN có cấu trúc xoắn kép, trong đó mỗi chu kì xoắn có chiều dài 34A0 và có 10 cặp nuclêôtit. Do đó, cứ 1 cặp nuclêôtit thì tương đương độ dài 3,4 A0.

- Vì vậy, một phân tử ADN có N nuclêôtit thì sẽ có chiều dài \( L = \frac{N}{2} \times 3,4 \).

- Một phân tử ADN có N nuclêôtit thì sẽ có số chu kì xoắn \( = \frac{N}{{20}} \).

Áp dụng công thức giải nhanh vào bài toán, ta có:

- Chiều dài của ADN này \( = \frac{N}{2} \times 3,4 = \frac{{60000}}{2} \times 3,4 = 102000 \) (A0).

- Số chu kì xoắn của ADN \( = \frac{N}{{20}} = \frac{{60000}}{{20}} = 3000 \) (chu kì xoắn).

Ví dụ vận dụng:

Ví dụ 1: Một phân tử ADN có chiều dài 9160 nm. Hãy xác định tổng số nuclêôtit của ADN và số chu kì xoắn của ADN này.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

- Chiều dài của ADN, \( L = \frac{N}{2} \times 3,4 \to N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} \)

- ADN có chiều dài 9160 nm = 91600A0.

Tổng số nuclêôtit của ADN là: \( = \frac{{91600}}{{3,4}} \times 2 = 48000 \) (nu).

- Số chu kì xoắn của ADN \( = \frac{N}{{20}} = \frac{{48000}}{{20}} = 2400 \) (chu kì xoắn).

Ví dụ 2: Một gen có 220 chu kì xoắn. Hãy xác định tổng số nuclêôtit và chiều dài của gen này.

Hướng dẫn giải

Gen là một đoạn ADN cho nên áp dụng công thức giải nhanh của ADN, ta có:

- Chiều dài của ADN, L = số chu kì xoắn \( \times 34 = 220 \times 34 = 7480 \) (A0).

- Tổng số nuclêôtit của ADN là = số chu kì xoắn \( \times 20 = 220 \times 20 = 4400 \) (chu kì).

Bài 2: Một phân tử ADN có tổng số 480000 nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 22% tổng số nuclêôtit của ADN. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại và tổng liên kết hiđrô của ADN này.

Hướng dẫn giải

Công thức giải nhanh

Tổng số 2 loại nuclêôtit không bổ sung luôn chiếm 50% tổng số nuclêôtit của ADN. A + G = A + X = T + G = T + X = 50%.

Tổng số liên kết hiđrô của phân tử ADN là = 2A + 3G = Tổng số nuclêôtit của ADN + Gcủa ADN.

Giải thích lí thuyết:

- Vì \( A + T + G + X = 100\% \).

\( A = T \)\( G = X \) cho nên \( A + T = 2A;\,\,G + X = 2G \).

\( \to A + T + G + X = 2A + 2G = 100\% .\,\,\, \to A + G = 50\% \).

- Trên phân tử ADN mạch kép, A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Do đó, ở đâu có A và T thì ở đó có 2 liên kết hiđrô, ở đâu có G và X thì ở đó có 3 liên kết hiđrô. Số liên kết hiđrô \( = 2A + 3G \).

- \( H = 2A + 3G = 2A + 2G + G \).

\( 2A + 2G = N \).

\( \to H = N + G \).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

\( G = 22\% \to A = 50\% - 22\% = 28\% \).

- Số nuclêôtit loại \( A = T = 28\% \times 480000 = 134400 \)

- Số nuclêôtit loại \( G = X = 22\% \times 480000 = 105600 \)

- Số liên kết hiđrô của ADN là

\( H = 2A + 3G = N + G = 480000 + 105600 = 585600 \) (liên kết)

Bài 3: Một phân tử ADN có tổng số 310000 nuclêôtit và 390000 liên kết hiđrô. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của ADN này.

Hướng dẫn giải

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là N; tổng liên kết hiđrô là H thì số nuclêôtit loại G = H – N; số nu loại A = 1,5N – H.

Giải thích:

a) Chứng minh G luôn \( = H - N \).

Tổng số nuclêôtit của ADN là: \( N = 2A + 2G \).

Tổng liên kết hiđrô của ADN là: \( H = 2A + 3G \).

Vì vậy, nếu lấy \( H - N \) thì ta có: \( H - N = 2A + 3G - \left( {2A + 2G} \right) = G \).

Số nuclêôtit loại G luôn \( = H - N \).

b) Chứng minh A luôn \( = 1,5N - H\ \).

\( N = 2A + 2G. \to 1,5N = 3A + 3G \).

Do đó, \( 1,5N - H = 3A + 3G - \left( {2A + 3G} \right) = A\ \).

Số nuclêôtit loại A luôn \( = 1,5N - H\ \).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

\( N = 310000;\,\,H = 390000 \).

\( \to A = T = H - N = 390000 - 310000 = 80000 \).

\( \to G = X = 1,5N - H = 1,5 \times 310000 - 390000 = 465000 - 390000 = 75000 \).

Ví dụ vận dụng: Một gen có tổng số 5100 nuclêôtit và 6050 liên kết hiđrô. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen này.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

\( N = 5100;\,\,H = 6050 \).

\( \to A = T = H - N = 6050 - 5100 = 950 \).

\( \to G = X = 1,5N - H = 1,5 \times 5100 - 6050 = 7650 - 5100 = 2550 \).

Bài 4: Trên mạch một của một phân tử ADN có tỉ lệ \( \frac{{A + G}}{{T + X}} = \frac{1}{4} \). Tỉ lệ này ở mạch thứ hai là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Công thức giải nhanh:

Ở phân tử ADN mạch kép, nếu tỉ lệ hai loại nuclêôtit không bổ sung ở mạch thứ nhất \( = \frac{a}{b} \) thì tỉ lệ của hai loại nuclêôtit này ở mạch thứ 2 \( = \frac{b}{a} \).

Minh họa công thức:

- Nếu \( \frac{{{A_1} + {G_1}}}{{{T_1} + {X_1}}} = \frac{a}{b} \) thì tỉ lệ \( \frac{{{A_2} + {G_2}}}{{{T_2} + {X_2}}} = \frac{b}{a} \).

- Nếu \( \frac{{{A_1} + {X_1}}}{{{T_1} + {G_1}}} = \frac{a}{b} \) thì tỉ lệ \( \frac{{{A_2} + {X_2}}}{{{T_2} + {G_2}}} = \frac{b}{a} \).

- Nếu \( \frac{{{T_1} + {X_1}}}{{{A_1} + {G_1}}} = \frac{a}{b} \) thì tỉ lệ \( \frac{{{T_2} + {X_2}}}{{{A_2} + {G_2}}} = \frac{b}{a} \).

Giải thích: \( \frac{{{A_1} + {G_1}}}{{{T_1} + {X_1}}} = \frac{a}{b} \) thì \( \frac{{{A_2} + {G_2}}}{{{T_2} + {X_2}}} = \frac{b}{a} \).

- Vì hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau cho nên A của mạch này = T của mạch kia; G của mạch này = X của mạch kia.

Do đó, \( {A_2} + {G_2} = {T_1} + {X_1};\,\,{T_2} + {X_2} = {A_1} + {G_1} \).

- Ta có \( \frac{{{A_2} + {G_2}}}{{{T_2} + {X_2}}} = \frac{{{T_1} + {X_1}}}{{{A_1} + {G_1}}} = \frac{{\frac{1}{{{A_1} + {G_1}}}}}{{{T_1} + {X_1}}} = \frac{{\frac{1}{a}}}{b} = \frac{b}{a} \).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có tỉ lệ \( \frac{{A + G}}{{T + X}} \) ở mạch 2 \( = \frac{4}{1} \).

Ví dụ vận dụng: Trên mạch một của một gen có tỉ lệ \( \frac{{A + X}}{{T + G}} = 0,3 \). Tỉ lệ này ở mạch thứ hai là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Gen là một đoạn ADN, cho nên áp dụng công thức giải nhanh của ADN, ta có:

Mạch 1 có tỉ lệ \( \frac{{A + X}}{{T + G}} = 0,3 = \frac{3}{{10}} \) thì ở mạch 2, tỉ lệ \( \frac{{A + X}}{{T + G}} = \frac{{10}}{3} \).

{-- Nội dung đề và đáp án từ bài 5-8 phần bài tập ADN của tài liệu Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập chuyên đề ADN - ARN Sinh học 12các bạn vui lòngxem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. Bài tập về ARN:

Bài 1: Một phân tử mARN có 720 đơn phân, trong đó tỉ lệ \( A:U:G:X = 1:3:2:4 \).

a. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN này sẽ có tối đa bao nhiêu bộ ba?

b. Tính số nuclêôtit mỗi loại của mARN này.

Hướng dẫn giải

a. Cứ 3 nuclêôtit quy định một bộ ba và các bộ ba được đọc liên tục, không gối lên nhau cho nên sẽ có tối đa số bộ ba là \( \frac{{rN}}{3} = \frac{{720}}{3} = 240 \).

Cần chú ý rằng, bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc không nằm ở hai đầu mút của mARN (sau một trình tự nuclêôtit làm tín hiệu mở đầu rồi mới đến bộ ba mở đầu và sau mã kết thúc vẫn còn có nhiều nuclêôtit khác). Do vậy một phân tử mARN có 720 đơn phân thì tối đa có 240 bộ ba.

b. Theo bài ra ta có \( \frac{A}{1} = \frac{U}{3} = \frac{G}{2} = \frac{X}{4} = \frac{{A + U + G + X}}{{1 + 3 + 2 + 4}} = \frac{{720}}{{10}} = 72 \).

\( \to A = 72.U = 3.72 = 216.G = 2.72 = 144.X = 4.72 = 288 \).

Cứ ba nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định một bộ ba. Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 5' của mARN, bộ ba kết thúc nằm ở đầu 3' của mARN.

Bài 2: Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm ở gà thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 21%A, 24%U, 27%G, 28%X.

a. Xác định tên của loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này.

b. Mầm bệnh này do virut hay vi khuẩn gây ra?

Hướng dẫn giải

a. - Axit nuclêic có 2 loại là ADN và ARN. Phân tử axit nuclêic này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân là A, U, G, X chứng tỏ nó là ARN chứ không phải là ADN.

- Ở phân tử ARN này, số lượng nuclêôtit loại A không bằng số lượng nuclêôtit loại U và số lượng nuclêôtit loại G không bằng số lượng nuclêôtit loại X chứng tỏ phân tử ARN này có cấu trúc mạch đơn.

b. Chỉ có virut mới có vật chất di truyền là ARN. Vậy, chủng gây bệnh này là virut chứ không phải là vi khuẩn (vi khuẩn có vật chất di truyền là ADN mạch kép).

Vật chất di truyền có đơn phân loại U thì đó là ARN, có đơn phân loại T thì đó là ADN. Vật chất di truyền có cấu trúc mạch kép thì \( A = T,\,\,G = X \) (hoặc \( A = U,\,\,G = X \)).

Bài 3: Trong một ống nghiệm, có tỉ lệ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X lần lượt là 10%; 20%; 30%; 40%. Từ 4 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AAA là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Xác suất xuất hiện một bộ ba nào đó đúng bằng tích tỉ lệ của các nuclêôtit có trong bộ ba đó.

Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nuclêôtit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất

Tỉ lệ của nuclêôtit loại A là \( = 10\% = 0,1 \).

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Xác suất xuất hiện bộ ba AAA \( = {\left( {0,1} \right)^3} = 0,001 = {10^{ - 3}} \).

Bài 4: Trong một ống nghiệm, có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X với tỉ lệ lần lượt là \( A:U:G:X = 2:2:1:2 \). Từ 4 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo.

a. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AUG là bao nhiêu?

b. Nếu phân tử mARN này có 3000 nuclêôtit thì sẽ có bao nhiêu bộ ba AAG?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nuclêôtit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất

- Tỉ lệ của nuclêôtit loại A là \( = \frac{2}{{2 + 2 + 1 + 2}} = \frac{2}{7} \).

- Tỉ lệ của nuclêôtit loại U là \( = \frac{2}{{2 + 2 + 1 + 2}} = \frac{2}{7} \).

- Tỉ lệ của nuclêôtit loại G là \( = \frac{1}{{2 + 2 + 1 + 2}} = \frac{1}{7} \).

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

a. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AUG là \( = \frac{2}{7} \times \frac{2}{7} \times \frac{1}{7} = \frac{4}{{343}} \).

b. Số bộ ba AAG trên phân tử mARN này:

- Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AAG là \( = {\left( {\frac{2}{7}} \right)^2} \times \frac{1}{7} = \frac{4}{{343}} \).

- Phân tử mARN nhân tạo có 3000 nuclêôtit thì theo lí thuyết ngẫu nhiên sẽ có số bộ ba AAG \( = \frac{4}{{343}} \times 3000 \approx 34,985 \).

Như vậy, theo lí thuyết ngẫu nhiên thì trên mARN nhân tạo này sẽ có khoảng 34 đến 35 bộ ba AAG.

Bài 4: Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là: \( A:U:G:X = 1:3:2:4 \). Hãy tính số nuclêôtit mỗi loại. Biết rằng phân tử mARN này có 70 nuclêôtit loại G.

Hướng dẫn giải

Theo bài ra, tỉ lệ các loại nuclêôtit là: \( A:U:G:X = 1:3:2:4 \).

\( \to \frac{A}{G} = \frac{1}{2} \). Mà \( G = 70.\,\, \to A = 35 \).

\( \frac{U}{G} = \frac{3}{2} \). Mà \( G = 70.\,\, \to U = 105 \).

\( \frac{X}{G} = \frac{4}{2} \). Mà \( G = 70.\,\, \to X = 140 \).

{-- Nội dung đề và đáp án từ bài 5-6 phần bài tập ARN của tài liệu Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập chuyên đề ADN - ARN Sinh học 12các bạn vui lòngxem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập chuyên đề ADN - ARN Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

  • Ôn tập kiến thức chuyên đề 1 ADN và ARN Sinh học 12

Chúc các em học tập tốt !

Từ khóa » Các Bài Tập Về Adn Lớp 12