Các Dạng Văn Biểu Cảm Trong Chương Trình Ngữ Văn 7 - Bài Kiểm Tra

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Văn học
Thứ hai, 25/11/2024, 11:34 Các dạng văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn 7 2019-12-08T23:10:46+07:00 Có hai dạng bài văn biểu cảm là: Bài văn biểu cảm về sự vật, con người và bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. văn biểu cảm về sự vật, văn biểu cảm về tác phẩm văn học, văn biểu cảm về con người https://baikiemtra.com/uploads/news/2019_12/van-bieu-cam-7.jpg Bài Kiểm Tra Chủ nhật - 08/12/2019 22:59
  • In ra
Có hai dạng bài văn biểu cảm là: Bài văn biểu cảm về sự vật, con người và bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 1. Bài văn biểu cảm về sự vật, con người Đây là dạng cơ bản nhất trong kiểu bài văn biểu cảm của chương trình lớp 7. Ở dạng này, các em được yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về những sự vật, những người thân thiết trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: - Cảm nghĩ về người thân. - Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.. - Cám nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày. - Cảm nghĩ về mái trường thân yêu. - Cảm xúc về một con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo,...). (SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 121) Đối tượng biểu cảm có thể là một đồ vật (món đồ chơi, đồ dùng học tâp…, một cảnh vật (dòng sông, ngọn núi, cánh đồng...). Chúng là những sự vật rất bình thường và quen thuộc với các em trong đời sống: lúc học tập, vui chơi, trên đường đi học,... Bởi vậy, trong các em đã có những tình cảm, cảm xúc tự nhiên đối với chúng. Biểu cảm về một sự vật là thể hiện những tình cảm, suy nghĩ,... về tất cả những đặc điểm của sự vật: nguồn gốc, hình dáng, công dụng,... Đối tượng biểu cảm cũng có thể là người thân yêu của mình như cha mẹ, ông bà, anh em, thầy cô, bạn bè,... Đây đều là những người sống quanh em, cho và giúp đỡ em nhiều điều trong cuộc sống. Giữa em và những người thân ấy ắt hẳn đã có những tình cảm rất sâu sắc. Biểu cảm về một người thân là thể hiện những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,... của bản thân dành cho người thân đó của mình. Với dạng bài biểu cảm loại này, các em cần hồi tưởng về quá khứ, tìm về những kỉ niệm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm,... nhằm khơi nguồn cho cho mạch cảm xúc nảy sinh; các em cũng có thể vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. Điều quan trọng là tình cảm, cảm xúc của các em về đối tượng phải giản dị và chân thành. Hãy xem cô con gái nhỏ nói về bàn tay của cha mình: Cha có bàn tay theo tôi là rất to. Bàn tay đó sần sùi, cứng và thô. Nó là dấu tích lao động suốt cả cuộc đời của ông: lúc bé làm ruộng giúp ông bà nội, lớn lên lái xe ô tô chở hàng và giờ làm công nhân trong một công ty nhỏ gần nhà. Chính những công việc ấy đã khiến cha tôi có bàn tay to như thế. Tôi thường âu yếm xoa đôi bàn tay nhỏ và mềm của mình lên đôi bàn tay ấy, đôi bàn tay đã nuôi dưỡng và che chở cho tôi suốt những năm tháng đã qua và cả những tháng năm sắp tới của cuộc đời. Cử chỉ âu yếm ấy thay lời tôi muốn nói với bố, tôi yêu tất cả những vết chai sạn sần sùi trong lòng bàn tay bố biết bao nhiêu. Tình yêu và lòng biết ơn mà cô bé dành cho cha được biểu hiện qua cử chỉ lặng thầm: âu yếm xoa đôi bàn tay nhỏ và mềm của mình lên đôi bàn tay bố và tôi muốn nói với bố, tôi yêu tất cả những vết chai sạn sần sùi trong lòng bàn tay bố biết bao nhiêu. Tình cảm ấy khiến người đọc cảm động và sẻ chia. 2. Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ở dạng này, các em được yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về những sự vật, những người thân thiết trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: - Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tình, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. (SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 148) Tác phẩm văn học những tác phẩm nghệ thuật, thường đó là những tác phẩm em đã được học, được tìm hiểu kĩ. Em đã thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ đó, nảy sinh những tình cảm đối với các nhân vật, các sự việc, các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm (sự yêu mến, bất ngờ, thú vị,...). Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm,... về các phương diện ấy của tác phẩm. Chẳng hạn, khi đọc bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, có bạn đã nghĩ: Trăng là người bạn của thi nhân muôn đời. Nhắc đến trăng là nhắc đến trăng thanh gió mát bạn bè túi rượu, bầu thơ ngâm vịnh. Nhưng nhắc đến trăng còn là nhắc đến mảnh trăng quê hiền hòa, êm dịu và như thế nhắc đến trăng là nhắc đến quê hương. Câu thơ dầu trong bài thơ nhắc đến trăng nhưng không rõ trong bài thơ này, trăng gợi lên điều gì trong lòng tác giả? Chỉ biết rằng, trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, ánh sáng của trăng mà ngỡ mặt đất phủ sương trời đã sáng nên thức giấc, ấy ắt là tâm trạng luôn chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Trong tâm hồn ấy luôn có điều gì đau đáu, dày vò như người đang nhìn vào xa xôi, mông lung, tìm kiếm một thứ gì đó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người, nhớ cả quê hương.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
  • Sái Hiền Vy hay Sái Hiền Vy 29/10/2021 21:12
    • Trả lời
    • Thích 4
    • Không thích 3

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 sách Chân trời năm 2024

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2019_12/la-lanh-dum-la-rach.jpg Lập dàn bài: Lá lành đùm lá rách gợi cho em những suy nghĩ gì?

    /assets/news/2019_12/ruou-nang-mau-trang.jpg Trình bày ý kiến của mình về câu nói: Rượu nặng màu trắng nhưng lại làm đỏ mặt mũi và làm đen danh dự (A.Tsêkhôp)

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Các Văn Bản Biểu Cảm đã Học ở Lớp 7