Các Di Tích Lịch Sử ở Quảng Bình Nổi Tiếng Bạn Nên Khám Phá

Nhắc tới Quảng Bình, vẻ bên ngoài của nó không chỉ toàn những vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn. Mà bên trong Quảng Bình cũng có những câu chuyện riêng, từng câu chuyện lại gắn với những thời khắc lịch sử hào hùng, sâu sắc. Để hiểu rõ hơn về văn hóa, giá trị lịch sử vượt thời gian của Quảng Bình thì các bạn hãy cùng Qbtravel.vn tìm hiểu các di tích lịch sử ở Quảng Bình ngay sau đây nhé!

Các di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng

Đền tưởng niệm liệt sĩ bên bến phà Long Đại

Nằm trên đường chiến lược 15, xã Hiền Ninh. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, trọng điểm của đường Hồ Chí Minh. Bến Phà Long Đại đã từng là mục tiêu ném bom, điên cuồng tàn phá của để quốc Mỹ trong những năm 1965-1972 để cắt đứt đường liên lạc, vận chuyển đạn dược của nhân dân ta. 

Hàng triệu tấn bom đạn đã được thả xuống nơi đây. Và đây cũng là nơi hàng ngàn chiến sĩ của chúng ta đã anh dũng hy sinh cho tổ quốc quyết sinh để bảo vệ con đường huyết mạch Hồ Chí Minh.

di-tich-lich-su-quang-binh
Đền tưởng niệm liệt sĩ nằm ở bến phà Long Đại

Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn bến phà Long Đại gồm 3 kiến trúc lớn gồm đền thờ chính, tháp báo ân, tháp chuông cùng với công trình bậc tam cấp, vườn hoa được thiết kế hài hòa ăn khớp với tự nhiên. Đền nằm trên một ngọn đồi cao, hướng nhìn ra sông Long Đại, với diện tích 1.600m2, dẫn lên trên đền là bậc thang dài được xây bằng đá trắng. Đây vừa là khu tưởng niệm, vừa là di tích lịch sử nên ghé qua khi tới Quảng Bình.

di-tich-lich-su-quang-binh-1
Khung cảnh của đền tưởng niệm vô cùng nên thơ hữu tình

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình

Nhà lưu niệm cách thành phố Đồng Hới 40km về phía Nam. Căn nhà gỗ 3 gian, 2 chái nằm giữa một khu vườn được trồng vô cùng nhiều cây xanh. Xung quanh căn nhà là dòng sông Kiến Giang như một dải lụa vắt qua những cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay. Chính cảnh đẹp thơ mộng nhưng đầy tính lịch  sử đã giữ chân rất nhiều lữ khách khi chọn du lịch tâm linh Quảng Bình.

di-tich-lich-su-quang-binh-2
Căn nhà nhỏ lưu giữ ký ức tuổi thơ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Ngôi nhà lưu giữ những kí ức về tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được rất nhiều lượt tham quan của du khách trong và ngoài nước ghé qua. Đặc biệt là 5 cuốn sổ lưu bút khổ 30×45, 100mm chất đầy những dòng tâm sự, chan chứa tình nhớ thương, trân trọng của đồng bào khắp cả nước.

di-tich-lich-su-quang-binh-3
Toàn cảnh khu nhà tưởng niệm

>> Tìm hiểu thêm về nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hang Lèn Hà – di tích lịch sử nổi tiếng Quảng Bình 

Hang Lèn Hà ở Quảng Bình là một di tích lịch sử ý nghĩa mang đến cho du khách những ký ức về năm tháng chiến đấu gian khổ của những người anh hùng Việt Nam. Hang Lèn Hà có vị trí tại bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình giáp biên giới Lào. 

Hang Lèn Hà được chọn làm nơi đóng quân của Trạm thông tin liên lạc A69 vào năm 1967. Hang nằm tại lưng chừng núi đá vôi phía Tây đường Trường Sơn cao 150m, rộng 420m và cách tuyến đường 15A  khoảng 3km. Hang được các chiến sĩ cải tạo thành nơi đặt máy móc điện đàm trong cuộc kháng chiến. 

di-tich-lich-su-quang-binh-4
Hang Lèn Hà – nơi 13 chiến sĩ Trạm Thông tin A69 hy sinh

Lũy Thầy

Lũy Thầy gắn liền với bối cảnh cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn phân tranh. Lũy Thầy được xây dựng vào năm 1631 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Hệ thống Lũy Thầy trải dài 10 dặm từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ, cao 12 thước. 

Lũy Thầy như một phòng tuyến giữa hai đầu núi biển và là một cánh cửa đóng chặt con đường vào Nam, bảo vệ nơi ở của chúa Nguyễn tại Quảng Trị. Về quân sự, Lũy Thầy đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủy, là một lá chắn chặn đường đi nước bước của địch. 

Mặc dù Lũy Thầy hiện tại không còn vẻ hoang sơ hay tồn đọng được những dấu tích lịch sử năm ấy. Tuy nhiên, du khách tới đây vẫn có thể nhìn thấy rõ được vết tích đâu đó khi đi dọc ven sông Nhật Lệ. 

di-tich-lich-su-quang-binh-5
Di tích lịch sử Lũy Thầy – Nhật Lệ

Trận địa pháo Quang Phú 

Trong những di sản văn hóa vật thể ở Quảng Bình thì điểm tham quan được nhắc tới nhiều nhất là trận địa pháo Quang Phú. Trận địa pháo nằm tại xã Quang Phú, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3km về phía Đông Bắc. Được xây dựng vào năm 1964, thời điểm chiến tranh Mỹ ác liệt nhất, tuyến phòng thủ gồm hầm pháo và lô cốt kiên cố bằng bê tông nửa chìm, nửa nổi nằm trên mặt đất. 

Cho tới thời điểm hiện tại, hệ thống hầm pháo và lô cốt vẫn giữ nguyên được cái “vẻ lịch sử”. Dù bao năm tháng lịch sử trôi qua thì trận địa pháo Quang Phú vẫn là một nhân chứng về thời điểm chiến tranh ác liệt nhất mà khi nhắc tới ai cũng phải thốt lên từ “tự hào”.

di-tich-lich-su-quang-binh-6
Trận địa pháo Quang Phú – tàn tích lịch sử thời chiến tranh

Hoành Sơn Quan

Đã đến với Đèo Ngang Quảng Bình, bạn chắc chắn không thể bỏ lỡ di tích Hoành Sơn Quan. Hoành Sơn Quan được xây dựng vào thời vua Minh Mạng từ năm 1883. Đây có lẽ là chứng tích lịch sử nổi tiếng được ghi lại trong sử sách sử học Việt Nam từ hàng trăm năm trước. 

Dù Hoành Sơn Quan giờ đây không còn được nguyên vẹn do vết tích của thời gian nhưng đến đây, bạn vẫn cảm nhận được cái vẻ uy nghiêm, phong trần nơi đầu núi góc biển. Hoành Sơn Quan đã thu hút được hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. 

di-tich-lich-su-quang-binh-7
Hoành Sơn Quan được xây dựng vào thời vua Minh Mạng

Tam Tòa – Di tích lịch sử từ thế kỷ 19

Nhà thờ Tam Tòa là di tích lịch sử có từ thế kỷ 19, là một nhà thờ Công giáo lớn nhất Quảng Bình vào thời gian đó. Di tích Tam Tòa có vị trí nằm tại trung tâm thành phố Đồng Hới. Tam Tòa được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic đặc trưng của nền văn hóa Châu Âu. Tam Tòa lúc đó được đánh giá là một trong những nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất. 

Di tích Tam Tòa là một nơi mang đậm màu sắc thăng trầm mà bất cứ du khách nào tới đây cũng phải bồi hồi. Tuy hiện tại, các du khách không thể nhìn thấy một Tam Tòa trọn vẹn do đã bị phá hủy gần như toàn bộ vào thời kỳ chiến tranh nhưng nơi đây vẫn là điểm du lịch tham quan mà nhiều người muốn ghé thăm.

di-tich-lich-su-quang-binh-8
Di tích nhà thờ Tam Tòa tại thành phố Đồng Hới

Cổng trời – Chalo 

Cổng trời – Chalo thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là điểm di tích văn hóa, lịch sử của tuyến đường 12A trên đường mòn Hồ Chí Minh. Di tích Cổng trời gắn với cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và Cổng trời cũng là nơi chứng kiến biết bao hy sinh, bao kỳ tích của lớp lớp anh hùng Việt Nam. 

Trong thời điểm chiến tranh, Cổng trời Chalo là điểm quan trọng nối liền hai miền trên hệ thống đường Hồ Chí Minh. Nơi đây đã chịu biết bao bom đạn của quân thù, bảo vệ mạng cho hàng vạn người chiến sĩ cách mạng. 

Dù đã trải qua nhiều năm lịch sử, Cổng trời – Chalo vẫn giữ được vẻ mạnh mẽ, uy phong mà lẫm liệt của mình. Giờ đây, Cổng trời đã trở thành cửa khẩu quốc tế của cả nước, giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các nước khác. Đến đây, du khách có thể sống lại một thời hào hùng, oanh liệt trong quá khứ. 

di-tich-lich-su-quang-binh-9
Cổng trời – Chalo chứng nhân lịch sử tại Quảng Bình

 Di tích khảo cổ Hồ Bàu Tró

Hồ Bàu Tró cách Hà Nội 500km chạy trên quốc lộ 1A tới Đồng Hới, Quảng Bình. Di tích Hồ Bàu Tró nằm bên bờ biển Nhật Lệ và là hồ nước ngọt trong xanh quanh năm. Có một điểm đặc biệt là dù chỉ biển có hơn 100m nhưng hồ vẫn giữ được nước ngọt dồi dào cung cấp cho người dân ở đây suốt bao đời này. 

Hồ Bàu Tró được các nhà khảo cổ học phát hiện vào năm 1923 và khai quật được các vật dụng như rìu đá, bàn mài, chì lưới,… của thời tiền sử đồ đá. Thời kỳ văn hóa cổ đại mang ý nghĩa lịch sử quan trọng đã được chứng minh nhờ có Hồ Bàu Tró. 

Ngoài ra, di tích khảo cổ Hồ Bàu Tró còn được thiên nhiên ban tặng vẻ nguyên sơ, hoang vu với nguồn nước ngọt thanh mát. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách tới mỗi năm. 

di-tich-lich-su-quang-binh-10
Di chỉ khảo cổ học Hồ Bàu Tró tại Quảng Bình

Quảng Bình Quan – di tích kiến trúc lịch sử Quảng Bình

Quảng Bình Quan có vị trí nằm tại phường Hải Đình, sát con đường thiên lý Bắc – Nam, là giao thương của thành phố Đồng Hới. Quảng Bình Quan còn có nhiều tên gọi khác là cổng Bình Quan hay cửa vào dinh Quảng Bình. Từ thời phong kiến, Quảng Bình Quan đã khoác trên mình biết bao trầm tích của vùng đất linh nhân kiệt. 

Cho đến thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, Quảng Bình Quan đã nhiều lần bị phá hủy tuy nhiên đã được khôi phục lại gần như nguyên bản. Nếu như đã đến đây, chắc chắn du khách không thể bỏ qua di tích lịch sử này. 

di-tich-lich-su-quang-binh-11
Quảng Bình Quan – khu dịch lịch lịch sử nổi tiếng

Các di sản văn hóa Quảng Bình các bạn nên khám phá

Tại Quảng Bình, ngoài các di tích lịch sử thì còn những di sản văn hóa mà đã được không chỉ Việt Nam mà còn cả thế giới công nhận. Cùng khám phá xem đó là những di sản nào nhé!

Lễ hội bơi, đua thuyền của huyện Lệ Thủy

Lễ hội đua thuyền đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm trong đó lễ hội tại Quảng Bình được tổ chức trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy đã có từ cách đây là 500 năm. Tuy nhiên, cho tới tận năm 1946, lễ hội này mới được nhiều người biết tới và công nhận. Tới năm 2003, lễ hội được UBND tỉnh công nhận là lễ hội văn hóa tiêu biểu.

Lễ hội được tổ chức với mục đích là cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nâng cao sức khỏe của nhân dân lao động để phục vụ sản xuất và có thể chống chịu được với thiên nhiên khắc nghiệt. Lễ hội đua thuyền, bơi lội nam nữ được tổ chức vào Tết Độc Lập hằng năm và dần đã trở thành truyền thống văn hóa của người Lệ Thủy. 

di-tich-lich-su-quang-binh-12
Lễ hội đua thuyền của huyện Lệ Thủy có từ hàng trăm năm trước

Lễ hội Đập trống của người Ma Coong

Lễ hội Đập trống là một lễ hội văn hóa đặc sắc và mang màu sắc riêng biệt nhất của người dân tộc Ma Coong. Lễ hội được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch mỗi năm tại biên giới xã Thượng Trạch, Bố Trạch. 

Mục đích của lễ hội là cầu trời đất, cầu trời mang lại mưa thuận gió hòa, làm nương rẫy tốt, đem đến ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây. Ngoài ra, lễ hội Đập trống còn được xem là đêm hội “tự do” của người dân Ma Coong. Khi mặt trống bị vỡ, tất cả mọi người không phân biệt là ai đều có thể “tự do” dắt nhau vào trong rừng chuyện trò và nói với nhau những chuyện thầm kín. 

di-tich-lich-su-quang-binh-13
Lễ hội Đập trống đặc sắc của người dân tộc Ma Coong

Lễ hội Cầu Ngư ở Quảng Bình

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức vào dịp tháng Giêng âm lịch hằng năm ở Quảng Bình với mục đích tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà, cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, người dân được ấm no. Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn là cầu an lành, cầu thiện, cầu hạnh phúc cho gia đình và những người xung quanh. 

Lễ hội Cầu Ngư là dịp để người dân thể hiện niềm tin, ý chí của mình, biểu dương sức mạnh của ngư dân vùng biển làm chủ đất biển quê hương. Lễ hội diễn ra dưới đa dạng các hình thức tâm linh và diễn xướng dân gian. Lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước của người dân Quảng Bình. Và sau lễ hội là nhiều trò chơi dân gian được tổ chức để mọi người vui chơi với nhau.

Lễ hội Cầu Ngư Quảng Bình đã được ghi tên vào mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự kiện to lớn. Không chỉ người dân Quảng Bình mà toàn thể người dân Việt Nam đều vô cùng tự hào. 

di-tich-lich-su-quang-binh-14
Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hằng năm

Hò khoan Lệ Thủy – Diễn xướng dân gian 

Hò khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể được mọi người gìn giữ và bảo tồn hàng trăm năm qua. Bất cứ khi mọi người làm việc cùng nhau dù ở đâu thì ở đó có hò khoan. Người dân hát như một cách để khiến cho phần nhọc nhằn của mình biến mất, đề giao duyên, để truyền dạy dạy kinh nghiệm lao động,…

Quảng Bình đã tạo nên một hò khoan Lệ Thủy cả bề sâu và chiều rộng, phong phú về ngôn từ và cả nhạc điệu. Đâu đâu tại Quảng Bình các bạn cũng đều nghe thấy được tiếng hò vang vọng khắp đất trời. 

di-tich-lich-su-quang-binh-15
Hò khoan Lệ Thủy – di sản văn hóa phi vật thể cần bảo tồn

Những di tích lịch sử ở Quảng Bình và những di sản văn hóa được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm một chút về mảnh đất nắng gió miền Trung – Quảng Bình. Theo đó, nếu như các bạn có dịp đến với nơi đây, đừng quên ghé thăm và thưởng thức vẻ đẹp cổ kính của những di tích này nhé! Mong rằng các bạn sẽ có cho mình một chuyến du lịch thật thú vị tới Quảng Bình dịp lễ Tết này.

Từ khóa » Di Tích Lịch Sử ở Lệ Thủy