Các Di Tích Lịch Sử Nằm Trên địa Bàn Huyện Bến Lức

Trang chủVăn bảnHỏi đápSơ đồ websiteGóp ýCải cách hành chính Thứ Bảy,23/11/2024 | Đăng nhập
Giới thiệuHoạt động ĐoànHoạt động Đảng Ủy khốiHoạt động Tỉnh ĐoànHoạt động Đoàn khốiHoạt động Cơ sởTài liệu tuyên truyềnLịch sửĐoàn TNCS Hồ Chí Minh6 Bài học lý luận chính trịĐiều lệ ĐoànMỗi ngày một tin tốtGiới thiệu việc làmGóc thư giãnĐọc và Suy ngẫmTruyện cườiThư viện ảnhThư viện bài hátDanh bạ thư điện tửKiến thức tin họcTin học cơ bảnAn toàn, an ninh thông tinCải cách hành chính

Lượt truy cập

Địa chỉ

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Bến Lức

Đóng
KHU VỰC XÓM NGHỀ (ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) 23/02/2016
Gọi khu vực này có tên là Xóm Nghề vì khi xưa cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Nơi đây, vào năm 1838, Nguyễn Trung Trực đã cất tiếng khóc chào đời và cũng chính nơi đây người anh hùng đã làm rạng danh tổ quốc.Cao tổ dòng họ Nguyễn là Nguyễn Văn Đạo quê ở Bình Định, nhân khởi nghĩa Tây Sơn ông dẫn gia quyến vào làng Bình Nhựt lánh nạn và trở thành một trong những người có công khai phá sớm nhất ở làng Bình Nhựt. Nguyễn Trung Trực là cháu nội ông Nguyễn Văn Đạo. Ông sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, lúc nhỏ có tên là Chơn, rồi từ năm 1859 ông đổi là Lịch. Do tính tình ngay thẳng và lúc nhỏ có tên là Chơn nên thầy dạy học đặt cho ông là Nguyễn Trung Trực. Cuộc đời oanh liệt của Nguyễn Trung Trực đã được tổng kết qua hai câu thơ của nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt: "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần” Đó là hai chiến công rực rỡ huy hoàng: chiến thắng Vàm Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 đã đốt chìm tàu L’Espérance cùng 17 lính Pháp; Trận tấn công đồn Kiên Giang đêm 16/6/1868, ông cùng 100 nghĩa quân tập kết giết chết tên Chính chủ tỉnh, Trung úy Sauterne cùng 30 lính Pháp, 37 lính mã tà. Đến ngày 18/9/1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt sau những kháng cự quyết liệt. Ngày 27/10/1868, ông bị thực dân Pháp xử tử tại Rạch Giá. Nguyễn Trung Trực hy sinh nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn sống mãi trong lòng những người yêu nước. Di tích lịch sử khu vực Xóm Nghề gợi cho chúng ta nhớ về người con trung hiếu vẹn toàn Nguyễn Trung Trực cùng với những địa danh đi vào lịch sử và những chiến công của ông. Di tích cũng gợi lại quá trình Nam tiến đầy gian khổ mà hết sức quang vinh của dân tộc ta. Với những ý nghĩa đó, di tích lịch sử Khu vực Xóm Nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An công nhận di tích cấp tỉnh ngày 27 tháng 01 năm 1994 theo Quyết định số 119/QĐ-UB.
Các tin khác:
    Di tích lịch sử khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (23/02/2016)
    ĐÌNH MƯƠNG TRÁM (ấp 5, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh long An) (23/02/2016)
    KHU VỰC TƯỢNG ĐÀI BẾN LỨC (Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
    NHÀ LONG HIỆP (ấp Long Bình, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
    RỪNG TRÀM BÀ VỤ( xã Lương Hòa/An Thạnh/ Tân Bửu/Tân Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
1

Tìm kiếm

Bản quyền thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Long An. Địa chỉ: Số 49 - Trương Định - Phường 1 - Thành phố Tân An - Long An Điện thoại: 072.3828744, Fax: 072.3828743 Email: dkcqdnt@longan.gov.vn
Thiết kế bởi:Trung Tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Long An

Từ khóa » Di Tích Bến Lức