Các Dòng Tu Việt Nam II
Có thể bạn quan tâm
Dòng tu là một tổ chức, trong đời sống của Giáo hội Công Giáo, được thành lập do những người tự nguyện sống chung với nhau trong một cộng đoàn gọi là Tu viện (Couvent) hay Ðan viện (Monastère) nếu là Dòng tu có gốc ẩn tu, để giúp nhau và cùng giúp nhau phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
Dòng tu nào cũng có một mục đích là sống trọn vẹn và cao độ Tin Mừng của Ðức Kitô, chủ yếu với ba quyết tâm (ba lời khấn): khiết tịnh (không lấy vợ, lấy chồng, không tìm thú vui thể xác), nghèo khó, (không giữ tài sản riêng) và vâng phục (luôn làm theo lệnh của bề trên).
Dòng tu đầu tiên ở Việt Nam là Dòng nữ Mến Thánh Giá được thành lập năm 1670 ở miền Bắc và 1671 ở miền Nam: Dòng hoàn toàn do người Việt Nam và cho người Việt Nam.
Năm 1860, sau khi Pháp chiếm được Sài Gòn, các Dòng tu nam nữ gốc nước ngoài mới bắt đầu lần lượt tới đặt cơ sở hoạt động ở Việt nam; sau đó các Dòng nữ và Dòng nam của địa phương cũng được thành lập do nhu cầu của các Giáo phận.
I. DÒNG NỮ GỐC VIỆT NAM
Dòng nữ Việt nam, chủ yếu, là Dòng MTG trong các địa phận trước đây do các thừa sai thuộc Hội Thừa sai Paris đảm trách và Dòng Nữ Ða Minh trong các giáo phận do các Tu sĩ Ðaminh trước đây đảm trách. Còn các Dòng mang tên khác, phần lớn, cũng do hai dòng nói trên mà phát sinh.
Dòng Mến Thánh Giá cũng như Dòng Ða Minh đều là những Dòng thuộc Giáo Phận nên chỉ hoạt động trong Giáo phận. Tuy nhiên sau năm 1954 – 1965 một số nữ tu của các Dòng ở miền Bắc di cư vào miền Nam, đặt cơ sở trong nhiều Giáo Phận. Hơn nữa ở miền Nam, sau di cư, từ 5-6 giáo phận được chia thành 15 giáo phận. Vì thế mà Dòng Mến Thánh Giá và Dòng Ða Minh là những Dòng của giáo phận đã có mặt trong nhiều giáo phận.
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
Dòng MTG do ÐGM Lambert de la Motte thành lập ở miền Bắc 1674 và miền Nam 1671. Nhưng trong suốt mấy thế kỷ, kể từ khi được thành lập, các chị em nhà phước MTG sống đời tận hiến với nhau trong các cộng đoàn cùng với ba lời khấn cách thông thường chứ không khấn hứa một cách long trọng theo Giáo luật.
Nhưng sang thế kỷ XX, các Ðấng bản quyền của các giáo phận nghĩ đến việc cải tổ nhà phước MTG để tổ chức đúng theo Giáo luật thuộc Giáo phận. Hiện nay, các Hội dòng MTG đều độc lập theo từng giáo phận, chưa có một tổ chức chung.
1. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI
Ở giáo phận Hà Nội, theo Niên giám năm 1939, có khoảng 330 nữ tu dòng Mến Thánh Giá phục vụ trong 13 cơ sở. Nhưng năm 1954, một số đông di cư vào Nam: theo Niên giám 1964, ở Hà Nội chỉ còn 13 nữ tu tại hai cơ sở. Theo Niên giám Toà Thánh 1995 hiện có 120 nữ tu trong số đó có 11 nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres.Ở miền Nam, các nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội di cư đã được quy tụ thành nhiều cộng đoàn và phát triển thêm.
Trụ sở chính: 136 BDC/5 đường Trường Sơn (xa lộ Vòng Ðai) – Xã Tam Bình Quận Thủ Ðức – Tp. Hồ Chí Minh. ( 8960629.
Dòng MTG Hà Nội hiện có ở Tp. HCM (9 cộng đoàn); Ðà Lạt (4 cộng đoàn); và Long Xuyên (3 cộng đoàn).
2. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH
Theo Niên giám 1939, có 160 nữ tu tại 7 cơ sở. Từ năm 1950, Ðức Giám Mục Trần Hữu Ðức đã tổ chức huấn luyện cho chị em tuyên khấn: ngày 21.11.1953, 17 nữ tu tiên khấn. Theo Niên giám Toà Thánh 1995, địa phận Vinh hiện có 200 nữ tu (tất cả đều là dòng Mến Thánh Giá).
Trụ sở: Dòng MTG Vinh : Xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Những năm 1953-1954, một bộ phận nữ tu ở tu viện Hướng Phương, đã di cư vào Nam và đặt cơ sở tại Tân Bình, địa phận Nha Trang. Hiện nay dòng MTG Tân Bình phục vụ trong các giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột.
Trụ sở : MTG Nhatrang – Xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.
3. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHÁT DIỆM
Thuộc giáo phận Phát Diệm theo niên giám 1939, có 114 khấn sinh và 50 tập sinh Mến Thánh giá với 9 tu viện. Một số đông nữ tu đã di cư vào Nam: theo Niên giám 1964, ở Phát Diệm, chỉ có 34 nữ tu với 1 tu viện. Hiện nay, theo Niên giám Toà Thánh 1995, ở Phát Diệm có 24 nữ tu.
Ở trong Nam, các nữ tu di cư đã tập hợp và tổ chức hoạt động và phát triển. Dòng MTG Phát Diệm ở miền Nam hiện đang phục vụ tại các giáo phận. Tp. HCM (8 cộng đoàn); Xuân Lộc (15 cộng đoàn); Ðà Lạt (5 cộng đoàn)
Trụ sở chính: 578 đường 23 tháng 3 – Q. Gò Vấp – Tp. HCM. ( 8941492.
Lễ Kỷ Niệm Cung Hiến Nhà Nguyện Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp – Saigon
Hình ảnh Mùa Giáng Sinh tại Nhà dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm Gò Vấp
4. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THANH HOÁ
Các nữ tu Dòng MTG Thanh Hoá di cư vào Nam rất đông (113 chị). Nhưng ở giáo phận Thanh Hoá năm 1964 vẫn còn có 50 nữ tu với 6 tu viện. Theo Niên giám Toà Thánh 1995, giáo phận Thanh Hoá có 52 nữ tu
Ở trong Nam, các nữ tu Mến Thánh Giá Thanh Hoá di cư tập trung phần lớn ở Ðà Lạt và các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá ở Ðà Lạt đã trở thành Hội dòng Mến Thánh Giá Ðà Lạt.
Trụ sở chính: Xã Lộc Thanh – Huyện Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Ðồng.
Dòng Mến Thánh Giá Ðà lạt hiện có 23 cộng đoàn tại các giáo phận thành phố Hồ Chí Minh (3), Xuân Lộc (2 ), Nha Trang (2), Phan Thiết (1).
Trụ sở tại Tp. HCM: 448/6 Lê Văn Sĩ, Phường 14, Quận 3. ( 8423336.
5. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HƯNG HOÁ
Năm 1939 có 44 nữ tu với 3 tu viện; năm 1964 còn 34 nữ tu trong 8 tu viện; Theo Niên giám Toà Thánh 1995, giáo phận Hưng Hoá hiện có 65 nữ tu.
6. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ QUY NHƠN
Năm 1939, khi địa phận Quy Nhơn còn bao gồm cả giáo phận Nha Trang và Ðà Nẵng, ở Quy Nhơn có 184 nữ tu Mến Thánh Giá.
Dòng MTG Quy Nhơn có mặt trong các giáo phận: Quy Nhơn (19 cộng đoàn kể cả nhà mẹ); Ðà Nẵng (4 cộng đoàn); Nha Trang (12 cộng đoàn); Ðà Lạt (1 cộng đoàn); Xuân Lộc (2 cộng đoàn); Phan Thiết (2 cộng đoàn); Tp. HCM (3 cộng đoàn).
Trụ sở chính: 180 Trần Hưng Ðạo- Quy Nhơn. Tỉnh Bình Ðịnh. (. 823120.
Trụ sở tại Tp HCM: 20/21B Thích Quảng Ðức. P.5 – Q Phú Nhuận.
( 8453622.
7. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CHỢ QUÁN
Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán do một nhóm nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, theo lệnh Ðức Giám mục Lefèbvre-Ngãi, thành lập năm 1852 với bà Martha Lành là bề trên đầu tiên.
Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán có mặt trong các giáo phận: Tp. Hồ Chí Minh (28 cộng đoàn); Phú Cường (4 cộng đoàn); Mỹ Tho (15 cộng đoàn).
Trụ sở chính: 118 Trần Bình Trọng – Quận 5 – Tp. HCM. ( 8350482.
8. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM
Dòng MTG Thủ Thiêm có từ năm 1840 do một nữ tu, bà Maria Phước, chạy loạn từ Lái Thiêu về Thủ Thiêm thành lập và là Bề trên đầu tiên
Dòng MTG Thủ Thiêm với 62 cộng đoàn có mặt trong các giáo phận: Tp. HCM (1 cộng đoàn Mẹ và 14 cộng đoàn ngoài); Xuân Lộc (25 cộng đoàn); Ðà Lạt (8 cộng đoàn); Phú Cường (8 cộng đoàn); Mỹ Tho (3 cộng đoàn); Phan Thiết (1 cộng đoàn); Vĩnh Long (1 cộng đoàn); Long Xuyên (1 cộng đoàn).
Trụ sở : 76 đường Nhà thờ-Ấp Chợ-Xã Thủ Thiêm.Thủ Ðức. ( 8961425.
9. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI MƠN
Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn được thành lập vào khoảng năm 1844. Hiện có 90 cộng đoàn tại các giáo phận: Vĩnh Long, Mỹ Tho, Xuân Lộc và Tp HCM.
Trụ sở tại Tp. HCM :100 đường Chiến Thắng – P9 – Q Phú Nhuận. (
Dòng MTG Tân An Mỹ Tho
10. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI NHUM
Dòng MTG Cái Nhum có lẽ là dòng MTG được thành lập lâu đời nhất ở Nam bộ khoảng năm 1836 khi thừa sai (sau này là Giám mục) Lefèbvre-Ngãi tới Cái Nhum thì đã có nhà phước ở đó. Dĩ nhiên, nhà phước Tân Triều và Lái Thiêu có trước Cái Nhum, nhưng 2 nhà phước này sớm tan rã và không tái lập. Dòng MTG Cái Nhumhiện nay có 40 cộng đoàn trong các giáo phận: Vĩnh Long, Tp. Hồ Chí Minh và Ðà Lạt.
Trụ sở : Long Thới – Huyện Chợ Lách – Tỉnh Bến Tre. ( 873139
Trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh: 37 bis – Tôn Thất Tùng – Quận I.
11. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HUẾ
Các chị dòng MTG ở Huế trước năm 1954 có 6 nhà độc lập với nhau: Phú Cam, Dương Sơn, Cổ Vưu, Tàm Toà, Kẻ Bàng và Di Loan.
Sau hiệp định Genève 21.7.1954, Di Loan dời vào La Vang, Tam Toà dời vào Kim Long, Kẻ Bàng sát nhập với Phú Cam. 1961 các nhà nhập lại làm thành dòng MTG Thừa Sai Huế, nay là dòng MTG Huế. Dòng MTG Huế hiện có 51 cộng đoàn, có mặt trong các giáo phận: Huế (30 cộng đoàn), Xuân Lộc (12 cộng đoàn), Ban Mê Thuột (2 cộng đoàn), Ðà Nẵng (2 cộng đoàn), Nhatrang (4 cộng đoàn), Tp. HCM (1cộng đoàn).
Trụ sở chính: 55 Trần Phú – Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên, ( 824594.
Trụ sở tại Tp. HCM: 245/37 – CMT8- P.7 – Quận Tân Bình. ( 8656591.
12. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ ÐỨC (BẮC NINH)
Ở địa phận Bắc Ninh, năm 1939, có 119 chị em nhà phước dòng Ba ÐaMinh chứ không có dòng Mến Thánh Giá; năm 1964, còn 24 chị em. Theo Niên Giám Toà Thánh 1995, giáo phận Bắc Ninh có 22 nữ tu.
Ở Miền Nam, sau di cư 1954, một số chị nhà phước dòng Ba Ða Minh Bắc Ninh, đã thành lập Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Ðức.
Dòng MTG Thủ Ðức (Bắc Ninh) hiện có 10 cộng đoàn trong các giáo phận: Tp. HCM, Xuân Lộc và Phú Cường.
Trụ Sở: 45/4 Ấp 9 Thị Trấn Thủ Ðức Tp. HCM. ( 8960411.
13. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN LẬP (THÁI BÌNH)
Ở giáo phận Thái Bình, năm 1939, có 280 chị nhà phước dòng Ba Ða Minh với 9 tu viện; năm 1954, một số đông nữ tu đã di cư vào Nam: theo Niên giám 1964 ở Thái Bình chỉ còn lại 26 nữ tu với 9 tu viện. Theo Niên giám Toà Thánh năm 1995, giáo phận Thái Bình có 65 nữ tu.
Sau di cư, một số chị nhà phước dòng Ba Ða Minh Thái Bình đã được linh mục chánh xứ Tân Lập quy tụ và thành lập dòng Mến Thánh Giá Tân Lập. Dòng MTG Thái Bình có mặt tại: Tp. HCM (9 cộng đoàn); Xuân Lộc (4 cộng đoàn).
Trụ sở : 422 Tân Lập – Xã Bình Trưng-Thủ Ðức – Tp. HCM. ( 252009.
14. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN VIỆT
Sau di cư, cũng như Dòng MTG Tân Lập, một số chị nhà phước dòng Ba Ða Minh Thái Bình được tập hợp thành Dòng MTG Tân Việt. Dòng MTG Tân Việt hiện có mặt tại các giáo phận: Tp. HCM; Xuân Lộc.
Trụ sở : 2/2 Lê Lai – Phường 12 – Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh. ( 8426.307.
15. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ BẮC HẢI (HẢI PHÒNG)
Ở Hải Phòng, năm 1939, có 130 chị em nhà phước dòng Ba Ða Minh với 5 tu viện; năm 1954, không rõ là bao nhiêu chị đã di cư vào Nam: trong Niên giám 1964, không thấy nói tới con số nữ tu ở Hải Phòng. Theo Niên giám Toà Thánh 1995, giáo phận Hải Phòng hiện có 50 nữ tu.
Ở miền Nam, sau di cư, một số chị nhà phước dòng Ba Ða Minh Hải Phòng đã cùng nhau thành lập dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải ở Xuân Lộc.
Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải hiện có với 14 cộng đoàn tại giáo phận Tp. HCM và giáo phận Xuân Lộc.
Trụ sở tại Xuân Lộc: 448 khu phố 8 – P.Hố Nai – Biên Hoà – Tỉnh Ðồng Nai.
Trụ sở tại Tp. HCM: 64 Sao Mai, Phường 7 – Quận Tân Bình.
16. DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT
Các cộng đoàn MTG Huế có mặt trong phần đất của giáo phận Phan Thiết từ năm 1965 đã được ÐGM giáo phận Phan Thiết cho phép, năm 1988, tách khỏi dòng MTG Mẹ ở Huế để thành lập dòng MTG Phan Thiết.
Dòng MTG Phan Thiết hiện có 14 cộng đoàn trong giáo phận Phan Thiết.
Trụ sở: Ðội 3, Thôn 1, Xã Tân An, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận.
17. DÒNG TRINH VƯƠNG
Năm 1946, Ðức Giám mục Hồ Ngọc Cẩn sát nhập tất cả các cộng đoàn Mến Thánh Giá Bùi Chu vào một hội dòng duy nhất gọi là “Dòng Con Ðức Mẹ Mân Côi”, 9 chị em nhà phước Mến Thánh Giá Bùi Chu này di cư vào Nam và năm 1960 được Ðức Giám mục Phạm Ngọc Chi cho đổi thành dòng “Nữ tu Thừa Sai Ðức Mẹ Trinh Vương” gọi tắt là dòng Trinh Vương.
Dòng Trinh Vương hiện phục vụ trong các giáo phận Tp. HCM (5 cộng đoàn); Xuân Lộc (1 cộng đoàn); Ðà Lạt (1 cộng đoàn); Long Xuyên (1 cộng đoàn).
Trụ sở 41/2 Ấp Tân Tiến – Xã Tân Xuân. Hóc Môn – Tp. HCM. ( 8910676.
18. DÒNG CON ÐỨC MẸ MÂN CÔI CHÍ HOÀ
Nguyên là dòng Mến Thánh Giá Trung Linh Bùi Chu được Ðức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn cho đổi thành “Dòng Con Ðức Mẹ Mân Côi“.
Năm 1954 Dòng vào Nam và có mặt tại các giáo phận: Tp. HCM (5 cộng đoàn); Ðà Lạt (4 cộng đoàn); Xuân Lộc (9 cộng đoàn); Long Xuyên (1)
Trụ sở : 94 Bành Văn Trân – P7 – Q Tân Bình – Tp. HCM. ( 8640.000.
19. DÒNG CON ÐỨC MẸ PHÚ CƯỜNG
Nguyên là Dòng Con Ðức Mẹ Nam Vang, thành lập tại PnômPênh năm 1943. Tháng 7-1970 do tình hình bất ổn ở Campuchia, 77 nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Nam Vang về tá túc tại Dòng Con Ðức Mẹ Bình Thuỷ, Cần Thơ.
Ngày 2-8-1970, 14 nữ tu trong đoàn hồi hương tình nguyện ở lại với Hội dòng Con Ðức Mẹ Bình Thuỷ; 64 nữ tu khác đến giáo phận Phú Cường và được Ðức Giám Mục Phạm Văn Thiên nhận là dòng của giáo phận.
Dòng Con Ðức Mẹ Phú Cường hiện có 13 tu sở tại giáo phận Phú Cường, thành phố Hồ Chí Minh và Xuân Lộc.
Trụ sở : Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương. ( 824915.
20. DÒNG ÐỨC MẸ VÔ NHIỄM – PHÚ XUÂN
Dòng do Ðức Giám Mục Allys-Lý, Ðại diện Tông toà Huế, cho phép thành lập năm 1920, với “bảy nữ tu dòng Mến Thánh Giá”, lấy tên là “Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm” (Iiliae Mariae Immaculatae), cộng đoàn đầu tiên ở Kim Long – Phú Xuân, nên cũng gọi là dòng Phú Xuân. Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm hiện có mặt trong các giáo phận: Huế, Tp.HCM, Xuân Lộc, Kontum, Ðà Lạt.
Trụ sở chính: 26 Kim Long – Tp. Huế – Tỉnh Thừa Thiên. ( 828484.
Trụ sở tại Tp. HCM: 157/20 Ấp Khiết Tâm – xã Tam Bình – H. Thủ Ðức.
21. DÒNG CON ÐỨC MẸ ÐI VIẾNG – HUẾ (KIM ÐÔI)
Nguyên là dòng MTG Huế được phục hưng ở Kim Ðôi năm 1929 nên trước đây quen gọi là dòng MTG Kim Ðôi, nay được đổi thành dòng Con Ðức Mẹ Ði Viếng Huế, hiện đang hoạt động trong tổng giáo phận Huế, Tp. HCM và Xuân Lộc.
Trụ sở chính ở Huế: 6 Nguyễn Tri Phương – Tp. Huế.
Trụ sở ở Tp. HCM : 374/5 – Ðường Fatima, Xã Hiệp Bình Chánh – Thủ Ðức.
Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đồng hành với Sinh viên Công giáo Huế
22. DÒNG KHIẾT TÂM ÐỨC MẸ
Dòng Khiết Tâm Ðức Mẹ được thành lập năm 1962 tại Nha Trang, hiện hoạt động tại các giáo phận: Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột.
Trụ sở chính: Võ Cang – Bình cang – Nha Trang -Khánh Hoà ( 890193
23. DÒNG NỮ TU ẢNH VẢY
Dòng Nữ tu Ảnh Vảy (Médaille miraculeuse) được thành lập tại Kontum năm 1942, do các nữ tu Bác ái vinh Sơn giúp huấn luyện lúc ban đầu, hiện có 59 nữ tu là người dân tộc và 1 là người Việt Nam, hoạt động trong giáo phận Kontum.
Trụ sở : 16 Nguyễn Huệ – Thị Xã Kontum, tỉnh Kontum.
DÒNG NỮ ÐA MINH VIỆT NAM
Ở miền Bắc trước năm 1955, các địa phận do các tu sĩ Ða Minh đảm trách, như Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Thái Bình, đều có các chị nhà phước dòng Ba Ða Minh (Tertiaires Dominicaines) sống đời tận hiến trong các cộng đoàn với nhau, nhưng không khấn dòng theo Giáo luật.
Năm 1951, Ðức Giám mục Phạm Ngọc Chi, Ðại diện Tông toà Bùi Chu, tập họp một số nhà phước dòng Ða Minh trong địa phận để thành lập dòng nữ Ða Minh Bùi Chu được Toà Thánh chấp thuận ngày 21.3.1951, như một dòng tu với các lời khấn theo Giáo luật thuộc giáo phận.
Còn các chị nhà phước dòng Ba Ða Minh các giáo phận còn lại (Hải Phòng, Bắc Ninh và Thái Bình), sau di cư năm 1954, mới tập hợp để thành lập dòng Ða Minh Hố Nai đặt trụ sở trong phạm vi giáo xứ Thánh Tâm Hố Nai. Dòng nữ Ða Minh Hố Nai được Toà Thánh chấp thuận ngày 10.4.1956.
Năm 1973, một số nữ tu Ða Minh gốc Hải Phòng, Bắc Ninh và Thái Bình được tách riêng thành Dòng Nữ Ða Minh Xuân Hiệp.
24. DÒNG NỮ ÐA MINH BÙI CHU – TAM HIỆP
Nguyên là dòng nữ Ða Minh Bùi Chu do Ðức Giám mục Phạm Ngọc Chi thành lập năm 1961 và, di cư vào Nam, đặt trụ sở tại Tam Hiệp – Biên Hoà nên gọi là Dòng Nữ Ða Minh Tam Hiệp.
Dòng Nữ Ða Minh Tam Hiệp hiện sinh sống và hoạt động trong các giáo phận: Xuân Lộc (15 cộng đoàn); thành phố Hồ Chí Minh (4 cộng đoàn); Long Xuyên (2 cộng đoàn); Ðà Lạt (1 cộng đoàn); Ban Mê Thuột (1 cộng đoàn).
Trụ sở : Phường Tam Hoà – Tp. Biên Hoà – Tỉnh Ðồng Nai. (.823995.
25. DÒNG NỮ ÐA MINH THÁNH TÂM – HỐ NAI
Nguyên là Dòng Ða Minh Hố Nai được thành lập sau di cư. Nhưng năm 1973, sau khi một số nữ tu tách ra thành lập các Dòng Nữ Ða Minh Hải Phòng, Bắc Ninh và Thái Bình. Số nữ tu còn lại làm thành Dòng Nữ Ða Minh Thánh Tâm.
Dòng Nữ Ða Minh Thánh Tâm hiện sinh sống và hoạt động trong giáo phận Xuân Lộc (9 cộng đoàn) và thành phố Hồ Chí Minh (3 cộng đoàn).
Trụ sở : Phường Tân Biên – Tp. Biên Hoà – Tỉnh Ðồng Nai. ( 881263.
Trụ sở tại Tp. HCM: Tu viện Mông Triệu – 201 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận Phú Nhuận. ( 8449443.
26. DÒNG NỮ ÐA MINH XUÂN HIỆP
Dòng Nữ Ða Minh Xuân Hiệp do một số nữ tu gốc Hải Phòng, Bắc Ninh và Thái Bình tách từ Dòng Nữ Ða Minh Hố Nai thành lập năm 1973.
Trụ sở : 37/5B Ấp Xuân Hiệp 1, Xã Linh Ðông, Thủ Ðức ( 8963741.
Dòng Nữ Ða Minh Xuân Hiệp hiện có 3 miền Dòng.
1. Miền Dòng Mân Côi (Thái Bình)
Ðược thành lập năm 1973 tách từ Dòng Nữ Ða Minh Hố Nai. Dòng Nữ Ða Minh Thái Bình hiện hoạt động trong các giáo phận: Xuân Lộc (6 cộng đoàn); Tp. Hồ Chí Minh (5 cộng đoàn); Phú Cường (1 cộng đoàn ).
Trụ sở: Miền Dòng Mân Côi Thái Bình: Phường Tân Biên – Tp. Biên Hoà – Tỉnh Ðồng Nai. ( 881276.
2. Miền Dòng Mông Triệu (Hải Phòng)
Ðược thành lập năm 1973 (tách từ Ða Minh Thánh Tâm – Hố Nai), hiện sinh sống và hoạt động trong các Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh (1 cộng đoàn); Ðà Lạt (3 cộng đoàn); Xuân Lộc (2 cộng đoàn).
Trụ sở: Miền Dòng Mông Triệu: 510 Ấp Tam Hà – Xã Linh Ðông – Thủ Ðức – Tp. HCM. ( 8960573.
3. Miền Dòng Vô Nhiễm (Bắc Ninh)
Ðược thành lập năm 1973 (tách từ Dòng Ða Minh Hố Nai), Miền Dòng Vô Nhiễm Bắc Ninh hiện sinh hoạt trong giáo phận Tp. HCM (7 cộng đoàn); giáo phận Xuân Lộc (5 cộng đoàn); giáo phận Bắc Ninh (2 cộng đoàn).
Trụ sở: Miền Dòng Vô Nhiễm (Bắc Ninh): 1/78B Dân Chủ – Làng Ðại học Thủ Ðức – Tp. HCM. ( 8960284.
27. DÒNG ÐA MINH XÓM MỚI LẠNG SƠN
Ðược thành lập ngày 8.12.1978 (tách từ Dòng Nữ Ða Minh Tam Hiệp). Dòng Nữ Ða Minh Lạng Sơn hiện sinh sống và hoạt động trong giáo phận Tp. HCM (4 cộng đoàn); Ðà Lạt (1 cộng đoàn); Xuân Lộc (1 cộng đoàn); Long Xuyên (4 cộng đoàn).
Trụ sở chính: 25/2 đường 26/3 – P. 13 – Q. Gò Vấp – Tp. HCM. ( 8911.067.
28. DÒNG NỮ LASAN
Dòng nữ Lasan được thành lập tại Mai Thôn năm 1968
Trụ sở: 970 Xô Viết Nghệ Tĩnh. P 28, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM. ( 8991761.
29. TU HỘI NÔ TỲ THIÊN CHÚA
Nguyên là Tu hội Tận hiến Mẹ Maria được đổi thành Tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa hiện có mặt trong giáo phận thành phố Hồ Chí Minh (1 cđ) và Xuân Lộc (1 cđ).
Trụ sở chính: 15/2A CMT8, P.5, Q.Tân Bình, Tp. HCM. ( 8424.791.
30. TU HỘI NỮ TỲ CHÚA GIÊSU LINH MỤC
Nguyên là Tu Hội Nagiarét, thành lập từ năm 1958, sau này được đổi thành Tu hội Nữ Tỳ Chúa Giêsu linh mục, có mặt tại các giáo phận: thành phố Hồ Chí Minh (2 cộng đoàn), Long Xuyên (1 cộng đoàn).
Trụ sở chính: Tu viện Nagiarét, 200 ấp Thanh Hoá, xã Hố Nai 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai. ÐT. 881618.
Trụ sở tại Tp. HCM: 96 Thích Quảng Ðức, P 5, Q.Phú Nhuận. ( 8449177.
31. TU HỘI NỮ TẬN HIẾN I.C.M
Tu hội Tận Hiến ICM được thành lập năm 1949, hiện đang hoạt động tại các giáo phận Ðà Lạt và Tp. HCM.
Trụ sở chính: Xã Lộc Tiến, Huyện Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Ðồng.
Trụ sở tại Tp. HCM: 166/9A XVNT. Phường 24, Q.Bình Thạnh, ( 8995676.
II. DÒNG NỮ GỐC NƯỚC NGOÀI
1. DÒNG THÁNH PHAOLÔ THÀNH CHARTRES (S.P.C)
Dòng Thánh Phaolô thành Chartres (soeurs de St Paul de Chartres, sisters St Paul of Chartres) được thành lập từ năm 1696 tại Pháp và đến Việt Nam từ năm 1960.
Dòng hiện có 4.000 nữ tu, có mặt trên 27 quốc gia. Ở Việt Nam dòng Thánh Phaolô thành Chartres hiện có ba tỉnh dòng:
1.1 Tỉnh Dòng Sài Gòn:
Trụ sở Tỉnh dòng Sài Gòn: 4 Tôn Ðức Thắng – Quận 1 – Tp. HCM. ( 8223.387
Tỉnh dòng Sài Gòn hoạt động trong các giáo phận Tp. Hồ Chí Minh; giáo phận Xuân Lộc; giáo phận Phú Cường; giáo phận Ðà Lạt.
1.2. Tỉnh Dòng Mỹ Tho:
Trụ sở : 14 Hùng Vương – Tp. Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang – ( 873589.
Tỉnh dòng Mỹ Tho hoạt động tại các giáo phận Mỹ Tho; Giáo phận Vĩnh Long; giáo phận Tp. Hồ Chí Minh; Giáo phận Long Xuyên.
1.3. Tỉnh dòng Ðà Nẵng:
Trụ sở : 25 Yên Báy – Ðà Nẵng – Tỉnh Quảng Nam . ( 824735.
Tỉnh dòng Ðà nẵng hiện có phục vụ trong các giáo phận: Tổng giáo phận Hà Nội; giáo phận Thanh Hoá; giáo phận Huế; giáo phận Ðà Nẵng; giáo phận Kontum; giáo phận Ban Mê Thuột; giáo phận Quy Nhơn; giáo phận Nha Trang; giáo phận Phan Thiết.
Trụ sở trung ương: 193 via della Vignaccio I 00163 – Roma – Italia.
2. ÐAN VIỆN CÁT MINH (O.C.D)
Dòng Ðức Mẹ núi Carmel (Ordre de Notre Dame du Mont Carmel, Order of Our Lady of Mount Carmel) ở Việt Nam quen gọi là Ðan viện Cát Minh Monastère des Carmelites) hoặc Dòng Kín.
Dòng được thành lập tại Tây Ban Nha từ năm 1562 do sự cải tổ của Thánh Têrêsa Avila. Ở Việt Nam hiện có 3 Ðan viện mỗi đan viện Cát Minh đều độc lập
2.1. Ðan Viện Cát Minh Sài Gòn:
Dòng Kín Sài Gòn được thành lập từ năm 1861.
33 Tôn Ðức Thắng – Phường Bến Nghé – Quận I – Tp. Hồ Chí Minh.
2.2. Ðan Viện Cát Minh – Bình Triệu:
Dòng Kín Huế được thành lập năm 1909 và 1975 được chuyển vào Sài Gòn.
376/5 Ấp Bình Triệu – Xã Hiệp Bình Chánh – Thủ Ðức – Tp. HCM.
2.3. Ðan Viện Cát Minh Nha Trang:
Dòng Kín Nha Trang là Dòng Kín được thành lập năm 1929 tại Thanh Hoá và năm 1954 được chuyển vào Nha Trang.
Dòng Cát Minh, Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh hoà.
3. DÒNG NỮ TỬ BÁC ÁI THÁNH VINH SƠN (N.T.B.A)
Tu hội Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la Charité de Saint Vincent de Paul, Daughters of Charity of Saint Vincent de Paul) quen gọi là Dòng Bác ái Vinh Sơn được thành lập năm 1533 tại Pháp. Tổng số nữ tu Nữ tử Bác ái Vinh Sơn trên thế giới hiện có 27.766 nữ tu có mặt tại 84 nước khắp Năm châu.
Dòng được thành lập ở Việt Nam từ năm 1928. hiện phục vụ trong các giáo phận: Tp. Hồ Chí minh, Phú Cường, Ðà Lạt, Banmêthuột, Nha Trang, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ , Long Xuyên, Xuân Lộc.
Trụ sở TW ở nước ngoài: 14 rue du Bac – 75340 Paris Cedex 05 – France.
Trụ sở TW ở Việt Nam: 42 Tú Xương – Quận 3 – Tp. HCM. ( 8299.582.
4. DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ÐỨC MẸ (F.M.M)
Dòng Phan sinh Thừa sai Ðức mẹ (Franciscaines Missionnaires de Marie, Franciscan Missionaries of Mary) được thành lập ở Ấn Ðộ năm 1877. Dòng hiện có 8.448 nữ tu có mặt trong 77 quốc gia khắp năm châu.
Dòng bắt đầu ở Việt Nam năm 1932 tại Trại phong Quy Hoà, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Hiện đang hoạt động trong các giáo phận: Tp. Hồ Chí Minh, Ðà Lạt, Xuân Lộc, Nha Trang, Quy Nhơn.
Trụ sở TW ở nước ngoài: 12 vie Giusti – Roma – Iatalia.
Trụ sở TW Việt Nam: 269 Nguyễn Văn Ðậu – Quận Bình Thạnh.
5. ÐAN VIỆN THÁNH CLARA (O.S.C)
Dòng Thánh Clara (Ordre de Sainte Claire) được thành lập ở Italia năm 1212, hiện có khoảng 18.000 nữ tu với 900 đan viện có mặt trên 80 quốc gia.
Dòng Clara ở Việt Nam do Ðan viện Roubaix (Pháp) thánh lập tại Vinh ngày 14-11-1935; năm 1950 vì chiến tranh, các nữ tu dòng Clara ở Vinh đã trở về Ðan viện Roubaix; ngày 27-2-1972, 4 nữ tu người Việt và 1 nữ tu người Pháp trở lại lập Ðan viện ở Thủ Ðức.
1/40 ấp Phong Phú – xã Tăng Nhơn Phú – Huyện Thủ Ðức – Tp. HCM.
DÒNG THÁNH CLARA+ MỤC ĐÍCH VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG
+ ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
+ LIÊN LẠC
|
6. DÒNG ÐỨC BÀ (C.N.D)
Dòng Ðức Bà theo luật Thánh Augustino (Congregation de Notre Dame, Chanoinesses de Saint Augustin) ở Việt Nam còn gọi là Dòng Oiseaux (Couvent des Oisaux).Dòng được thành lập năm 1597 tại Pháp và bắt đầu ở Ðà Lạt năm 1935, Hà Nội năm 1936 và ở Sài Gòn:1950 với các trường trung học nữ:
– Hà Nội: Maison de Notre Dame du Rosaire – Ðà Lạt: Notre Dame de Langbian.
– Sài Gon: Regina Mundi.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, các cơ sở ở Hà Nội ngưng hoạt động; sau 30.4.1975, hai trường ở Ðà Lạt và Tp HCM do nhà nước quản lý.
Dòng Ðức Bà hiện nay có 700 tu sĩ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Dòng Ðức Bà hiện phục vụ trong các giáo phận : Thành phố HCM (5 cộng đoàn), Ðà lạt (1 cộng đoàn)
Trụ sở TW ở nước ngoài : Villa Pacis – 567 Via della Camillucia – Roma Italia
Trụ sở tại Tp HCM : 228 Nam Kỳ Khởi nghĩa – P6. Q3.Tp HCM ( 8230.981.
Các bạn là những người đang khao khát – Yêu mến và sống trọn vẹn cho Thiên Chúa. – Yêu mến và phục vụ anh chị em, nhất là những người nghèo bị bỏ rơi – Sống tình huynh đệ và chứng tá Nước Trời Xin mời các bạn hành cùng khám phá linh đạo của DÒNG ĐỨC BÀ DÒNG ĐỨC BÀ Nữ kinh sĩ Thánh Âu Tinh Nguồn gốc: Dòng Đức Bà được khai sinh vào dịp lễ Giáng Sinh 1597 tại Lorraine ( Pháp) do 2 Đấng Sáng Lập : Á thánh Alix Le Clerc (1576-1622) và Thánh Pierre Fourier (1565-1640). Dòng Đức Bà đến Việt Nam năm 1935 Dòng Đức Bà tại Việt Nam Với sứ vụ GIÁO DỤC – “LÀM CHO NGÀI LỚN LÊN”, tức “Làm mọi sự để Vinh Danh Chúa”, các nữ tu dấn thân phục vụ trong rất nhiều môi trường và nhiều lãnh vực, đặc biệt chú tâm đến giới trẻ : –Giáo dục đức tin : đào tạo giáo lý viên, dạy giáo lý cho mọi thành phần, mọi lứa tuổi… –Giáo dục văn hóa : tham gia giảng dạy từ cấp Mẫu Giáo đến Đại Học –Giáo dục nhân bản: mở các khóa bồi dưỡng nhằm thăng tiến con người trên các lãnh vực như : tâm lý, phát triển nhân cách, giáo dục gia đình, giáo dục giới trẻ –Giáo dục xã hội: giúp đỡ – giáo dục trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật và thăng tiến đời sống gia đình nhất là phụ nữ –Các lãnh vực khác: dịch kinh thánh, đồng hành với các bạn trẻ, các khóa bồi dưỡng cho tu sĩ – giáo dân, tư vấn tâm lý. ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ CỦA CÁC NỮ TU DÒNG ĐỨC BÀ ĐÂM RỄ SÂU TRONG MẦU NHIỆM NHẬP THỂ. – Thực hiện lời Đức Mẹ tại tiệc cưới Cana: “Ngài bảo gì các con cứ việc làm theo”(Ga 2,5) – Lấy đức ái và tự do theo Thánh Thần làm luật sống “Chỉ có một tâm hồn và một trái tim hướng trọn về Thiên Chúa”( luật thánh Âu Tinh) Con đường các bạn muốn chọn và con đường chúng tôi đang theo có lẽ cùng một hướng chăng ?Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ : Dòng Đức Bà : 228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM. ĐT : 9.326.991 e-mail: tidoduba@hcm.vnn.vn |
7. ÐAN VIỆN NỮ BIỂN ÐỨC (O.S.B)
Dòng nữ Biển Ðức (Ordre de Saint Benoit) thành lập tại Bathilde – Pháp năm 1929. Dòng được thành lập tại Banmêthuột 1954 sau được chuyển về Thủ Ðức.
46/2 Võ Văn Ngân – Thủ Ðức – Tp HCM
8. DÒNG ÐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO (R.N.D.M)
Dòng Ðức Bà Truyền giáo (Notre Dame des Missions) được thành lập tại Pháp năm 1861 do nữ tu Marie du Coeur de Jesus) . Dòng bắt đầu hoạt động ở Phát Diệm năm 1924 rồi ở Thanh Hoá, Lạng sơn. Sau năm 1954 di cư vào nam thành lập ở Nhatrang và Sại Gòn , chủ yếu lo các trường học
Dòng Ðức Bà Truyền giáo trên thế giới hiện có 800 nữ tu. Tại Việt Nam Dòng Ðức Bà Truyền giáo hiện có tại các giáo phận : Tp HCM, Phú Cuờng, Xuân Lộc Ðà lạt, Nhatrang, Buôn ma thuột.
Trụ sở TW ở nước ngoài Via di Bravetta 628 00164 Roma Italia
Trụ sở tại Việt Nam : 50 Huỳnh Mẫn Ðạt – Quận Bình Thạnh Tp HCM
( 8993029 – 8960288
9. DÒNG NỮ TU CHÚA QUAN PHÒNG (C.Q.P)
Dòng Nữ Tu Chúa Quan Phòng (Les Soeurs de la Providence de Portieux) được thành lập tại Pháp năm 1762 do Á Thánh Gioan Mactin Moye.
Dòng bắt đầu có cơ sở năm 1876 ở Cù Lao Giêng, An Giang, lúc đó thuộc đị phận Nam Vang. Tổng số Nữ Tu Chúa Quan Phòng trên thế giới khoản g 1000
Tại Việt Nam các chị phục vụ trong các giáo phận : Cần thơ, Long Xuyên,) Vĩnh Long, Mỹ Tho, Ðà Lạt, Kontum, Buôn ma thuột.
Trụ sở TW tại nước ngoài : Providence Portieux Vosges – France
Trụ sở chính tại Cần thơ : 327 Tầm Vu – Cần Thơ
Trụ sở tại Tp HCM 175 Hai Bà Trưng Phường 6 – Q 3 Tp HCM ( 892180
10. DÒNG CON ÐỨC MẸ PHÙ HỘ (F.M.A)
Dòng Con Ðức Mẹ Phù hộ (Filies de Marie Auxiliatrice, Daughters of Mary Help of Christians) được thành lập tại Ý năm 1872 theo tinh thần của Thánh Bosco nen cũng gọi là Nữ Tu Salesienne. Dòng hiện có 16.249 nữ tu tại 85 quốc gia. Dòng bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ năm 1961 tại Tp HCM, Xuân Lộc
Trụ sở TW ở nước ngoài : Instituto Internationale Maria Ausiliatrice Via dellAteneo Salesiano 81 00139 Roma Italia
Trụ sở tại Việt Nam : 1142 Ấp 4 xã Tam Phú Thủ Ðức Tp HCM ( 8960826.
11. DÒNG THÁNH PHAOLÔ THIỆN BẢN (O.S.P)
Dòng Thánh Phaolô Thiện bản (Oeuvres de Saint Paul) được thành lập tại Thụy sỹ ngày 8.12.1873. Dòng có mặt tại Thuỵ sỹ, Pháp, Cameroun, Madagascar, Việt Nam. Với tổng số 133 nữ tu thuộc 11 quốc tịch. Dòng Thánh Phaolô Thiện bản tại Việt Namđược thành lập 1.1974 theo yêu cầu của Ðức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Trụ sở TW Oeuvres de Saint Paul Fribourg Suisse
Trụ sở tại Việt Nam 15/1 Lý chính Thắng Q3 Tp HCM ( 445317
12. TU HỘI BÁC ÁI
Tu Hội Bác Ái (Foyer de Charité) thành lập tại Chateauneuf de Galaure do chị Marthe Robin và linh mục Georges Finet- Pháp năm 1936.
Tu Hội Bác Ái tại Việt Nam được thành lập năm 1968 tại Bình Triệu. Tu hội hiện có mặt tại các Giáo phận Tp HCM và Xuân Lộc
Trụ sở ở nước ngoài : Foyer de Charité 26330 Chateauneuf de Galaure – Pháp.
Trụ sở tại Việt Nam : 348/5 Bình Triệu, xã Hiệp Bình Chánh, Thủ đức, Tp HCM ( 669793
13. TU HỘI LAO CÔNG THỪA SAI (T.M)
Tu hội lao công thừa sai Ðức Mẹ Vô Nhiễm (Travailleuses des Missionnaires de LImmaculée Conception, Tertiaire du Carmel) được thành lập tại Pháp 1950
Trên thế giới hiện có khoảng 50 nữ tu, tại Việt Nam được thành lập từ năm 1962 hiện thuộc Tp HCM và Giáo phận Xuân lộc
Trụ sở tại Việt Nam : 43 Bành văn Trân P7. Q Tân Bình HCM.( 8641079
14. TU HỘI DÂNG TRUYỀN (OMMI)
Tu Hội Dâng Truyền (Oblates Missionnaires de marie Immaculée) thành lập tại Québec 1952 và tại Việt Nam 1964.
Trụ sở : 88/1 Võ thị Sáu P Tân Ðịnh Q1 Tp HCM
15. TU HỘI NHẬP THỂ
Tu Hội Nhập thể thành lập tại Quebéc 1947 và tại Việt Nam 1961.
Trụ sở 25 Trần Hữu Trang P11- Q Phú Nhuận.
16. DÒNG TIỂU MUỘI CHÚA GIÊSU
Dòng Tiểu Muội có mặt tại Việt Nam từ 1953. Châm ngôn : Giêsu Tình Yêu.
Đặc sủng : Chiêm niệm giữa đời theo tinh thần con trẻ của
Tin Mừng. Hoạt động : sống đời thường như Chúa Giêsu Nazareth.
Bổn mạng lễ Giáng Sinh 12-12. Hiện có 30 chị khấn trọn đời, 13 khấn tạm.
Địa chỉ liên lạc : 25/ 4 Phan Văn Hân, Q. Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 374) Tiểu Muội Đà Lạt
17. Hội dòng Con Đức Mẹ Nam Vang Phú Cường
18. Hội dòng Mẹ Nhân Ái
III. DÒNG NAM GỐC NƯỚC NGOÀI
1. DÒNG LASAN (F.S.C)
Dòng anh em các trường Kitô (Frères des Ecoles Chrétiennes, Brothers of the Christian Schools) do Thánh Jean Baptiste de la Salle thành lập năm 1680 nên ở Việt Nam gọi là dòng Lasan (La Salle).
Dòng La San bắt đầu có mặt ở Sài Gòn từ năm 1863. Sau đó, cho tới giữa thế kỷ XX, đã có một hệ thống trường của các sư huynh Lasan ở hầu hết các tỉnh từ Nam ra Bắc : Hà nội, Hải Phòng, Nam Ðịnh, Huế, Quy nhơn, Ninh Bình , Nhatrang, Sài Gòn, Vĩnh Long, Sóc Trăng , Ðà lạt, Kontum, Ban mê thuột.với những trường nổi tiếng như trường Puginier. (Hà Nội) Pellerin (Huế) Taberd, Mossard (Sài Gòn), Adran (Ðà Lạt)
Sau năm 1954, hệ thống trường Lasan ở Bắc vĩ tuyến 17 ngưng hoạt động, Sau 30.4.1975 hệ thống trường Lasan ở Miền nam cũng giao cho Nhà Nước quản lý. Hiện nay dòng Lasan có khoảng 7.400 sư huynh trên thế giới.
Trụ sở 59 B Nguyễn Du – Phường Bến Nghé Q1 Tp HCM . ( 8299.134
Năm nay, Tỉnh Dòng La San Việt Nam kỷ niệm 140 năm, ngày các Sư Huynh La San đến Viêt Nam (1866-2006). Anh Em La San xin chào đón các bạn. ĐÔI NÉT VỀ LASAN SỨ MẠNG LA SAN trong Xã hội và trong Giáo hội Anh Chị Em (ACE) hãy xem công việc của Anh Em như là một trong những công việc lớn lao (considerable) và ưu việt (excellent) nhất trong Giáo Hội bởi vì nó là một trong những công việc có khả năng chống đỡ GH bằng cách tạo cho GH một nền tảng vững chắc. (NG 155,1 : Lễ Thánh Cassien) Anh Chị Em phải xem công việc của mình như là một trong những công việc tối quan trọng và tối cần thiết trong Giáo Hội mà Anh Chị Em đã đựoc các chủ chăn và cha trao phó. (NG 199,1) “Ngay từ thời thánh GLS, Dòng này rất cần thiết. Các người trẻ, người nghèo, thế giới và Giáo Hội cần đến thừa tác vụ của các Anh Chị Em” (LD 141). Thật vậy, ngay từ thuở ban đầu, Dòng đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu trong xã hội và Giáo hội. SỨ VỤ LA SAN TRONG XÃ HỘI Thời của GLS là một thời chuyển tiếp từ xã hội trung cổ sang một cuộc cách mạng kỹ nghệ. Chính trong bối cảnh này mà GLS phát hiện ra việc thành hình mọt tầng lớp xã hội mới và một ý niệm mới về nghèo khó. Sự phân tích của ngài dựa trên ý niệm cho rằng dốt nát là cội rễ của nghèo túng. “Những ngừoi lam lũ kiếm sống dốt kiến thức tự nhiên và về đạo, những người này tất nhiên không thể dạy dỗ gì cho con cái họ. Các trẻ này bị bỏ mặc và chúng sẽ đi vào những sự tệ hại không dễ gì sửa sai được.” (NG 193,2) Nói cách khác, nghèo khó đánh bẫy con người vào một vòng lẩn quẩn : nghèo túng dẫn đến bị đẩy ra ngoài lề xã hội, bị loại trừ, bỏ rơi dẫn đến dốt nát và dốt nát sẽ dẫn đến nghèo túng. Một khi đã vào vòng kim cô này thì khó mà thoát ra. Gioan La San tin rằng tình trạng này không thể giải quyết bằng cách tiếp cận riêng lẻ nghèo túng hay dốt nát. Để phá vỡ vòng vây một cách triệt để phải tấn công cả ba yếu tố. Đây chính là yếu tố độc đáo của sản phẩm GLS. Đề nghị xã hội của ngài mang ba yếu tố trực tiếp đánh vào các yếu tố của vòng lẩn quẩn : • Để đối phó với nghèo túng ngài tin rằng đám trẻ cần có kiến thức.. • Để đối phó với việc bị loại trừ ra ngoài xã hội, ngài tin rằng giáo dục phải dựa trên đức tin và trong tinh thần Tin Mừng. • Để con em người nghèo có thể đến trừong ngài tin rằng giáo dục phải miễn phí. Thật vậy : Cho người nghèo tiền bạc chỉ giúp họ qua cái ngặt nghèo chứ không phải là một giải pháp lâu dài. Mặt khác, cũng khó mà gột bỏ được những thành kiến nơi những người bị xã hội đẩy ra ngoài lề. Tương tự, giảng dạy đạo lý không luôn luôn được những người cùng khốn về vật chất lắng nghe. Nhưng nếu giải quyết ba mặt giáp công, cả ba vấn đề một lúc sẽ kết quả hơn. Giải pháp La San vẫn còn giá trị, xã hội và Giáo hội vẫn còn cần đến những người hiến thân cho sứ vụ giáo-dục-miễn-phí-và-dựa-trên-đức-tin. Luật Dòng khi bàn đến sinh lực của Dòng đã tuyên bố một cách tường minh : “Ngay từ thời thánh GLS, Dòng này rất cần thiết. Các người trẻ, người nghèo, thế giới và Giáo hội cần đến thừa tác vụ của các Anh Em” (LD 141). Đặc sủng LA SAN trong Giáo hội Chính Thiên Chúa Quan Phòng đã thiết lập trường Kitô. (tựa đề NG 193) Chăm sóc dạy dỗ giới trẻ là một công việc tối cần thiết cho Giáo hội. (tựa đề NG 199) Cha Thánh Gioan La San rất xác tín về địa vị của các Sư Huynh trong Giáo hội. Tuy rằng ngài không dùng từ “đặc sủng” như chúng ta hiện nay nhưng ý nghĩ của ngài rất sát với thần học Giáo hội hiện đại : Suy niệm về Thánh Phaolô : “trong Giáo hội, Thiên Chúa đặt ra các Tông đồ, các ngôn sứ và các thầy dạy” và ACE sẽ xác tín rằng chính Thiên Chúa cũng đã đặt để ACE trong nhiệm vụ đang làm. “… Có nhiều thừa tác vụ khác nhau và Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi cách là vì ích chung – nghĩa là lợi ích cho Giáo Hội. Người thì được Thần Khí ban cho ơn ăn nói khôn ngoan, kẻ khác được ơn đức tin bởi cũng một Thần Khí (NG 201,1). Như vậy vị trí của chúng ta trong Giáo hội là cần thiết. Đây là vị trí trung gian (médiateur) giúp Giáo Hội mang ơn cứu độ đến với mọi người : Kitô giáo cũng như ngoài hay thù nghịch Kitô giáo. đặc biệt là những người bị ném ra ngoài lề xã hội, đồng thời mang muôn người đến với Giáo Hội vào Nước Thiên Chúa. Mầu nhiệm Nhập Thể được thể hiện nơi đây và vào lúc này như thế đấy qua công tác của Dòng. Giáo hội cũng đã chính thức công nhận vị thế này qua sắc chỉ phê chuẩn Dòng. Các Thánh và chân phước La San cũng đã là những minh họa hùng hồn về điều này. TÍNH ĐỘC ĐÁO hay CĂN TÍNH LA SAN Sứ mạng mà Giáo hội công khai trao cho Dòng La San nằm trong công tác giáo dục và Kitô. Nhưng trên thế giới cũng có nhiều Dòng, thậm chí nhiều gio dân cũng làm công việc đó. Tính độc đáo và không thể thay thế của Anh Chị Em La San chúng ta là ở chỗ nào ? Đó chính là sự hiến thánh và cuộc sống cộng đoàn của chúng ta. Đây là điều GLS đã ý thức mãnh liệt khi cùng với Nicolas Vuyard và Gabriel Drolin và nhất là khi cùng với 12 thầy thân tín nhất tuyên khấn vĩnh viễn liên kết với nhau để cùng chung và liên kết lo cho các trường từ thiện. Sinh lực Dòng được hồi sinh ở biến cố này và cũng chính ngày lễ Chúa Ba Ngôi 1694 này khai sinh ra Dòng Sư huynh Trường Kitô ! Tông huấn Vita Consecrata chỉ rõ : Tuy có nhiều sinh hoạt chúng với các giáo dân, người tu sĩ làm những công việc đó theo căn tính hiến thánh của mình và họ biểu thị bằng cách đó, một tinh thần dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho Giáo hội theo đặc sủng của họ.” (VC 60). Như thế ACE La San làm công tác giáo dục như là một người hiến thánh, một công cụ thánh thiện mà Thiên Chúa thánh hóa để mang ơn cứu độ đến cho những linh hồn Ngài đã trao phó cho họ. Chính để có thể sống trong ý thức hiến thánh mà ACE La San phải có tinh thần Đức Tin để có thể “nhìn mọi sự dưới con mắt đức tin, làm mọi sự vì Chúa và gán ghép mọi sự về Chúa” (LD 5) Hơn nữa, để thành công, công cuộc La San cần có những thành viên hiến trọn đời mnh cho sự nghiệp giáo dục mà Giáo hội trao phó. ACE La San chính là những người biết từ bỏ mọi toan tính vật chất để có thể phục vụ giáo dục một cách nhưng không, dành trọn vẹn tình yêu cho những trẻ được trao phó cho họ và có một ý chí từ bỏ ý riêng để hòa mình trong kỷ luật và biện phân của tập thể hầu công cuộc được trôi chảy. Chính sự dấn thân quyết liật, xuất phát từ hoa trái của tinh thần đức tin là lòng nhiệt thành này làm nên tính các đặc thù của tu sĩ-chuyên viên-giáo dục La San. Ngoài ra, công cuộc giáo dục vô vị lợi và đòi hỏi nhiều hy sinh khó đứng vững nếu không có một tổ chức hay tập thể cùng chung vai gánh vác. Nét đặc thù thứ ba của các ACE La San là ở tinh thần cùng chung và liên kết. LỜI NHẮN NHỦ CỦA CHA THÁNH LẬP DÒNG Anh Chị Em phải thấy vinh dự nhường bao khi được Giáo hội trao phó cho Anh Chị Em một công việc rất thánh và rất cao quý như thế khi Anh Chị Em được Giáo hội chọn để dạy cho trẻ hiểu biết về đạo và tinh thần Kitô giáo. Hãy cầu xin Chúa cho Anh Chị Em trở nên xứng đáng để thực thi, một cách xứng hợp, một thừa tác vụ cao quý như vậy. Anh Chị Em hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho Anh Em được thông phần vào thừa tác vụ của các Thánh Tông đồ, các Giám mục và chủ chăn chính yếu của Giáo Hội. Anh Chị Em hãy tôn trọng thừ atác vụ của mình bằng cách trở nên những thừa tác viên ứng đáng của Giáo Ước Mới như thnh Phaolô dạy (x. 2 Cr 3,6). (NG 199,1) “… Ta xác tín rằng sứ mạng giáo dục tuổi trẻ là sứ mạng quan trọng hàng đầu” (Piô XII. sắc lệnh tôn phong thánh Gioan La San làm quan thầy các nhà giáo dục, 1950 ; x. Tông thư của ĐGH Piô XII gởi các Dòng tu có sứ mạng giáo dục thanh niên trong các trường học và Đại học. 1954) Phạm quang Tùng, FSC |
2. DÒNG BIỂN ÐỨC (O.S.B)
Dòng Biển Ðức (Ordre Bénédictin hay Ordre de Saint Benoit O.S.B) được thành lập năm 520 tại Subiaco (Italia) do Thánh Biển Ðức. Ðây là Dòng tu đầu tiên của Giáo Hội mà nhà dòng gọi là Ðan Viện (Monastère) chứ không phải là Tu Viện (Couvent)
Dòng Biển Ðức thành lập Ðan Viện đầu tiên ở Ðà Lạt năm 1935; Huế năm 1940 và có tất cả 12 linh mục , 61 tu sĩ không linh mục (9.600 tu sĩ trên thế giới) Gồm:
Ðan Viện Thiên An Huế
Ðan Viện Thiên Hoà – Buôn Ma Thuột
Ðan Viện Thiên Bình – Xuân Lộc
Ðan Viện Thiên Phước – Tp Hồ chí Minh
Trụ sở TW nước ngoài : Via S. Ambrosio 3 – 00186 Rôma Italia
Trụ sở TW tại Việt Nam : Ðan Viện Thiên An Huế – Ht 4 Huế- Thừa Thiên
Trụ sở ở Tp HCM : 294B Ấp Tam Hải Xã Tam Bình – Thủ Ðức
3. DÒNG XITÔ (O.C)
Dòng Xitô (Ordre Cioterciens) do một số tu sĩ Biển Ðức tách khỏi dòng Biển Ðức thành lập tại Citeaux (Xitô) thuộc Pháp, năm 1098 nên gọi là dòng Xitô (Cisterciens). Dòng Xitô sống theo luật của dòng Thánh Biển Ðức, nhưng độc lập với dòng Biển Ðức và có một hệ thống riêng, hệ thống Xitô.
Dòng Xitô đầu tiên được thành lập ở Việt Nam năm 1918 trên núi Phước Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; năm 1936, một Ðan viện Xitô khác được thành lập tại Châu Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; năm 1952 một Ðan viện Xitô thứ ba được xây dựng ở Phước Lý, Xoài Minh, Biên Hoà.
Năm 1953, dòng Phước Sơn-Quảng Trị được dời về Long Thạnh Mỹ-Thủ Ðức; năm 1954 một số tu sĩ ở dòng Châu Sơn-Ninh Bình di cư vào nam và lập Ðan viện Châu Sơn-Ðơn Dương.
Như thế, ở Việt Nam hiện có 4 Ðan viện Xitô độc lập nhưng được hợp thành Hội Dòng Xitô Thánh Gia do một trong các Ðan viện phụ làm Hội trưởng:
Ðan viện Phước Sơn : 81B Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM, ( 8352.270
Ðan viện Phước Lý : Xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai. Trụ sở tại TP.HCM:79 Trần Bình Trọng, Q.5, ( 8393.084
Ðan viện Châu Sơn-Nho Quan: xã Phố Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Ðan viện Châu Sơn-Ðơn Dương : xã Lạc Xuân, huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng, ( 16.34946.
Trụ sở tại Tp. HCM: 81A Trần Bình Trọng, Q.5, ( 8391.574
4. DÒNG ÐAMINH VIỆT NAM (O.P)
Dòng anh em Thuyết Giáo do thánh Ðaminh (Dominique,Dominicus) thành lập năm 1216 tại Toulouse Pháp.
Dòng Ðaminh thế giới hiện có 5.040 linh mục và 1750 tu sĩ. Các thừa sai Ðaminh thuộc tỉnh Dòng Manila, Philippin đảm trách công cuộc truyền giáo ở Ðông Ðàng ngoài. Cho tới Hiệp Ðịnh Genève 21.7.1954 Dòng Ðaminh chỉ hoạt động ở Miền Bắc, trong phạm vi các giáo phận thuộc Ðông Ðàng ngoài. Năm 1954 một số đông tu sĩ vào Miền Nam.
Trong suốt 300 năm, dòng Ðaminh ở Việt Nam vẫn thuộc tỉnh dòng Manila và ngày 18.3.1967 Tỉnh Dòng Ðaminh mới được thành lập.
Dòng Ðaminh trên thế giới có 4902 linh mục và 576 tu sĩ. Tại Việt Nam, Dòng đang hoạt động tại các giáo phận TP HCM, Xuân Lộc Phú Cường, Ðà lạt
Trụ sở TW ở nước ngoài : Convento Santa Sabima – Piazza Pietro dIlliria 00153 Roma – Italia
Trụ sở tại Việt Nam :190 Lê văn Sĩ P10. Q Phú Nhuận TP HCM ( 8440552
DÒNG ĐA MINH (O.P. : Ordo Praedicatorum – Order of Preachers) Lược sử : Dòng Đa Minh, danh xưng chính thức là Dòng Anh Em Thuyết Giáo, do thánh Đa Minh sáng lập năm 1216 tại Toulouse, miền Nam nước Pháp. Dòng được Đức Giáo Hoàng Honorius III châu phê ngày 21-01-1217, và được ủy nhiệm trách vụ truyền giảng Lời Chúa, cung cấp cho các Giám mục một đội ngũ các nhà giảng thuyết được đào tạo cẩn thận để hỗ trợ các ngài trong trách vụ lớn lao ấy. Dòng có trụ sở tại Roma. Bề trên Tổng quyền của Dòng hiện nay là Lm. Carlos Alfonso Azpiroz Costa, được bầu trong Tổng hội Providence, năm 2001, trong nhiệm kỳ 9 năm. Dòng có mặt tại 88 quốc gia trên thế giới, với tổng số linh mục, tu sĩ khoảng 6.600 người. Dòng Đa Minh đến Việt Nam vào thế kỷ XVI (1550). Từ năm 1756, Dòng phụ trách miền truyền giáo Đa Minh, nay là địa bàn thuộc 5 giáo phận : Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn. Dòng đã có nhiều tu sĩ lấy máu đào làm chứng cho đức tin. Trong số 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Dòng Đa Minh có 38 vị, gồm 6 Giám mục, 16 linh mục (11 người Việt Nam), 16 đoàn viên Dòng Ba (3 linh mục, 6 thầy giảng, 7 giáo dân). Dòng đã đóng góp cho Giáo hội Việt Nam 2 Giám mục : Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (Gp. Bắc Ninh, Quy Nhơn) và Đức cha Giuse Trương Cao Đại (Gp. Hải Phòng). Năm 1967, Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam được thành lập với tên gọi là “Tỉnh Dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”. Bổn Mạng : lễ kính thánh Tổ Phụ Đa Minh (08-08) Châm ngôn : “Contemplata aliis tradere” (Chiêm niệm và truyền thông chân lý) Tôn chỉ : Những yếu tố căn bản của đời tu Đa Minh là : sống cộng đoàn, tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, cầu nguyện và cử hành phụng vụ chung, chuyên cần học hỏi chân lý và thi hành tác vụ tông đồ. Hoạt động chính : giảng dạy tại các chủng viện, học viện, giảng thuyết lưu động, điều hành giáo xứ. Nhân sự : tại Việt Nam, Tỉnh Dòng Đa Minh hiện có : + 4 tu viện : – Tu viện thánh An-be-tô Cả (Tu viện Ba Chuông) : 190 Lê Văn Sỹ, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM; ĐT : (08) 8448206 – Tu viện Mân Côi : 90 Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp, Tp. HCM; ĐT : (08) 8940477 – Tu viện Mai Khôi : 44 Tú Xương, P. 7, Q. 3 Tp. HCM; ĐT : (08) 9320360; (08) 9325738 – Tu viện thánh Martin : ¼ Kp. 10, Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai; ĐT : (061) 989318; (061) 989460 + 2 tu xá : – Tu xá thánh Đa Minh : 16 Hà Huy Tập, Đà Lạt, Lâm Đồng; ĐT : (063) 832806 – Tu xá thánh Vinh Sơn Liêm : 1116 P. Tam Phú, Thủ Đức, Tp. HCM; ĐT : (08) 8961731 + 11 giáo xứ (6 tại Tp. HCM, 3 tại Xuân Lộc, 1 ở Đà Lạt và 1 ở Phú Cường). + Số linh mục: 81, tu sĩ khấn trọng: 57, tu sĩ khấn tạm: 68, tập sinh: 13, dự tu: khoảng 60. * Ngoài ra, Tỉnh Dòng còn có một Phụ Tỉnh ở Canada với 40 linh mục, 7 tu sĩ . Địa chỉ Trụ sở Tỉnh Dòng : 43 Nguyễn Thông, phường 7, quận 3, Tp. HCM ĐT : (08) 9321881 Fax : (08) 9321880 E-mail : vptddmvn@hcm.vnn.vn Website : http://www.daminh.org Bề trên Giám tỉnh đương nhiệm : Tu sĩ Giuse Nguyễn Cao Luật, O.P., sinh năm 1951, lãnh tác vụ linh mục năm 1991. Chú ý: Các bạn trẻ muốn tìm hiểu Ơn gọi Đa Minh, xin liên lệ trực tiếp với Lm. Giuse Nguyễn Đức Trung, OP, hiện ngụ tại tu xá thánh Vinh Sơn Liêm, Tam Hà, Thủ Đức. Một số địa chỉ các Dòng Nữ Đa Minh HỘI DÒNG THÁNH CA-TA-RI-NA XI-Ê-NA BÙI CHU Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Thủy, Nam Định. Tel: (0350) 886.138. E-mail:hddmbuichu@yahoo.co.uk Bề Trên Tổng Quyền: Nt. M. T. VŨ THỊ HIÊN CỘNG ĐOÀN ĐA-MINH BÌNH DƯƠNG 1/3 ấp Đông, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương. Tel: (0650) 753313; E-mail:ntdmbinhduong@pmail.vnn.vn HỘI DÒNG THÁNH CA-TA-RI-NA XI-Ê-NA TAM HIỆP 134/4 Kp 5, Phường Tam Hiệp, Biên Hoà, Đồng Nai. Tel: (061) 813 995; (061)815.881. E-mail:daminh-th@hcm.vnn.vn Bề trên Tổng quyền: Nt. T. NGUYỄN THỊ MỪNG HỘI DÒNG THÁNH CA-TA-RI-NA XI-Ê-NA THÁNH TÂM 155/5 Kp 9, Phường Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai. Tel: (061) 881.263; Fax: (061) 882.643. E-mail: dndmttcl@hcm.vnn.vn Bề trên Tổng quyền: Nt. T. PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT HỘI DÒNG ĐỨC MẸ MÂN CÔI 25/2 Đường 26-3, P. 16, Gò Vấp, TP HCM. Tel: & Fax: (08) 891.1067; (08) 894.9285. E-mail:langson20@hcm.fpt.vn Bề trên Tổng quyền: Nt. T. ĐỖ THỊ MINH HỘI DÒNG THÁNH RÔ-XA LI-MA 37/5b Xuân Hiệp I, Linh Xuân, Thủ Đức, TP. HCM. Tel: (08) 724 0586 – Fax: (08) 897 4748. E-mail: domrosa@saigonnet.vn Bề trên Tổng quyền: Nt. A. NGUYỄN THỊ THỊNH HỘI DÒNG ĐỨC MARIA TRINH NỮ VƯƠNG Xóm 8, xã Đông Hoà, Tp. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình. Tel : (036)730640. Email :dmtbinh@syahoo.com. Bề trên Tổng quyền: Nt. Gio-a-na Martine PHẠM THỊ ĐỨC MIỀN DÒNG ĐỨC MẸ RẤT THÁNH MÂN CÔI 38 D Hoàng Diệu, Xuân Thanh, Long Khánh, Đồng Nai. Tel: (061) 877.895. E-mail:dmttlk@yahoo.com Tổng Phụ trách: Nt. M.Gr. NGUYỄN THỊ NHƯỜNG |
5. DÒNG ÐAMINH CHI LION
Về nguồn gốc như phần nói về dòng Ðaminh Việt Nam. Dòng Ðaminh chi Lion được nhận sự đảm trách từ năm 1902 lúc ấy Tỉnh lạng Sơn và Cao Bằng được tách ra khỏi Phủ Doãn Lạng sơn, từ đó các Anh em Daminh chi Lion Pháp đến lập cơ sở tại Lạng Sơn và Hà Nội, đến 1954 chuyển vào Sài Gòn.
Trụ sở tại Việt Nam 44 Tú Xương Phường 7 Quận 3 Tp HCM ( 8223738
6. DÒNG ANH EM HÈN MỌN (O.F.M)
Dòng Anh em hèn mọn (Ordre des Frères Mineurs, Order of Friars Minor OFM) Do Thánh Phanxicô Atxidi thành lập từ thế kỷ 13 nên cũng gọi là Dòng Phanxicô hay Phansinh
Tổng tu sĩ trên toàn thế giới 18.000 (linh mục và không linh mục)
Các Thừa sai Phanxicô đã truyền giáo ở Việt Nam thế kỷ 17 – 18, nhưng Dòng Phanxicô bắt đầu đặt cơ sở ở Vinh năm 1929. Hiện tại ở Việt Nam, Dòng hoạt động trong các Giáo phận Tp HCM, Xuân Lộc, Nhatrang, Long Xuyên, Ðà Lạt.
Trụ sở TW ở nước ngoài : Curia Generale dei Fratri Minori – Via 5 Maria Mediatrice, 25 – 00165 Roma Italia
Trụ sở TW tại Việt Nam 3 Mai thị Lựu Phường Ðakao – Q1, TP HCM.
7. DÒNG TÊN (S.J)
Dòng Chúa Giêsu (Compagnie de Jesus, Society of Jesus S.J do thánh Ignace de Loyola) thành lập năm 1534 tại Monmartre (Pháp), ở Việt Nam vẫn quen gọi Dòng Tên.
Các thừa sai Dòng Tên hoạt động truyền giáo ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ 17- 18 (1615 – 1773) rồi mãi tới năm 1957 mới trở lại hoạt động tại Ðà lạt và Sài gòn.
Hiện nay, trên thế giới Dòng Tên có 16.043 tu sĩ linh mục và 6826 tu sĩ không linh mục. Tại Việt Nam Dòng hoạt động tại các giáo phận : Tp HCM, Xuân Lộc, Ðà Lạt,
Trụ sở TW ở nước ngoài : Borgo S.Spirito, 4 – 00193 Roma Italia.
Trụ sở tại Việt Nam : 142 Nguyễn văn Trỗi. P9. Q Phú Nhuận.HCM
( 8446.708
8. DÒNG CHÚA CỨU THẾ (CSsR)
Dòng Chúa Cứu Thế (Congrégation du Très Saint Rédempteur CSs R) do thánh Anphongxô thành lập tại Scala, Italia năm 1732. Dòng hiện có 65.000 linh mục và 69 tu sĩ trên thế giới. Tại Việt Nam, Dòng Chúa Cứu Thế được thành lập tại Huế(1925) Hà Nội (1928) Sài Gòn (1933) Ðà lạt (1951) Vũng Tàu (1955) Nhatrang(1959) Quảng Ngãi (1963), Hải Phòng, Xuân Lộc, Vĩnh Long, Kon tum, Quy nhơn.
Trụ sở TW : Collegio Saint Alfonso 31 Via Menulana Roma III 35 Italia.
Trụ sở TW tại Việt Nam 38 Kỳ Ðồng Phường 9 Q3, Tp HCM ( 440.322
9. HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH (P.S.S)
Hội Linh mục Xuân Bích (Societé des Prêtres de Saint Sulpice PSS) do linh mục Jean Jacques Olier, chánh xứ Saint Sulpice (Xuân Bích) sáng lập tại Paris Pháp năm 1642
Hội Xuân Bích lập Ðại Chủng Viện Xuân Bích ở Liễu Giai, đường Quần ngựa, ngoại thành Hà Nội, năm 1933. Sau năm 1954, Ðại Chủng Viện Liễu Giai ngưng hoạt động, các linh mục Xuân bích phụ trách ÐCV Huế, rồi chủng viện Vĩnh Long. Sau 1975 các ÐCV này ngưng hoạt động cho đến 1990 ÐCV Huế hoạt động trở lại. Các linh mục Xuân Bích tiếp tục đảm nhận công việc đào tạo linh mục tại ÐCV Huế và Chủng Viện Xuân Lộc 1998.
Hội Xuân Bích gồm khoảng 600 linh mục trên toàn thế giới, tại Việt Nam hiện đã có một Giám Mục (ÐGM Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm).
Trụ sở TW : Maison Provinciale de St Sulpice – 6 rue de Regard – 75006 Paris France
Trụ sở tại Tp HCM : 163/1 XVNT P 17 Q Bình Thạnh Tp HCM ( 8991533
9. DÒNG TIỂU ÐỆ CHÚA GIÊSU (P.F.J)
Dòng Tiểu Ðệ Chúa Giêsu (Petits Frères de Jesus, Little Brothers of Jesus) do linh mục Voillaume thành lập năm 1933 tại Sahara (Algerie), theo tinh thần của linh mục Charles de Foucauld.
Dòng Tiểu Ðệ Chúa Giêsu bắt đầu ở Sài Gòn năm1954. Trên thế giới hiện có 280 tu sĩ không linh mục của Dòng, tại Việt Nam dòng hiện đang hoạt động trong các Giáo Phận Cần Thơ và Tp HCM.
Trụ sở TW ở nước ngoài : Piccoli Fratelli di Gesù – Casabla Postale 13.195 – I 00184 Roma – Italia.
Trụ sở tại Việt Nam : 243/48 Tôn Thất Thuyết P3-Q4 Tp HCM.
10. DÒNG GIOAN THIÊN CHÚA (O.H)
Dòng Trợ tế Thánh Gioan Thiên Chúa (Ordre hospitalier de Saint Jean de Dieu, Hospitalier Order of Saint John of God O.H) do thánh Gioan Thiên Chúa thành lập tại Tây Ban Nha năm 1572. Dòng Gioan Thiên Chúa bắt đầu hoạt động tại Bùi Chu năm 1952. Vào Nam, dòng lập Bệnh Viện di cư Thánh tâm Hố Nai 1954.
Dòng Gioan Thiên Chúa hiện có trên thế giới 140 linh mục và 1375 tu sĩ,
Trụ sở TW ở nước ngoài : Via della Nocetta 263 – 00164 Roma – Italia
Trụ sở tại Việt Nam : 45/3A Ấp 8, Thị trấn Thủ Ðức. Tp.HCM. ( 896.1339.
11. DÒNG ANH EM ÐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO (F.N.D.P)
Dòng Anh em Ðức Mẹ người nghèo (Frères de Notre Dame des pauvres ) do một số linh mục và tu sĩ của các Dòng Biển Ðức và Xitô đứng ra thành lập tại Pháp năm 1956.
Trụ sở tại Viêt Nam : 78/3 Võ Thị Sáu . P Tân Ðịnh Q1- HCM. ( 8299.009.
12. DÒNG SALÊDIÊNG DON BOSCO (S.D.B)
Dòng Salêdiêng Don Bosco (Salésiens Don Bosco SDB) do Thánh Gioan Bosco lập tại Ý năm 1874
Dòng Salêdiêng Don Bosco hiện có 17.561 hội viên trên khắp thế giới. Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1952 ở Hà Nội. Hiện nay Dòng Salêdiêng Don Bosco có 22 cộng đoàn trong 4 giáo phận : Hà Nội, Ðà Lạt, Xuân Lộc, Tp HCM
Trụ sở tỉnh Dòng : 3/9 Áp Truông Tre, Phường Linh Xuân, Huyện Thủ Ðức, Tp HCM ( 890.6925.
* Thách đố của gia đình Salesian: Phỏng vấn Bề Trên Tổng Quyền dòng Salesian Don Bosco
13. DÒNG THÁNH THỂ (S.S.S)
Dòng Thánh Thể (Congrégation du Saint Sacrement – Societas Sanctissimi Sacramenti) được thành lập tại Pháp do St Pierre Julien Eymard năm 1856 và trên thế giới hiện có 700 linh mục và 300 tu sĩ.
Dòng Thánh Thể được thành lập tại Thủ Ðức năm 1972, hiện nay có 2 cộng đoàn ở Tp HCM và Xuân Lộc
Trụ sở : 150/5 Khiết tâm, Tam Bình – Thủ Ðức, Tp HCM. ( 8960.690
IV. DÒNG NAM GỐC VIỆT NAM
1. DÒNG KITÔ VUA – VĨNH LONG
Dòng được sáng lập năm 1870 từ Tu hội Thầy giảng ở An Ðức Mỹ Tho và đến năm 1897 được toà thánh chấp nhận. Năm 1908 trụ sở Dòng được dời về Cái Nhum, xã Long Thới, Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Hiện nay Hội Dòng có mặt ở Giáo phận Xuân Lộc, Tp HCM, Vĩnh Long
Tru sở chính : Tân Ngãi – Ht 78 Vĩnh Long. ( 871425
Trụ sở tại Tp HCM : 48 Bành văn Trân.
Đan Viện Thánh Mẫu Thôn Rôn
2. DÒNG THÁNH TÂM – HUẾ
Dòng Thánh Tâm – Huế được thành lập năm 1925, nay thuộc các Giáo phận Huế, Tp HCM, Xuân Lộc.
Trụ sở chính : 35 Phan Ðình Phùng Tp Huế ( 854048
Trụ sở tại Tp HCM : 92 XVNT Phường 20 Q Bình Thạnh.
Hội Dòng Thánh Tâm chia sẻ Lời Chúa với nhóm sinh viên Công giáo Huế
3. DÒNG GIUSE – NHATRANG
Dòng Anh em hèn mọn Giuse – Nhatrang được thành lập năm 1926 tại Nhà Ðá Quy Nhơn để thay cho Hội Thầy Giảng Quy Nhơn và năm 1931 được Toà Thánh chấp nhận. Hiện nay, Dòng hoạt động từ Bình Ðịnh trở vào với 11 cơ sở.
Tru sở chính : 10 Võ thị Sáu Nhatrang Ht 52 ( 881100.
Trụ sở tại Tp HCM : 5 Mai Khôi. P 21 Quận Tân Bình
4. DÒNG ÐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC (CMC)
Dòng Ðồng Công Cứu Chuộc (Congregatio Matris Coredemptricis CMC) được thành lập tại Liên thuỷ, Xuân Trường, Bùi Chu năm 1953 do Linh mục Ðaminh Trần Ðình Thủ. Hiện nay Dòng đang hoạt động tại Tp HCM và Xuân Lộc.
Trụ sở chính : 1/5 Bình Phú – P Tam Phú – Thủ Ðức Tp HCM. ( 8962093.
5. TU HỘI NHÀ CHÚA
Tu hội Nhà Chúa là tổ chức qui tụ các thầy giảng Thái Bình do Linh mục Giuse Vũ Khoa Cử sáng lập năm 1956 được Ðức Giám Mục giáo phận Sài Gòn Simon Hoà Nguyễn văn Hiền cho hoạt động năm1960. Tu hội hiện hoạt động tại các giáo phận:Thái Bình (3cộng đoàn);Tp.HCM (1 cộng đoàn) Xuân Lộc (7 cộng đoàn).
Trụ sở chính :195/29 XVNT – P17- Q Bình Thạnh -TpHCM . ( 8996861
6.TU HỘI NADARET
Tu hội Nadaret được thành lập tại Cần Thơ năm 1964 và được dời về Thủ Ðức năm 1973.
Trụ sở hiện nay : 4A/1 Khiết Tâm – PTam Bình -Thủ Ðức,Tp.HCM-( 8963.117
7.TU HỘI GIOAN TIỀN SỨ
Tu hội Gioan Tiền Sứ thành lập năm1974 tại Thủ Ðức do Lm GB Ðào Duy Du.
Trụ sở : 45/ 3A ấp 8, Thủ Ðức. Tp.HCM – ( 8961.339
8. TU HỘI PHÚC ÂM
Tu hội Phúc Âm được thành lập tại Kontum năm 1968 do Linh mục GB Nguyễn Quang Huy, hiện có 17 cộng đoàn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở : 47A/ 6 Tân Kỳ,Tân Qúi, P.16. QTân Bình,Tp.HCM ( 8450.559
9.TU HỘI ÐẮC LỘ
Tu hội Ðắc Lộ được thành lập năm1957 tại Sài Gòn do Linh mục Giuse Vũ Khánh Tường. Hiện nay Tu hội có một cộng đoàn ở Tp.Hồ Chí Minh và 1 cộng đoàn ở Bảo Lộc.
Trụ sở : 97 CMT8, Phường12, Quận Tân Bình,Tp.Hồ Chí Minh – ( 8490004
10. TU VIỆN LỜI CHÚA
Tu viện Lời Chúa được thành lập năm 1972.
Trụ sở 12/50T Xã Phú Thọ – Thị xã Thủ Dầu Một – Phước Bình.
11. TU HỘI NHẬP THỂ TẬN HIẾN (ICM)
Tu Hội Nhập thể tận hiến ICM được thành lập năm 1949 tại Thái Bình do Linh mục, Mic Maria Việt Anh, hiện nay đang hoạt động trong các Giáo phận Tp HCM, Xuân Lộc, Ðà Lạt
Trụ sở chính : 119 Ðồng Tâm, Khóm Nam Thiên , P4, Tp Ðà lạt Lâm Ðồng ( 822280
Trụ sở tại Tp HCM : 7/88a Ấp Cây Dầu, P Tân Phú, Thủ Ðức. ( 8963.951.
- Tu Hội Tận Hiến ICM Kỷ. Niệm 25 Năm Đón Nhận Hồng Ân Thiên Chúa
- Hình ảnh Tu Hội Tận Hiến ICM Kỷ Niệm 25 Năm Đón Nhận Hồng Ân Thiên Chúa
- Hồng Ân Dâng Hiến Trong Tu Hội Nhập Thể – Tận Hiến – Truyền Giáo
- Hình Ảnh Thánh lễ Gia Nhập Vĩnh Viễn Của Anh Giuse Tu Hội Tận Hiến
12. Tu hội Sống Thánh Thể
13. Hội Thừa Sai Việt Nam
TRUNG TÂM CÔNG GIÁO
Trung Tâm Công Giáo là cơ sở trực thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
( 08 829 5763. Fax (84 8295903 . Email
Lược sử.
Năm 1957, Ðức Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được sự giúp đỡ của Toà Thánh, Ðức Khâm sứ Joseph Caprio và một số cơ quan viện trợ từ thiện, đã mua được toà nhà Trung Tâm Công Giáo hiện thời làm trụ sở chung cho các cơ quan Công Giáo Tiến Hành Việt Nam. Năm 1958, HÐGM họp từ 17-6 đến 19-6 dưới sự chủ tọa của Ðức Khâm sứ J. Caprio, quyết định thành lập trụ sở Công giáo Tiến hành Việt Nam (Trung Tâm Công Giáo ) và bổ nhiệm
Giám đốc: Ðức Giám Mục Tađeo Ansenmô Lê Hữu Từ, đại diện HÐ Giám Mục.
Phó giám đốc: Linh mục Simon Nguyễn Văn Lập.
Trung Tâm Công Giáo Tiến Hành gồm các ngành:
Thông tin báo chí:Phụ trách: Ðức Giám Mục Lê Hữu Từ
Giám đốc: Linh mục Thanh Lãng
Công giáo tiến hành: Phụ trách: Ðức Giám Mục Phạm Ngọc Chi
Giám đốc: Linh mục Nguyễn Văn Lập
Giáo dục Công giáo: Phụ trách: Ðức Giám Mục Trương Cao Ðại
Giám đốc: Linh mục Nguyễn Hữu Trọng
Phó giám đốc: Linh mục Trần Văn Thi
Quản lý: Linh mục Nguyễn Quang Trọng – Tổng quản lý.
Ðến năm 1960, Hội Ðồng Giám Mục họp (từ 29-2 đến 9-3-1960) và đã đổi tên Trung Tâm Công Giáo Tiến Hành thành Trung Tâm Công Giáo. Hội Ðồng Giám Mục cũng đã đặt một Ủy ban Giám Mục đặc trách Trung Tâm, gồm Ðức Giám Mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi và Nguyễn Văn Bình. Cũng trong phiên họp này, các Ðức cha đã xác định nhiệm vụ của Trung Tâm Công Giáo: phối hợp và yểm trợ hoạt động của các giáo phận và các đoàn thể Công Giáo.
Năm 1961, có thêm ngành Caritas đặt trụ sở tại Trung Tâm Công Giáo.Sau 10 năm hoạt động (1958-1968), Trung Tâm Công Giáo còn lại ba ngành: Thư ký Hội Ðồng Giám Mục, giáo dục Công Giáo, Quản lý.
Từ năm 1975 đến nay, hoạt động chủ yếu của Trung Tâm Công Giáo là những công việc của ngành Thư ký Hội Ðồng Giám Mục và Quản lý.
Các Giám Ðốc đã từng phụ trách Trung Tâm Công Giáo:
Ðức Giám Mục Tađeo Lê Hữu Từ
Linh mục Simon Nguyễn Văn Lập
Ðức Giám Mục Phêrô Nguyễn Huy Mai
Ðức Giám Mục Phaolô Huỳnh Ðông Các
Ðức Giám Mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, đặc trách Trung Tâm Công Giáo.
Các Linh mục Tổng quản lý Trung Tâm Công Giáo:
Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Trọng (1958-1990)
Linh mục Inhatiô Hồ Văn Xuân (1990-đương nhiệm).
Một số nét lớn về hoạt động của Trung Tâm Công Giáo.
Trước năm 1975, ngoài những hoạt động chuyên biệt theo ngành (Thông tin, Báo chí, Công Giáo tiến hành, Giáo dục, Caritas), Trung Tâm Công Giáo còn phục vụ một số công việc chung của Giáo Hội Việt Nam như: nơi làm việc của Hô祉 Ðồng Giám Mục, nơi đón tiếp Ðức Giám Mục, Linh mục từ các tỉnh ghé qua Sàigòn, nhập rượu lễ, sách lễ và các vật phẩm phụng tự (chuông, chén lễ…), lo các thủ tục xuất ngoại cho các Giám Mục, Linh mục…
Một hình ảnh khó quên của Trung Tâm Công Giáo là cuộc Triển Lãm Công Ðồng Vaticanô II vào tháng 9-1963, ngay khi Công Ðộng đang nhóm họp, và lễ khánh thành thư viện Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 1973 nhân kỷ niệm 350 năm thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm (Thư viện này đã ngưng hoạt động từ năm 1975).
Hiện nay các hoạt động phục vụ của Trung Tâm Công Giáo đang được khôi phục và được sắp xếp ổn định.
CÁC ÐẠI CHỦNG VIỆN TẠI VIỆT NAM
Ðại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội
40 Phố Nhà Chung – Thành phố Hà Nội
( 04.825.4424 – 04.825.6728 (Nhà khách)
Fax: (84.4) 828.5920
Ðại Chủng Viện Vinh Thanh
Xã Ðoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An
( 038.86.11.71
Ðại Chủng Viện Huế
24 Kim Long – Huế
( 054.82.54.34
Cha Giám Ðốc: 054.82.52.30
Fax (84.54) 82.92.65
Ðại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang
60 Ðường số 9, Phường Phước Long, Hộp thư 61, Nha trang
( 058.88.10.95
Fax: (84.58) 882862
Ðại Chủng Viện Thánh Giuse Thành phố Hồ Chí Minh
6 Tôn Ðức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
( Chung: 08.829.0109
@ Lm Huỳnh Công Minh – Lm Nguyễn Văn Tuyên: 823.4213
@ Lm Trịnh Hưng Kỷ – Lm Nguyễn Trọng Sơn: 829.6160
@ Lm Cao Văn Ðạt – Lm Ðỗ Ðình Ánh: 822.9747
@ Lm Trần Văn Lưu – Lm Bảo Lộc: 822.9746
Ðại Chủng Viện Thánh Phêrô Ðoàn Công Quý
87/1 Võ Tánh, Cái Răng, Cần Thơ
( 071.84.66.17
( Cha Giám Ðốc: 071.84.67.77
TU SĨ Anh, Chị là ai ? *
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,300,000 tu sĩ công giáo nam và nữ. Họ là ai? Lịch sử của đời sống tu trì bắt nguồn từ đâu? lúc nào? Sự khác biệt giữa các hội dòng là gì? Tháng 10-1994, một Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về “Ðời Sống Tận Hiến” đã được triệu tập tại Rôma cho thấy Giáo Hội có một quan tâm đặc biệt đến vai trò của các tu sĩ.
Ở Việt Nam, giới tu sĩ luôn có một vị trí tích cực và hữu hiệu trong đời sống chứng tá Tin Mừng giữa xã hội. Họ như thể hiện một bộ mặt nhân ái của Giáo Hội đối với cuộc đời. Thế thì Tu Sĩ, các anh, các chị là ai ? bài này xin giới thiệu với tất cả quý độc giả một câu trả lời.
I. HIỆN DIỆN TỪ BUỔI ÐẦU CỦA KITÔ GIÁO
Sống thành các cộng đoàn, tu sĩ là những người “đi theo Chúa”, chấp nhận một đời sống chung trong khó nghèo, độc thân, và vâng lời vì mến Chúa. Và trong quá trình Lịch Sử, đời sống tu trì đó đã dần dần được củng cố và đa dạng hoá.
Những “tu sĩ của hoang địa” ở phương Ðông
Ngay từ thế kỷ thứ III, một nông dân trẻ người Ai Cập tên là Antôn, sau khi hiểu được lời của Chúa nói với người thanh niên trẻ tuổi trong Tin Mừng: “Nếu anh muốn trở nên hoàn hảo thì hãy đi bán tất cả tài sản của anh rồi theo ta”, đã quyết định lui vào sống ẩn dật trong hoang địa để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, ăn chay hãm mình và lao động chân tay. Thế là có nhiều người khác noi gương anh và cũng làm như thế.
Cho đến năm 330, Pacôme, cũng một người Ai Cập, thấy rằng cuộc sống ẩn dật lẻ loi như thế cũng có nguy hiểm, nên đã thành lập một tu viện đầu tiên và đề ra những lề luật để sống thành cộng đoàn. Thế là các tu viện nhanh chóng được nhân ra ở phương Ðông: Xyri, Palestin… Và cả ở phương Tây bởi các Ðức Giám Mục: ÐGM Martin ỏ Ligugé và Marmoutier, ÐGM Honorat ở Lérins, ÐGM Césaire ở Arles… tại Bắc Phi, ÐGM Augustin ở Hippone cùng với các linh mục của mình đã thành lập một kiểu cộng đoàn sống nối kết tinh thần tu trì với sứ vụ tông đồ.
Thánh Benoit, ông tổ của các tu sĩ phương Tây
Vào đầu thế kỷ thứ VI, cũng trong chiều hướng muốn sống dâng hiến trọn vẹn cho Chúa mà Benoit de Nursie, 20 tuổi, đã lui về sống ẩn dật ở Subiaco, rồi sau đó ở núi Cassin, nơi đây, ngài đã soạn ra những điều luật mà về sau trở thành “Hiến Chương cho đời sống tu trì ở phương Tây”. Như thế tu viện trở nên như một gia đình trong đó vị bề trên là gia trưởng, như một hình ảnh của nước Chúa ở trần gian.
Nhưng rồi những cám dỗ của quyền lực và của vật chất đã đưa đến việc các con cái của Thánh Benoit phải nhiều lần cải tổ dòng của mình: Cluny vào thế kỷ thứ X; Citeaux – Clairvaux vào các thế kỷ XI và XII.
Các dòng khất sĩ
Vào thế kỷ XIII, sự giàu sang của Giáo Hội đã làm nảy sinh những dòng khất sĩ như một phản ứng lại: những người hành hương hoà bình, gần gũi với người nghèo như Dòng Anh Em Hèn Mọn (Phanxicô) của Thánh Phanxicô thành Assise; hoặc là những người nghiên cứu và rao giảng chân lý như Dòng Ðaminh của Thánh Ðôminicô.
Cũng vào thời gian này, trên núi Carmel ở Palestin, các ẩn sĩ đã thành lập một dòng chiêm niệm lẽ ra đã không còn nữa vào thế kỷ XVI, Thérèse d’Avila cùng với Jean de la Croix không làm cho nhà dòng tìm lại được sự nhiệm nhặt ban đầu trong tinh thần mới.
Dòng Tên, Dòng Nữ Tử Bác Ái…
Vào thế kỷ XVI, thời kỳ Phục Hưng và những thái quá của nó, thời kỳ ly khai của Luther, và sau việc khám phá ra châu Mỹ, Ignace de Loyola thành lập một cách thành công Dòng Tên trong đó các tu sĩ có nhiệm vụ phục vụ Giáo Hội – đặc biệt là Ðức Giáo Hoàng.
Giới nữ cũng muốn hiến thân phục vụ nhân loại trong những lãnh vực giáo dục, giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật. Nhưng trong thế kỷ XVI, Giáo Hội còn giữ họ lại trong tu viện như các dòng của Angèle de Mérici ở Ý, của Francois de Salles và của Jeanne de Chantal ở Pháp. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII thì Giáo Hội cũng chấp nhận cho Dòng Nữ Tử Bác Ái của Vincent de Paul và Louise de Marillac, một dòng “lấy bệnh viện làm nhà dòng, lấy đường phố làm nhà ở…”
Thời kỳ nở rộ các dòng tu
Các thế kỷ XVII và XVIII được coi là thời kỳ của các dòng thừa sai đi truyền đạo ở nước ngoài hay phục vụ các tầng lớp quần chúng trong nước, cũng như là phục vụ giáo dục: các sư huynh trường công giáo…
Sau cuộc Cách mạng 1789, thế kỷ XIX chứng kiến sự hồi phục của các dòng tu. Và nhất là sự nở rộ các dòng chuyên về thừa sai, giáo dục thanh niên (Dòng Don Bosco), dạy học, đại kết, hành hương và báo chí (Dòng Thăng Thiên)…
Nhưng những luật lệ có tính chất chống các dòng tu vào những năm 1880, 1901 và 1904 ở Pháp đã gây ra vào đầu thế kỷ XX các vụ đóng cửa trường học công giáo, các vụ bắt bớ và trục xuất tu sĩ… Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xuất hiện các dòng tu nhằm phục vụ giới thợ thuyền, phục vụ nông thôn, hay theo gương và theo tinh thần của Cha de Foucauld.
Những cộng đoàn mới
Từ Công Ðồng Vaticanô II, các dòng tu đã có những định hướng lại chọn lựa của mình. Và nhiều cộng đoàn mới xuất hiện, thường thì mở ra và quy tụ nhiều thành phần trong xã hội: những người độc thân, những người đã có gia đình, các linh mục…Và với thời gian, các cộng đoàn này có những quy chế đặc biệt cho mình.
II. ÐỜI SỐNG TU TRÌ LÀ GÌ ?
Theo dòng thời gian, cùng với việc sáng lập các hội dòng, các tu viện, các cộng đoàn, và cùng với kinh nghiệm, những tính chất căn bản của đời sống tu trì cũng được đề ra.
Một lời mời gọi của Chúa
Tất cả mọi Kitô hữu, qua phép Rửa, quyết tâm xa lánh tội lỗi để sống với Ðức Kitô. Mọi người được mời gọi vào cuộc sống thánh thiện, “trở nên hoàn hảo như Cha trên trời là Ðấng hoàn hảo”. Nhưng Thiên Chúa cũng kêu gọi một số người thể hiện quyết tâm này ở một mức độ trọn vẹn hơn bằng cách từ bỏ mọi sự để theo Ðức Kitô (như Chúa Giêsu đã kêu gọi người thanh niên giàu có trong Tin Mừng). Ðể đáp lại ơn gọi này và để “dâng hiến” trọn vẹn cho Thiên Chúa, những Kitô hữu nam, nữ này đã chấp nhận một cách tự do một cuộc sống đặc biệt, được Giáo Hội công nhận.
Các lời khấn theo đòi hỏi của Tin Mừng
Ðể theo sát gương Ðức Kitô trong Tin Mừng, Người đã sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời Chúa Cha, các tu sĩ chấp nhận hy sinh một cách triệt để ba lãnh vực quan trọng của đời sống con người: của cải, tình cảm, tự do. Sau một thời gian là dự tu và tập sinh, người tu sĩ dấn thân “tuyên xưng”, bằng các lời khấn, những đòi hỏi của Tin Mừng về sự nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời. Trước hết trong một khoảng thời gian, rồi sau đó là suốt đời.
Nghèo khó
Vì tình yêu, Ðức Kitô đã tự hạ mình xuống để làm người. Ngài đã tách mình ra khỏi mọi sự của thế gian nhưng không khinh chê nó.
Ðức Giêsu đã chia sẻ tất cả với các môn đệ của Ngài: thời giờ, niềm vui, nỗi cực nhọc, công việc, Thần khí. Ngài đã tỏ ra một sự ưu ái đối với người nghèo, các trẻ em, những người bị khinh rẻ vào thời đó.
Người tu sĩ chọn cuộc sống khiêm nhượng, nghèo khó, không có gì làm của riêng, lao động chân tay hoặc trí óc, chia sẻ thân phận mình và những gì mình có được với cộng đoàn của mình và với những người nghèo khổ là những đối tượng mà người tu sĩ có một sự quan tâm đặc biệt.
Ðộc thân trong khiết tịnh
Ðức Kitô đã sống độc thân, không hề biết đến hôn nhân cũng như tình phụ tử, nhưng Ngài không tỏ ra rụt rè trước phụ nữ và cũng không phân biệt đối xử với các môn đệ vì tình trạng độc thân hay đã có gia đình của họ. Vì sứ mạng của mình, Ngài chỉ muốn là Con Thiên Chúa để mạc khải khuôn mặt thật của Chúa Cha và anh em của mọi người.
Qua sự tự nguyện sống độc thân, người tu sĩ muốn sống một cách nào đó tình yêu duy nhất của Ðức Kitô đối với Chúa Cha, và sống một cách sẵn sàng phục vụ mọi người vốn là anh em của mình.
Vâng lời
Chúa Giêsu nói: “Tôi luôn làm theo thánh ý Cha”, và “Lương thực của ta là làm theo ý muốn của Ðấng đã sai ta”. Và Ngài đã làm như thế cho đến chết…Ðược Chúa gọi, người tu sĩ sau khi đã dấn thân vào một hội dòng phù hợp với ơn gọi của mình, cam kết tuân giữ một cách tự nguyện Luật dòng do vị sáng lập đề ra hay do hội dòng đề ra theo tinh thần của vị sáng lập. Và phải vâng lời bề trên là những người có nhiệm vụ áp dụng luật dòng một cách huynh đệ. Như vậy, người tu sĩ biểu lộ ước muốn noi gương Ðức Kitô đã thực thi ý muốn của Chúa Cha.
Ðời sống cộng đoàn
Như những Kitô hữu đầu tiên “bỏ tất cả vào làm của chung” và “có chung một trái tim và một linh hồn”, người tu sĩ sống một cách bình dị, đơn sơ trong một cộng đoàn. Như trong một gia đình. Họ chia sẻ với nhau Phép Thánh Thể, kinh nguyện, sự im lặng, công việc, sứ mạng, của cải, thức ăn, vui đùa… Với sự hiện diện của chính Ðức Kitô: “Ở đâu có hai hay ba người tụ họp vì danh Ta, thì Ta ở giữa họ”. Với cách sống như vậy: yêu thương nhau đến độ tha thứ cho nhau, người tu sĩ là chứng nhân cho đức tin, đức cậy và đức ái.
Cầu nguyện
Tận hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và sống kết hợp với Ngài, người tu sĩ dành một vị trí đặc biệt quan trọng cho việc cầu nguyện để duy trì và đào sâu mối liên hệ với Chúa. Việc cầu nguyện được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, bằng phụng vụ giờ kinh đọc chung với nhau, bằng những giờ yên lặng suy gẫm, bằng những kỳ tĩnh tâm… trong đó Bí Tích Thánh Thể là trung tâm.
Trong Giáo Hội và vì nhân loại
Bằng cả cuộc sống của mình, người tu sĩ là một yếu tố quan trọng trong việc nhắc nhở mọi Kitô hữu rằng họ được mời gọi hướng về sự thánh thiện; rằng Phúc Âm là một Tin Mừng cứu rỗi cho mọi người. Và người tu sĩ giúp Giáo Hội trở nên dấu chỉ cho sự cứu rỗi này trong khi tham gia vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Người Tu Sĩ cũng làm chứng về một thế giới phải đến, trong đó mọi người sẽ được sống trong tinh thần các Mối Phúc thật và trong tình yêu.
III. TRĂM HOA ÐUA NỞ
Hiện nay trên thế giới có 1,243 hội dòng nữ và 250 hội dòng nam. Tất cả các hội dòng này đều tuyên xưng cùng một lý tưởng Tin Mừng. Tuy vậy mỗi hội dòng được khai sinh ra với một tinh thần và một cách sống riêng do đấng sáng lập đề ra để đáp ứng cách tốt nhất những nhu cầu tâm linh của thời đại.
Con số thống kê mới nhật cho biết trên toàn cầu hiện có khoảng 1,300,000 tu sĩ trong đó khoảng 1,000,000 nữ tu và 250,000 nam tu sĩ.
Các dòng nam và nữ (đôi khi bao gồm nhiều nhánh) có số tu sĩ quan trọng là:
NAM
– Dòng Phanxicô: 35,500 tu sĩ
– Dòng Tên: 24,300 tu sĩ
– Dòng Salêdiêng: 17,000 tu sĩ
– Dòng Bênêđictin: 9,000 tu sĩ
– Dòng Chúa Thánh Thần: 3,000 tu sĩ
NỮ
– Dòng Phanxicô: 200,000 nữ tu
– Dòng Nữ Tử Bác Ái: 29,000 nữ tu
– Dòng Nữ Tu Thánh Giuse: 25,000 nữ tu
– Dòng Kín: 24,500 nữ tu
– Dòng Nữ Tu Thương Xót: 23,000 nữ tu
– Dòng Chúa Quan Phòng: 21,000 nữ tu
Nguồn: http://gpnt.net/dongtu/dongtuvn.htm
Từ khóa » Giới Thiệu Các Dòng Tu Nữ ở Việt Nam
-
Các Dòng Nữ Giáo Hoàng
-
CÁC DÒNG TU NỮ TẠI VIỆT NAM
-
63 DÒNG TU NỮ 1/ Dòng Nữ Tỳ Thánh Giu... - Ơn Gọi Người Trẻ
-
Dòng Nữ Tu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - 영원한 도움의 성모 수도회
-
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG TU TRONG GIÁO HỘI CÔNG ...
-
Danh Sách Dòng Tu Công Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Các Dòng Tu - P2. Những Con Em Muốn Theo đường Dâng ...
-
Dòng Tu Trong Giáo Phận
-
Giới Thiệu Các Dòng Tu Trên đất Nước Việt Nam. 2016. - YouTube
-
Các Tổ Chức Tu Trì Trong TGP Hà Nội
-
Đôi Nét Giới Thiệu Các Dòng Tu - TGP SÀI GÒN
-
Thực Trạng Truyền Giáo Của Các Dòng Tu Và Của Giáo Hội Tại Việt Nam
-
2021 - CÁC DÒNG TU NAM TẠI VIỆT NAM
-
Ðịa Chỉ Các Dòng Tu Trong Tổng Giáo Phận Saigòn