Các Doanh Nghiệp Chủ động Xây Dựng Phương án Phục Hồi Sản ...

Truy cập nội dung luôn MENU
  • TRANG CHỦ
  • CHÍNH QUYỀN
    • GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
    • BỘ MÁY TỔ CHỨC
  • CÔNG DÂN
  • DOANH NGHIỆP
  • DU KHÁCH
​ English Facebook RSS ​ Hỏi đáp​ ​ Sơ đồ cổng - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án phục hồi sản xuất, bảo đảm an toàn cho người lao động trong phòng, chống dịch Covid-19 21/09/2021 - Lượt xem: 3342

Sáng ngày 20/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp (CCN). Tham dự tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang có ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp liên quan.

Sáng ngày 20/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp (CCN). Tham dự tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang có ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp liên quan.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, KCN, khu kinh tế, khu công nghệ cao và CCN đã có đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, cả nước có 395 KCN, 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 03 khu công nghệ cao, 730 CCN đã được thành lập và đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã thành lập đạt 50,2%, nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy hiện nay đạt 71% và tỷ lệ lấp đầy của các CCN đạt 63%. Trong 8 tháng đầu năm 2021, các KCN, khu kinh tế trong cả nước thu hút khoảng 8,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, 151 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, đặc biệt có một số dự án rất lớn của các tập đoàn đã tăng vốn. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN, khu kinh tế đạt khoảng 140 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 100,7 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 96,5 ngàn tỷ đồng. Các KCN, khu kinh tế tạo việc làm cho khoảng 4,5 triệu lao động, các CCN tạo việc làm cho trên 580 ngàn lao động. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, qua khảo sát gần 500 tập đoàn, doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài, có gần 50% doanh nghiệp bị tác động rất nghiêm trọng, số còn lại cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Trước tình hình đó, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng những kịch bản để thích ứng với tình hình mới và một số địa phương đã chủ động hỗ trợ, phối hợp với doanh nghiệp để sớm đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động. Mặc dù, kết quả đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN, khu kinh tế, CCN cũng có những "điểm sáng" trong thời gian qua, nhưng qua khảo sát, ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho thấy, có một số vấn đề khó khăn, thách thức mà các KCN, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, CCN gặp phải như: Các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam tiếp tục bị trì hoãn, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư; các doanh nghiệp trong các khu, CCN chủ yếu thuộc các ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng tiêu cực do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra; bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, nếu đợt dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng; chưa đồng bộ nhà ở và các công trình xã hội cho người lao động làm việc trong một số khu công nghiệp gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh; khó khăn về lao động và nhập cảnh cho chuyên gia; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất; dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp gặp khó khăn khi triển khai các biện pháp vừa chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh…

Tại tỉnh Tiền Giang, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có 174 doanh nghiệp trong khu, CCN tạm dừng hoạt động, 12 doanh nghiệp thực hiện phương án "03 tại chỗ" để tiếp tục sản xuất theo Quyết định số 2054/QĐ-BCĐ trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù đại dịch tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp trong khu, CCN vẫn nâng cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Tình hình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2021 mặc dù giảm so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức tương đối cao. Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong việc sớm đưa doanh nghiệp quay lại tái sản xuất trong trạng thái bình thường mới và trong hoàn thiện các thủ tục để mời gọi chủ đầu tư hạ tầng các KCN; tỷ lệ người lao động được tiêm vắc-xin còn thấp sẽ gây khó khăn cho việc tái sản xuất của doanh nghiệp. Trong giai thời gian tới, khi tỉnh Tiền Giang tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, để thực hiện hiệu quả mục tiêu "An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn" thì người lao động phải được tiêm vắc-xin đầy đủ trước khi vào làm việc…

Tại hội nghị, đại điện lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương đã kiến nghị những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp cụ thể để từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh theo diễn biến tình hình dịch bệnh của từng địa phương trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh, đời sống của nhân dân, do vậy cần tập trung vừa dập dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi nền kinh tế, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tổng thể các biện pháp ứng phó với dịch bệnh; đặc biệt, ngày 09/9/2021, Chính phủ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Tình hình chung, diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh để ổn định đời sống nhân dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp là yêu cấp bách, do đó cần phải thực hiện vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng phải vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho công nhân, nhân dân, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, trách nhiệm thật cao từ doanh nghiệp, địa phương đến cơ quan Trung ương.

Từ thực tiễn, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị phải xác định trung tâm đầu mối để tháo gỡ, khó khăn cho các doanh nghiệp là các tỉnh, thành phố, chính quyền của các địa phương. Doanh nghiệp là chủ thể trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp tùy theo tình hình của từng địa phương, từng địa bàn chủ động có phương án phục hồi sản xuất trong điều kiện có dịch bệnh, trong đó có giải pháp về giãn cách, kiểm soát F0, tuyệt đối an toàn, không để ổ dịch phát sinh trong KCN, CNN; các khu vực chưa có F0 thì phải cho sản xuất bình thường. Trong thời gian tới, các địa phương cần tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp sớm nhất để quán triệt triển khai, trên cơ sở đó, hướng dẫn doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phương án phòng, chống dịch và giải quyết các vấn đề liên quan cho doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế nhanh chóng tham mưu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ưu tiên phân bổ vắc-xin vào các khu vực sản xuất công nghiệp với tinh thần sớm nhất, nhanh nhất, hướng dẫn chung cho các địa phương thực hiện. Bộ Giao thông vận tải phải đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia nhập cảnh để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo hướng đổi mới quy trình nhanh, gọn. Các Bộ, ngành liên quan tích cực tháo gỡ, tạo điều kiện tối đa việc thông quan hàng hóa, từng bước phục hồi lại các hoạt động dịch vụ.

Phương Thanh

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Huyện Tân Phước: "Ngày hội Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, chuyển đổi xanh" năm 2024 - 11/12/2024 Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải - 11/12/2024 Giá lúa duy trì ở mức cao, nông dân thu lợi nhuận khá - 09/12/2024 Đẩy mạnh hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long - 09/12/2024 Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tiếp và làm việc với Đoàn công tác thành phố Quý Dương (tỉnh Quý Châu, Trung Quốc) - 09/12/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Xem tất cả Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp(06-05) Hướng dân thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai(24-08) Hướng dẫn bầu cử 2021-2026(19-05) Nâng cao hiệu quả hành chính công(20-01) Về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp(09-01) Slideshow Image 1 Liên kết website Đảng cộng sản Việt Nam Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Bộ Công an Bộ Công Thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tư pháp Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Xây dựng Bộ Y tế An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Kiên Giang Hồ Chí Minh Đang truy cập: Hôm nay: Tuần hiện tại: Tháng hiện tại: Tháng trước: Tổng lượt truy cập: Chung nhan Tin Nhiem MangCổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang - https://www.tiengiang.gov.vn Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Giấy phép số 19/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang cấp ngày 11/9/2023 Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: Số 23, đường 30/4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0273.3873153 - 0273.3977184, Email: banbientap@tiengiang.gov.vn ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang" hoặc "www.tiengiang.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin này // ]]>

Từ khóa » Chính Sách Bình Thường Mới Trong Việc Hồi Sinh Các Doanh Nghiệp Trong Bối Cảnh Covid-19