CÁC ĐÌNH ĐỀN THỜ CHU VĂN AN Ở HÀ NỘI - Haivanchan
Có thể bạn quan tâm
CÁC ĐÌNH ĐỀN THỜ CHU VĂN AN Ở HÀ NỘI
Chu Văn An ở thôn Văn xã Quang Liệt huyện Thanh Đàm, nay là xã Thanh Liệt huyện Thanh Thì Hà Nội. Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1307) thọ 87 tuổi. Sau khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, trở về quê mở trường dạy học. Học trò nhiều nơi nghe tiếng ông đến học rất đông. Trong số học trò có nhiều người thành đạt làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì lấy làm mừng.
Vua Trần Minh Tông (l314 - 1329) đã mời ông làm Tư nghiệp Quốc Tử Glám để dạy thái tử. Đến đời Trần Dụ Tông, vua cùng bọn nịnh thần bỏ việc triều chính, ăn chơi xa hoa ông đã nhiều lần can ngăn không được, bèn dâng Thất trảm sớ đòi chém 7 kẻ nịnh thần được vua tin dùng. Trần Dụ Tông không nghe, ông bàn “treo mũ ở cửa Huyền Vũ”, cáo quan về ở ẩn núi Phương Sơn, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương, lấy hiệu là Tiều Ân. Ông mất ở đó, khi được tin ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã sai quan đến làm lễ viếng ban tặng tên thuỵ là Văn Thinh và dành một vinh dự lớn cho người thầy dạy là được thờ ở Văn Miếu. Ông đã để lại hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiểu Ân thi tập bằng chữ Hán, một sách bàn về bộ Tứ thư là Tứ thư thuyết ước.
Sau khi Chu Văn An mất, các học trò cũ đã lập đền thờ ông trên địa điểm trường học cũ ở Huỳnh Cung. Khoảng đầu niên hiệu Vĩnh Thịnh đền được sửa sang to rộng, có văn bia do ngự sử Nguyễn Công Thái soạn năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1717). Đến năm Cảnh Hưng Giáp Ngọ (1774) đền lại được trùng tu, do tham tụng Bùa Huy Bích ngưu cùng huyện chủ trì làm thêm bái đường rộng 5 gian. Đền ơn thờ Chu Văn An ở Huỳnh Cung ngoài bài vị thờ ông, triều Lê còn đặt bài vị thờ 61 văn thần của huyện Thanh Tú trong đó có nhiều người nổi tiếng như nguyễn Như Đỗ, Bùi Xương Trạch. Nguyễn Công Thế... Năm 1850,ông được vua Tự Đức phong thượng đẳng phúc thần, hằng năm, xuân thu nhị kỳ văn thần trong huyện về hội tế. Đến năm 1860 đình lại được quyên góp để trùng tu thay chái nóc, chạm trổ cửa trong ngoài v.v... có văn bia do Phương Đình Nguyễn Văn Siêu soạn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi đình đã bị phá huỷ hoàn toàn nền móng của đình chỉ còn một trụ cột rùa đá, bia đá. Dân làng còn cất giữ được nhiều đồ thờ Chu Văn An như 2 mũ cánh chuồn 1 dải áo, 1 áo long cổn, l áo thụng hồng, l đôi hài, l ngai thờ, 1 chuỳ đồng, 6 sắc phong, l cuốn thần tích được lập từ thời Lê Hồng Đức. Tất cả đều là nguyên bản. Nhân dân Huỳnh Cung đã tu sửa ngôi đình xứng đáng là nơi lập nghiệp của danh nhân văn hoá Chu Văn An, người con của quê hương Thanh Liệt Thanh Trì.
Tại quê hương ông ở thôn Văn có đình thờ ông gọi là Đình Nội, ban dầu, đình vốn là một ngôi đền cổ, đến thời Lê Trung Hưng trở thành văn chỉ làng Thanh Liệt thờ các vị khoa bảng của làng Thanh Liệt. Theo bia “Tiêu biểu bi ky” dựng năm ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1765) thì đình Nội ban đầu thờ Chu Văn An và tầng tôn của ông là Chu Đình Bảo, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Giáp Thìn (1484). Văn chỉ cũng thờ con trai Chu Văn An là Chu Tam Thánh thi đỗ khoa Ngự thì năm Tân Hợi, làm quan đến chức Hàn lâm trực học sĩ, tả hình viên đại phu và Lý Trần Thảm, thi đỗ tiến sĩ khoa ất Sửu, làm quan chức Tả tư giảng, quận công, sau khi mất được truy tặng Binh bộ thượng thư.
Đình được dựng vào thời Trần ngay sau khi ông mất. Do đình nằm trong khu đất chật hẹp nên vị tú tài người làng là Vũ Huy Diệu đã cùng dân trong làng chọn nơi thoáng rộng (khu vực hiện nay) để xây lại vào năm Giáp Tý, niên hiệu Tự Đức. Đình lúc ấy gồm một toà ở chính giữa chia làm 3 gian, lợp ngói, tả hữu 2 dẫy dải vũ. Hai bên phối thờ 2 vị tiến sĩ là Chu Đình Bảo và Lý Trần Thân. Đến mùa xuân năm Nhâm Dần niên hiệu Thành Thái (1892) đình được sửa chữa lại.
Đình được xây dựng trên một khu đất cao ráo, bên dòng sông Tô nằm theo hướng Đông Bắc. Trước đây đình là một hệ thống kiến trúc liên hoàn, khi con đường ven sông Tô được mở rộng, di tích bị chia làm đôi, thuỷ đình trên ao bán nguyệt và khu kiến trúc chính ở phía sau. Thuỷ đình là một khu kiến trúc nhỏ hình bát giác nằm giữa ao hình bán nguyệt sát bờ nam sông Tô.
Phần trên làm theo kiểu 2 tầng, tám mái, các đầu đao uốn cong, bờ nóc đắp đôi rồng chầu, trong nhà đặt tấm bia lớn. Đình có hình chữ công với 3 nếp nhà tiền tế rộng 5 gian, xây kiểu tượng hồi bịt đốc, các bộ vi làm kiểu vòm bán nguyệt, Hậu cung gồm 3 gian nhỏ, vi làm kiểu “chồng giường, giá chiêng”, mặt bằng theo kiểu 4 hàng ngang, vi làm kiểu ''chồng giường'' chạm khắc hình tư linh, tứ quý.
Đình Nội thờ Chu Văn An đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích lịch sứ ngày 21- 1- 1989.
Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Hải @ 14:45 25/01/2011 Số lượt xem: 1079 Số lượt thích: 0 ngườiTừ khóa » đền Thờ Chu Văn An Thanh Liệt
-
Đền Chu Văn An - Ha Noi 360
-
Đình Chu Văn An, Xã Thanh Liệt - Tin Tức Hoạt động - Huyện Thanh Trì
-
ĐÌNH NỘI THỜ CHU VĂN AN - Sở Du Lịch Hà Nội
-
Đền Thờ Nhà Giáo Chu Văn An - Hải Dương
-
Dâng Hương Tưởng Niệm Danh Nhân Chu Văn An Trên ... - Hànộimới
-
Làm Sao để đến Đền Thờ Chu Văn An ở Thanh Liệt Bằng Xe Buýt?
-
Đền Thờ Chu Văn An - Thanh Trì - Vietnam Landmarks
-
NGÔI ĐỀN THỜ CHU VĂN AN - Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Côn Sơn
-
Top 15 đền Thờ Chu Văn An Thanh Liệt
-
Chu Văn An Là Ai? Đình Đền Thờ Chu Văn An ở đâu - Tiền âm Phủ
-
Đền Thờ Chu Văn An Với Danh Thơm Vạn Thế Sư Biểu - VOV World
-
Đền Thờ Chu Văn An - Thanh Trì - Vietnam ... - MarvelVietnam
-
Đền Thờ Chu Văn An - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
Đền Huỳnh Cung | Du Lịch Thanh Trì | Dulich24
-
Chu Van An Temple, 788 Đ. Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
-
Đền Thờ Chu Văn An Map - Hanoi, Vietnam - Mapcarta
-
Đền Thờ Và Lăng Mộ Thầy Chu Văn An - 700 Năm Vẫn Nhiều Người ...