Các Tổ Chức Tu Trì Trong TGP Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
THÔNG TIN VỀ CÁC ĐƠN VỊ DÒNG TU ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI CẬP NHẬT THÁNG 10 NĂM 2024
LỜI NÓI ĐẦU
Đề cập đến đời tu, thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã không ngần ngại gọi đó là quà tặng của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, vì “sự hiện diện của đời tu khắp nơi trên thế giới và dấu ấn Phúc Âm trong lời chứng của đời tu là những bằng chứng cho chúng ta thấy đời tu không phải là một thực tại lạc lõng bên lề, mà là một thực tế có liên quan đến toàn thể Giáo Hội […] Thật vậy, đời tu nằm trong chính lòng Giáo Hội như một yếu tố quyết định cho Giáo Hội thi hành sứ mạng, vì đời tu ‘giúp chúng ta hiểu rõ bản tính sâu xa của ơn gọi làm Ki-tô hữu’ và giúp chúng ta hiểu được tại sao Giáo Hội trong tư cách là Hiền Thê luôn quan tâm kết hợp với đức Lang Quân duy nhất của mình. Thượng Hội Đồng Giám Mục 1995 đã nhiều lần quả quyết rằng đời tu không chỉ đóng vai trò trợ giúp hay là cột trụ cho Giáo Hội trong quá khứ mà thôi, nhưng còn là quà tặng quý giá và cần thiết cả cho hiện tại và tương lai Dân Chúa, vì đời tu gắn liền với đời sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Giáo Hội” (Tông huấn của đức Gio-an Phao-lô II về đời tu “Vita consecrate” năm 1996).
Chính vì thế, thật hữu ích và cần thiết cho mọi thành phần Dân Chúa hiểu biết về đời tu, hay ít ra hiểu biết những điều căn bản về các tổ chức tu trì đang hoạt động tại địa phương của mình. Tập Sổ Tay Liên Lạc này sẽ cố gắng cung cấp những thông tin tối thiểu về hầu hết các tổ chức tu trì đang hoạt động tại Tổng Giáo phận Hà Nội trong những năm gần đây. Những ai muốn hiểu rõ hơn các tổ chức ấy có thể liên hệ theo các địa chỉ in dưới đây. Nếu cần đính chính hay cập nhật thông tin, xin các tổ chức ấy liên hệ về địa chỉ:
Ban Điều Hành Liên Tu Sĩ TGP Hà NộiTrưởng ban: Lm. Giu-se Vũ Đức Phán, M.F. (Dòng Thừa Sai Đức Tin)
– Điện thoại: 0372871980
– Email: josphanmf@gmail.com
– Địa chỉ: Nhà thờ Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Phó ban thứ nhất: Lm. Giu-se Nguyễn Văn Tuy, O.P. (Dòng nam Đa-minh)
– Điện thoại: 0984683286
– Email: dominiciantb@gmail.com
– Địa chỉ: Nhà thờ Cẩm Cơ, Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội
Phó ban thứ hai: Lm. Giu-se Dương Công Định, CSsR (Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà)
– Điện thoại: 0937698288
– Email: congdinhcssr@yahoo.com
– Địa chỉ: Nhà thờ Thái Hà, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, P. Quang Trung, Ðống Ða, Hà Nội
Thư ký: Nt. Tê-rê-sa Nguyễn Thị Kim Hiển, LHC (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội)
– Điện thoại: 0396093681
– Email: tshien82@ gmail.com
– Địa chỉ: 31 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thủ quỹ: Nt. Ma-ri-a Nguyễn Thị Hồng, SPC (Dòng thánh Phao-lô thành Chartres Hà Nội)
– Điện thoại: 0985501990
– Email: imahongnguyen@gmail.com
– Địa chỉ: Số 37 Hai Bà Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hiện tại, có 33 Dòng tu Nam và Nữ. Có 114 cộng đoàn đang hiện diện và phục vụ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội với 1064 tu sĩ và 297 em đang tìm hiểu ơn gọi. Trong số này, có 6 Dòng tu Nam và 25 Dòng tu Nữ đang phục vụ 145 giáo xứ. Có một Đan Tu Nam và một Dòng kín Nữ hiện diện trong Giáo phận bằng đời sống chiêm niệm, nhưng không làm việc mục vụ giáo xứ.
Dưới đây là chi tiết về các Dòng tu:
TỔ CHỨC CÁC TU TRÌ NAM
1. Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội (CSsR)1. Danh hiệu: Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thầm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam– Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sài Gòn.– Bề trên Giám tỉnh: Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích– Đt : 08.3931.6322 – Fax: (848) 3.843 85 89– Email: dcctvn@gmail.com
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Số cộng đoàn: 01– Số tu sĩ linh mục: 13 tu sĩ (11 linh mục, 1 phó tế và 1 tu huynh)– Địa chỉ: Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội– Điện thoại: 0937698288– Bề trên cộng đoàn: Lm. Giu-se Nguyễn Văn Hội, CSsR.+ Email: vanhoicssr@yahoo.com+ Điện thoại: 0869338005
6. Thành lập: Tu viện được thiết lập từ năm 1930 tại Tổng Giáo phận Hà Nội tại địa chỉ trên
7. Đặc sủng: Rao giảng Tin Mừng cho người nghèo bị bỏ rơi
8. Linh đạo: Theo chân Chúa Giêsu Cứu Chuộc
9. Hoạt động trong Tổng Giáo phận Hà Nội:
Mục vụ Giáo xứ Thái Hà – Hành hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Phụ trách Giáo xứ An Phong – Giảng đại phúc, giáo lý dự tòng, giáo lý hôn nhân – Bảo vệ sự sống, săn sóc các nạn nhân tệ nạn xã hội – phục vụ công lý và hòa bình.
2. Dòng Thừa Sai Đức Tin (MF)1. Nguồn gốc
Ngày 25 tháng 12 năm 1982 đánh dấu ngày thành lập dòng Thừa Sai Đức Tin; từ hiệp hội thiện chí trở thành một dòng tu thuộc quyền giáo phận qua sắc lệnh thành lập của Đức Hồng y Giu-se Siri, Tổng Giám mục Genoa. Những tác nhân trong bàn tay Thiên Chúa là chị Anna Maria Andreani và Cha Luigi Duilio Grazioti.
2. Đặc sủng
Danh xưng Thừa sai Đức tin diễn tả đặc sủng tiên khởi và linh đạo đặc thù của dòng, đồng thời xác định những mục địch hay lãnh vực dấn thân trong Giáo hội.
Bản chất, mục tiêu, linh đạo và đặc tính của dòng được phác hoạ qua đặc sủng.
3. Bản chất
Dòng Thừa Sai Đức Tin được thiết lập và hình thành như một “dòng giáo sĩ thuộc quyền giáo phận”. Dòng bao gồm các tu sĩ linh mục hay những người đang hướng đến chức linh mục và các anh em thừa sai. Họ thi hành ba lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, tạm thời và vĩnh viễn. Dòng có bản chất tông đồ và thực hành hoạt động của dòng nhân danh Giáo hội qua sự uỷ thác, luôn thực hiện trong sự hiệp thông với Giáo hội.
Người Thừa Sai Đức Tin là người được Thiên Chúa kêu gọi để sống đức tin là nhân đức đối thần cách đặc thù và sâu xa thậm chí hiến dâng mạng sống nhờ đức tin, trong đức tin và cho đức tin. Đời sống người Thừa Sai Đức Tin là để làm vinh danh Thiên Chúa, thúc đẩy việc nên thánh và loan báo tình yêu Thiên Chúa cho mọi người.
Các anh em thừa sai được Thiên Chúa mời gọi để hiến dâng hoàn toàn bản thân cho Đức Giê-su Ki-tô, để phục vụ như một tu sĩ giáo dân trong dòng.
Dòng có chữ viết tắt M.F. (Missionaries of Faith). Khẩu hiệu là Gratia et Gaudium in Fide. Người Thừa Sai Đức Tin là con người của niềm vui. Vì thế, niềm vui đích thực, là hoa trái của đời sống ân sủng được sống trong đức tin.
Biểu trưng dòng mang ba yếu tố tượng trưng:
+ Thánh giá trần đặt ở trung tâm biểu tượng, 2 bên là 2 chữ viết tắt của từ Missionaries of Faith. Đó là dấu chỉ từ bỏ hoàn toàn khỏi thế gian để hiến dâng bản thân cho sứ mạng tông đồ bằng sự dấn thân và niềm vui.
+ Tam giác bao quanh thánh giá tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn mạch linh đạo; bên ngoài tam giác, là dòng chữ khẩu hiệu: Gratia et Gaudium in Fide.
+ Bánh thánh bao bọc tam giác và thánh giá, dấu hiệu của sự hiến thánh hoàn toàn của người Thừa Sai Đức Tin.
4. Linh đạo
Linh đạo đặc thù của dòng được phác hoạ bởi đức tin và sứ mạng, là đặc sủng nền tảng. Người Thừa Sai Đức Tin cần phải có một linh đạo chiêm niệm và hoạt động vững vàng, bởi người Thừa Sai Đức Tin phải giàu có về đời sống nội tâm. Linh đạo của người Thừa Sai Đức Tin được ghi dấu bởi Thiên Chúa Ba Ngôi và đời sống như những người được thánh hiến để loan báo những gì Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần, mang đến bởi tình yêu, điều thiện hảo, và nét đẹp của Ngài. Đối với người Thừa Sai Đức Tin, điểm cốt lõi của đời sống là việc bước theo Đức Ki-tô là Đấng loan báo Tin Mừng, được Chúa Cha sai đến để loan báo Nước Trời.
Mối liên hệ thiết yếu giữa Mẹ Đức Giê-su và chức linh mục thừa tác của Người Con của Mẹ ghi dấu lòng sùng kính đức Maria và lãnh vực hoạt động căn bản của người Thừa Sai Đức Tin, là trợ giúp các linh mục và chúng ta kêu cầu đến mẹ bằng tước hiệu Maria Regina Confessorum Fidei, Đức Maria Nữ Vương của những người tuyên xưng đức tin.
- Đối với người Thừa sai Đức tin
Phải sống và loan báo Lời Chúa. Việc tiếp xúc liên lỉ với Lời Chúa sẽ cho phép người Thừa Sai Đức Tin đào sâu mầu nhiệm Đức Ki-tô linh mục và làm cho người Thừa Sai Đức Tin trưởng thành trong lối nhìn đức tin, học cách nhìn vào thực tại và những sự kiện đang diễn ra bằng cùng một sự say mê Thiên Chúa, để có cùng tâm trí với Đức Ki-tô.
Cầu nguyện là chiêm niệm và hoạt động. tinh thần chiêm niệm – hoạt động là yếu tố đặc sủng, và nó đòi hỏi không chỉ bằng khẩu nguyện, mà còn bằng cầu nguyện trong tâm trí và nhiệm hiệp; Thinh lặng là cầu nguyện bởi vì cách thức thích hợp nhất để một thụ tạo liên lạc với Đấng tạo hoá, để chiêm ngắm cách sâu xa và để suy gẫm những mầu nhiệm thần linh; Sự quan phòng là lối sống của người Thừa Sai Đức Tin bởi vì họ sống nhờ đức tin trong sự quan phòng của Thiên Chúa mà mỗi ngày vẫn nâng đỡ con cái Ngài.
Đời sống đức tin có nghĩa là trở nên điềm đạm, cẩn mật, năng động trong cầu nguyện, thận trọng, khôn ngoan, khiêm tốn, thánh thiện và trung thành với vị trí ưu tiên tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa.
Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin cho việc loan báo Tin mừng. Việc gặp gỡ Đức Ki-tô, liên tục được đào sâu trong mầu nhiệm mật thiết, khơi dây trong lòng mỗi người Thừa Sai Đức Tin nhu cầu khẩn thiết làm chứng và loan báo Tin mừng.
Đặc sủng và linh đạo được diễn tả trong sự từ khước hoàn toàn và triệt để dứt bỏ để sống tình trạng đích thực và liên lỉ sự dứt bỏ của tình con thảo cho ý muốn của Chúa Cha trên trời.
Các đấng bảo trợ như những khuôn mẫu và bảo vệ dòng là:
+ Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh, tước hiệu của dòng.
+ Đức trinh nữ diễm phúc Maria, bổn mạng chính của dòng, được kêu cầu với tước hiệu đức Maria Nữ vương của những người tuyên xưng đức tin.
+ Thánh Giu-se, bảo trợ Đấng Cứu Thế, bạn đời đức Maria.
+ Thánh Phê-rô, một con người của đức tin vững chắc, là viên đá tảng của Hội thánh.
+ Các thánh sáng lập dòng, thầy dạy đời sống thiêng liêng.
+ Cá thiên thần hộ thủ, chống lại kẻ thù.
- Bản chất
Bản chất dòng giáo sĩ Thừa Sai Đức Tin là truyền giáo.
Các hoạt động tông đồ
Dòng dấn thân hoàn toàn cho sứ mạng. Tác vụ mục vụ của dòng được thi hành qua việc:
+ Trợ giúp các linh mục và tu sĩ đang gặp khó khăn
+ Đón nhận các hoạt động tông đồ hướng đến những anh chị em ly khai và các tôn giáo khác;
+ Loan báo Tin mừng thông qua việc rao giảng đức tin cho những người đã lạc xa;
+ Giảng dạy;
+ Mục vụ hòa giải;
+ Linh hoạt giới trẻ;
+ Thúc đẩy công lý, từ thiện và liên đới cách đặc biệt với những ai đang cần nhất;
+ Tham gia vào hoạt động loan báo Tin mừng tại các Giáo hội địa phương và gia nhập vào những chương trình mục vụ nhưng luôn gìn giữ cách an toàn đặc sủng đặc thù của dòng.
4. Nhà mẹ: Tỉnh Dòng Thừa sai Đức tin Việt Nam– Địa chỉ: 311/14/9 Đường 30/4, Phường Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.– Email: thuasaiductin@gmail.com– Số điện thoại: 0274.822.586– Bề trên Giám tỉnh: Tô-ma Đinh Ngọc Lộc, M.F
5. Cộng đoàn tại Tổng Giáo phận Hà Nội– Số cộng đoàn hiện diện tại Hà Nội: 1– Địa chỉ: Đoan Nữ – An Mỹ – Mỹ Đức – Hà Nội– Bề trên cộng đoàn: Lm. Giu-se Vũ Đức Phán, MF+ Đt: 03728719801+ Email: josphanmf@gmail.com– Tổng số nhân sự: 4 tu sĩ (3 linh mục và 1 phó tế)
3. Dòng Don Bosco Hà Nội (SDB)1. Danh hiệu: Dòng Don Bosco Hà Nội (Dòng Sa-lê-diêng)
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Tỉnh Dòng Việt Nam:– Bề Trên Giám tỉnh: Lm. Barnaba Lê An Phong, SDB.– Trụ sở: Khu Phố 4, phường Linh Xuân, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
5. Cộng đoàn tại Tổng Giáo phận Hà Nội:– Số cộng đoàn hiện diện: 1– Địa chỉ: Nhà thờ Vạn Phúc, thôn 3, Vạn Phúc, Q. Thanh Trì, Tp. Hà Nội– Số tu sĩ linh mục: 5– Bề trên: Lm. Martino Mai Quyết Thắng, SDB+ Điện thoại: 0981452898+ Email: martinthangsdb@yahoo.com
6. Đoàn sủng: Giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt trẻ em nghèo
7. Linh đạo: Thực hành đức ái mục tử và giáo dục qua lý trí, tình yêu và tôn giáo
8. Hoạt động: Mục vụ Giáo xứ Vạn Phúc – Hà Nội, phụ trách Sinh viên.
4. Dòng Phan-xi-cô Hà Nội (OFM)1. Danh hiệu: Nhà Điểm Dòng Anh Em Hèn Mọn Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ:– Địa chỉ Trung Ương: Curia Generale dei Frati Minori. Via S. maria Mediatrice, 25, 00165 Roma– Bề trên Tổng quyền: Tu sĩ linh mục Tổng Phục vụ Jose Rodriguez Carballo– Địa chỉ tại Việt Nam: 3 Mai Thị Lựu, phường 1, quận Đa Khao, Sài Gòn.– Bề trên giám tỉnh: Giu-se Vũ Văn Lực, OFM+ Email: fxcvpl@yahoo.com
5. Đoàn sủng: Phục vụ mọi nhu cầu của Giáo hội, nhất là truyền giáo
6. Linh đạo: Sống Tin Mừng Đức Giê-su trong Hội Thánh với tình anh em hèn mọn
7. Hoạt động: Mục vụ giáo xứ, bác ái xã hội, trợ úy dòng Phan Sinh tại thế và giới trẻ Phan Sinh.
8. Sứ vụ– Tăng cường đời sống chiêm niệm.– Nâng cao phẩm chất đời sống huynh đệ.– Huấn luyện và sống tinh thần hèn mọn.– Cùng nhau loan báo Tin Mừng cho mọi người trong cung cách của người anh em Phan Sinh.
9. Cộng đoàn tại Giáo phận Hà Nội:– Số cộng đoàn: 1 (đã thành lập tại Giáo họ Phú Gia, Giáo xứ Thượng Thụy, Tổng Giáo phận Hà Nội từ 24-03-2011)– Địa chỉ: Số 15, ngõ 361, đường An Dương Vương, P. Phú Thượng, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội– Bề trên: Lm. Anselm Nguyễn Hải Minh+ Số điện thoại: 0978275200+ Email: anselminh@gmail.com– Số tu sĩ: 8 tu sĩ (6 linh mục và 2 khấn sinh)– Mục vụ tại hai Giáo xứ Trung Hiếu và Gò Mu– Hoạt động cụ thể:+ Nơi tiếp đón anh chị em Phan sinh.+ Mục vụ giáo xứ, linh hướng, giúp tĩnh tâm và giải tội.+ Trợ úy cho các chị Clara, Phan sinh Tại Thế và Giới trẻ Phan Sinh+ Hỗ trợ các điểm truyền giáo; Phục vụ anh chị em nghèo khó, di dân và giới trẻ
5. Dòng Tên (SJ)1. Danh hiệu: Dòng Tên Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ:– Bề trên Giám tỉnh: Cha Giu-se Phạm Tuấn Nghĩa, S.J.– Địa chỉ: 19 đường 5, Kp.2, Linh Trung, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.– Điện thoại: +84.838.979.197 – Fax: +84.837.203.252– Email: Hộp Thư 10, Bưu điện Thủ Đức, Thủ Đức, Tp. HCM, Việt Nam.
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Số cộng đoàn: 01– Bề trên: Lm. Phê-rô Nguyễn Văn Hữu, SJ+ Điện thoại: 0932195878+ Email: ctamsj@gmail.com– Số tu sĩ: 9 tu sĩ (7 linh mục và 1 phó tế, 1 tu huynh)Địa chỉ tạm thời: Nhà Thờ Ngọc Mạch, thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
6. Tu thất: Tạm thời ở Nhà thờ Ngọc Mạch, thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, từ năm 2007.
7. Đoàn sủng: Bạn đường của Đức Giê-su vác thập giá, phục vụ Hội Thánh là hiền thê của Người, dưới quyền lãnh đạo của Đức Thánh Cha.
8. Linh Đạo: Linh đạo I-nhã: chiêm niệm trong hoạt động.
9. Hoạt động: Linh hướng tại Đại Chủng Viện Hà Nội, giúp linh thao trong và ngoài Hà Nội, làm việc mục vụ tại Giáo xứ Ngọc Mạch, đồng hành với sinh viên đang học tại địa bàn Tổng Giáo phận Hà Nội.
6. Dòng Biển Đức (OSB)1. Danh hiệu: Dòng Biển Đức
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ: Đan viện Thiên An, thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.– Bề trên giám tỉnh: Linh mục Phê-rô Cao Dương Đình Thời.
5. Cộng đoàn hiện diện trong Tổng Giáo phận Hà Nội– Cộng đoàn: 1– Địa chỉ: Đan viện Biển Đức Hòa Bình, Đồi Cố, thôn Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.– Bề trên cộng đoàn: Đan sĩ Raphael Trần Văn Ty+ Điện thoại: 0336128970+ Email: trantyosb@gmail.com– Số đan sĩ: 10 tu sĩ (1 linh mục, 9 khấn trọn)
6. Tu thất: Đan viện hiện diện trong Tổng Giáo phận Hà Nội từ năm 2009
7. Đặc sủng: Chiêm niệm, không lấy gì hơn việc Chúa (Cử hành long trọng các giờ Thần vụ)
8. Linh Đạo: Không lấy gì hơn Chúa Ki-tô ( Đan Viện là Trường Phụng Sự Chúa)
9. Sứ mạng tông đồ chung:– Sống đời đan tu chiêm niệm, noi gương gia đình thánh gia– Cầu nguyện cho Hội Thánh và cho thế giới– Tiếp đón người đến tĩnh tâm
10. Hoạt động trong Tổng Giáo phận Hà Nội:– Cầu Nguyện và Lao Động.– Tiếp đón khách hành hương và khách tĩnh tâm.
11. Khẩu hiệu của dòng: Bình An
7. Dòng Nam Đa-minh (OP)1. Bản chất: Dòng
2. Thẩm quyền: Tòa Thánh
3. Nhà Mẹ: Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam– Địa chỉ: 229 – 231 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Tp. HCM– Bề trên Giám tỉnh: Tô-ma Aq. Nguyễn Trường Tam, OP.+ Điện thoại: (8) 3932 1881+ Email: vietdominicans@gmail.com
4. Cộng đoàn tại Hà Nội– Số cộng đoàn:01– Địa chỉ: Giáo xứ Phương Trung, thôn Tây Sơn, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Tp. Hà Nội– Số tu sĩ linh mục: 2 tu sĩ (2 linh mục)– Phụ trách: Lm. Giu-se Nguyễn Văn Tuy, OP.+ Điện thoại: 0984683286+ Email: dominiciantb@gmail.com
4. Đặc sủng: Giảng thuyết và cứu rỗi các linh hồn
5. Linh đạo: Nói với Chúa – Nói về Chúa
6. Hoạt động trong Tổng giáo phận Hà Nội: Truyền giáo; Giảng dạy và phụ linh hướng tại Đại Chủng Viện thánh Giu-se Hà Nội; giảng dạy và linh hướng một số cộng đoàn dòng tu nữ; mục vụ Giáo xứ.
TỔ CHỨC CÁC TU TRÌ NỮ
1. Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội1. Danh hiệu: Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tổng Giáo phận Hà Nội
4. Nhà Mẹ: 31 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội– Bề trên Tổng quyền: Sơ Ma-ri-a Đỗ Thị Như Hoa– Đt: 0394085158
5. Đoàn sủngTham dự vào tinh thần trung gian của Đức Kitô để tiếp nối sứ mạng cứu độ của ngài bằng cách chuyển cầu trong nguyện đường và nơi cuộc sống để cầu nguyện cho lương dân và các tín hữu xa lìa Chúa được ơn hoán cải, bằng cách dấn thân phục vụ ưu tiên giới trẻ và giới nữ trong văn hóa, xã hội, y tế, đức tin và luân lý.
6. Linh đạoHướng trọn lòng trí và cuộc sống về Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh như đối tượng duy nhất và làm tông đồ thừa sai cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương
7. Sứ mạng tông đồ của dòng: Trung thành với đặc sủng Mến Thánh Giá, các nữ tu thực thi sứ vụ tông đồ thừa sai và phục vụ Giáo Hội địa phương trong các lãnh vực:– Đức tin: Dạy giáo lý cho mọi lứa tuổi (khai tâm, vào đời, dự tòng, hôn nhân… hướng dẫn các hội đoàn, phụ trách ca đoàn, phục vụ phòng thánh, thiếu nhi thánh thể, giới trẻ, trao mình Thánh Chúa– Giáo dục: Trường mầm non– Y tế – Xã hội: Phòng khám từ thiện, vãng lai các bệnh nhân HIV, chăm sóc nhà tình thương, nhà khuyết tật– Truyền giáo: Ưu tiên giáo dục đức tin và văn hóa, cách riêng cho các thanh nữ, giới trẻ để họ được vững vàng đối phó với những thử thách, cám dỗ của thời đại. Quan tâm tới các vùng xa xôi hẻo lánh (Mường Riệc, Đồng Gianh…) đặc biệt lưu tâm đến những trẻ em nghèo, mồ côi cha mẹ… mở lớp tình thương, xóa nạn mù chữ– Đồng hành với Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế
8. Tổng số nhân sự hội dòng năm 2023: 481 tu sĩ (370 khấn trọn và 111 khấn tạm)– Số tu sĩ khấn trọn năm 2023: 370 tu sĩ– Số tu sĩ khấn tạm năm 2023: 111 tu sĩ– Số tu sĩ qua đời năm 2023: 2 tu sĩ– Số tập sinh năm 2023: 32 tập sinh (năm thứ nhất 11, năm thứ hai 21)
9. Cộng đoàn: gồm 50 cộng đoàn, lâu nhất là từ năm 1763 (cộng đoàn Kẻ Sở)– Giáo xứ đang phục vụ: 50 giáo xứ:Chính Tòa, Hàm Long, Trung Chí, Kẻ Sét, Thái Hà, Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Hà Đông, An Thái, Mai Lĩnh, La Tinh Trại, Đa Ngư, Phương Trung, Canh Hoạch, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Phù Yên, Bột Xuyên, Đồng Tâm, Đồng Mít, Suy Xá, Kẻ Sải, Đồng Chiêm, Phú Thanh, Bắc Sơn, Mỹ Thượng, Đồng Gianh, Bình Tân, Tân Lâm, Mường Riệc, Đồi Cả, Đồi Xì, Mường Cắt, Từ Châu, Ước Lễ, Nghiêm Xá, Hà Hồi, Cẩm Cơ, Bằng Sở, Nghệ, Phú Mỹ, văn Minh, Lạc Dương, Duyên Trang, Duyên Yết, Hà Thao, Bái Vàng, Kim Lâm, Đại Phú, Kim Bảng, Bút Đông, Bút Chợ, Bút Thương, Bút Quai, Bút Ba, Vệ Cát, Vạn Lương, Ngọc Động, Động Linh, Đồng Văn, An Thọ, Kiện Khê, Yên Xá, Sở Kiện, Khắc Cần, Trung Thứ Thanh Thủy, Ô Cách, Võ Giang, Tâng, Bói, Đinh Đồng, Non, An Khoái, Văn Quán, Vĩnh Đà, Trung Kỳ, Bàng Ba, Công Xá, Vĩnh Trụ, Hội Động, Phú Đa, Mạc Nội, Chiềng, Tràng Duệ, Thiên, Đông, Mỹ Duệ, Hồng Văn, Cát Lại, Chợ Nội, Bích Trì, Phú Lương, Nguyễn, Tràng Dư, Lường Tràng, Đạo Truyền, Thiên Lý, An Dương, Hòa Mỹ, Bình Mỹ, Bói Kênh, An Lộc, Tương Loan, Nam Định, Bình Cách, Trình Xuyên, Trung Phu, Vụ Bản, Báng, Trại Hương, Vĩnh Trị, Lập Thành, Tiên Hào, Chi Long, Đồng Phú, Phủ Lý.
2. Dòng Phaolô thành Chartres (SPC)1. Danh hiệu: Dòng thánh Phaolo thành Chartres – Tỉnh dòng Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ– Trung Ương: Via della Vignaccia, 193-00163 Rome, Italy.+ Bề trên tổng quyền: Mẹ Maria Goretti Lee– Tỉnh dòng Hà Nội: 37 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội+ Phụ trách: Nữ tu Saint Jean Trần Thị AnhEmail: phaolohn@gmail.comĐT. 04.338.241.746 và 0439.393.429
5. Đoàn sủng: giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ
6. Linh đạo: quy về Đức Ki-tô và mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
7. Sứ mạng tông đồ của dòng:– Giáo dục: Giáo dục đức tin, văn hóa, nội trú, thiếu nữ, người dân tộc– Y tế: Thăm viếng bệnh nhân tại gia, trạm xá, tủ thuốc từ thiện.– Mục vụ: Giáo lý trẻ em, tân tòng, hôn nhân, trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại gia, linh hoạt tĩnh tâm cho các nhóm.– Xã hội: Nhà mở, cô nhi, khuyết tật, phục vụ di dân và lớp học kèm cho các trẻ di dân, cơm và cháo từ thiện.
8. Cộng đoàn và giáo điểm trong Tổng Giáo phận Hà Nội– 6 cộng đoàn tại Hà Nội: Sainte Marie, Hàng Bột, Cát Thuế, Thạch Bích, Chuyên Mỹ, TGM Hà Nội.– Đang phục vụ 19 giáo xứ:+ Hạt Chính Tòa: Chính Tòa, Hàng Bột, An Thái, Cửa Bắc, Hàm Long, Cát Thuế+ Thanh Oai: Thạch Bích+ Hạt Phú Xuyên: Chuyên Mỹ (Chuôn)+ Hạt Phủ Lý: Sở Kiện, Đinh Đồng, Tiêu Hạ, Tiêu Thượng, Kim Bảng, Giáo họ Ninh Lão+ Hạt Lý Nhân: Khoan Vỹ, Lảnh Trì, Hoàng Hạ+ Nam Định: Nam Định, Trại Mới.
9. Tổng số nhân sự Tỉnh Dòng năm 2023: 262 nữ tu
10. Tổng số nhân sự đang phục vụ tại TGP Hà Nội: 136 nữ tu (101 khấn trọn và 35 khấn tạm).
3. Dòng Phaolô Thiện Bản (OSP)1. Danh hiệu: Cộng đoàn Phao-lô Thiện Bản Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ– Soeur Michèle-Dominique– Oeuvre de saint Paul– Boulevard de Pétrolles 44 – C.P. 176– CH 1705 Fribourg – Suisse– Tel. 0041. 26 426 49 50
Tại Việt Nam– Bề trên:– Địa chỉ:21/2A Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, Sài Gòn– Email: osp.sg@vnn.vn; ĐT. 083 8484344
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Cộng đoàn: 1– Địa chỉ: tại 11/Ngõ 220, Đường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội– Email: osphanoi.2007@yahoo.com.vn– Số Tu sĩ: 4 Nữ tu,– Bề trên cộng đoàn: Sơ Catarina Nguyễn Thị Đình Thu+ Điện thoại: 0977745929+ Email: osphanoi.2007@yahoo.com.vn
6. Tu thất: từ năm 2007
7. Linh đạo: Cung cấp lương thực nuôi dưỡng trí tuệ con người bằng in ấn.
Sống đức ái theo tinh thần Phalô, được diễn tả trong thư gởi giáo hội Cô-rin-tô (1Cr 13)
8. Sứ mạng tông đồ chungHoạt động tông đồ bằng sách báo, in ấn và các phương tiện truyền thông khác.
9. Hoạt động: Phục vụ tại thư viện Đại Chủng viện Thánh Giu-se (Phân khoa Triết học và Thần học) và nhà sách nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội.
4. Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa1. Danh hiệu: Dòng MTG Hưng Hóa
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Giáo phận
4. Nhà Mẹ: Tu viện Sơn Lộc, khu phố, phường Trung Sơn trầm, Sơn Tây, Hà Nội.
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Cộng đoàn: 1– Địa chỉ: Nhà thờ Phùng Khoang, Nhà số 1 ngõ 159/3 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.– Số Tu sĩ: 2 khấn trọn và 16 em tìm hiểu ơn gọi.– Bề trên cộng đoàn: Sơ Tê-rê-sa Đỗ Thị Thúy Vân– Số điện thoại: 0367664690
6. Đặc sủng
Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giê-su Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất”.
Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương.
7. Linh đạo
Thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Kitô, để tiếp nối sứ mạng cứu độ, bằng việc chuyển cầu nơi nguyện đường vào trong cuộc sống.
Nơi nguyện đường: Suy gẫm cầu nguyện cho lương dân, tín hữu xa lìa Thiên Chúa, các linh hồn nơi luyện ngục và các nhu cầu của Giáo Hội.
Trong cuộc sống: Phục vụ ưu tiên nữ giới và giới trẻ trong các lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
8. Hoạt động tông đồ chung– Phục vụ ưu tiên giới nữ và giới trẻ trong các lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lỹ và đức tin– Mục vụ giáo xứ, y tế, giáo dục và xã hội
5. Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm1. Danh hiệu: Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm
2. Nhà Mẹ– Địa chỉ: Xóm 5 – Lưu Phương Kim Sơn – Ninh Bình
3. Cộng đoàn tại Hà Nội– Cộng đoàn: 1 cộng đoàn– Địa chỉ: Số nhà 26 – Ngõ 86 – Phùng Khoang – Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội– Số nữ tu: 10 tu sĩ (5 khấn trọn và 5 khấn tạm)– Phụ trách: Sơ Ma-ri-a Đinh Thị Tâm+ Điện thoại: 0987856232+ Email: dinhtammtg@gmail.com
4. Bản chất
Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm thuộc quyền Giáo phận, đây là Dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm: Khiết tịnh, nghèo khó, vâng phục. Sống thành cộng đoàn theo một bản luật và hướng việc truyền giáo cho lương dân.
5. Tinh thần
Tinh thần của chị em là tinh thần khổ chế, hy sinh vì tình yêu:
– Yêu Chúa Giê-su Ki-tô chịu Đóng Đinh trên Thánh Giá, Đấng đã thí mạng sống vì tình yêu lớn nhất dành cho Chúa Cha và nhân loại.
– Yêu Thánh Giá của Người và sẵn sàng đón nhận thập giá của bản thân với xác tín: chúng ta hoàn tất nơi thân xác những gì còn thiếu trong nỗi gian truân của Đức Ki-tô phải chịu cho thân Mình Người là Hội Thánh.
6. Đặc sủng
Ơn gọi đời sống thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng vào Đấng sáng lập bằng cách:
– Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về Đức Giê-su Ki-tô chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất.
– Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương.
– Đặc sủng của Dòng được thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em đón nhận và thi hành, sẽ giúp chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phục vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.
7. Linh đạo
Với tinh thần đức ái trọn hảo, chị em Dòng Mến Thánh Giá chọn Chúa Giê-su chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của cuộc đời mình và mang ơn cứu độ đến cho mọi người.
8. Phục vụ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội– Học tập– Phục vụ ca đoàn, trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân
6. Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập1. Danh hiệu: Cộng đoàn MTG Tân Lập Yên Kiện
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm Quyền: Tổng giáo phận Sài Gòn
4. Nhà Mẹ: số 31 đường 28, Bình Trưng Đông, quận Hai, Sài Gòn.
5. Cộng đoàn hiện diện tại Hà Nội (Tạm ngưng hoạt động do không đủ nhân sự. Được cập nhật 27/9/2023)– Cộng đoàn: 1– Địa chỉ: Xóm Giữa, Yên Kiện, Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.– Phụ trách: Sr. Maria Phạm Thị Nhung– Đt: 0945119859– Email: pnhung08@gmail.com
6. Tu Thất: Từ ngày 20/10/2009 tại Xóm Giữa, Yên Kiện, Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.
7. Đoàn sủng: Tham dự vào tinh thần trung gian của Đức Ki-tô để tiếp nối sứ mạng cứu độ của ngài bằng cách chuyển cầu trong nguyện đường và nơi đời sống cho lương dân và các tín hữu xa lìa Chúa được ơn hoán cải, bằng cách dấn thân phục vụ ưu tiên giới trẻ và giới nữ trong văn hóa, xã hội, y tế, đức tin và luân lý.
8. Linh đạo: Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh như đối tượng duy nhất và làm tông đồ thừa sai cho các dân tộc, góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương.
9. Hoạt động tông đồ– Mục vụ giáo xứ– Lo cho các phụ nữ lầm lỡ, trẻ mồ côi– Thăm viếng bệnh nhân, người khuyết tật, mổ tim cho các bé nghèo, lo cho những người cùng đinh của xã hội
7. Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa1. Tên dòng: Mến Thánh Giá Thanh Hóa
2. Thẩm quyền: Giáo phận
3. Nguồn gốc và Đấng sáng lập: Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức Cha Phê-rô Ma-ri-a Lambert de la Motte sáng lập tại Đàng Ngoài năm 1670 và Đàng Trong năm 1671.
4. Bổn mạng: Lễ Thánh Giu-se, ngày 19 tháng 3 hằng năm.
5. Nhà Mẹ: Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa– Số nhà 10/626 đường Bà Triệu, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa– Đt. 0237 3855 610– Email: hdmtgth@hn.vnn.vn
6. Cộng đoàn hiện diện tại Hà Nội– Địa chỉ: Giáo xứ Kẻ Sét, phường Giáp Bát, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội– Số tu sĩ: 7 tu sĩ (1 khấn trọn, 6 khấn tạm và 1 đệ tử)– Bề trên cộng đoàn: Ma-ri-a Nguyễn Thị Tú+ Điện thoại: 0949134158+ Email: camtund1972@gmail.com
7. Linh Đạo: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh và mầu nhiệm thánh giá cứu độ của người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và Tông đồ. Hằng ngày, chị em hướng về Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh bằng lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con. Chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc chúng con” (Hc 64).
Châm ngôn: “Đức Giê-su Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con”
8. Mục đích: Nhằm đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Đức Ki-tô bằng việc suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ và hi sinh của người (Hc 3)
7.9. Sứ mạng: Cùng chung với các Hội dòng mến Thánh Giá, chị em Mến Thánh Giá Thanh Hóa được mời gọi thông dự vào sứ mạng trung gian của Đức Ki-tô bằng đời sống lao động và cầu nguyện; trong cầu nguyện, chị em tha thiết xin Chúa ban ơn hoán cải cho các chị em lương dân và những tín hữu sống xa lìa Chúa cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, giáo hội địa phương cũng như toàn cầu. trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ tông đồ, ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
8. Dòng con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu1. Danh hiệu: Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu
2. Địa chỉ Nhà Mẹ: Trung Linh – Xuân Ngọc – Xuân Trường – Nam Định– Bề trên tổng quyền: Sơ Maria Gioan Bosco Đặng Thị Dung
3. Cộng đoàn tại Hà Nội: 01– Địa chỉ: Số nhà 28 – Nghách 180A/3, Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội– Số nữ tu: 10 tu sĩ (4 khấn trọn, 6 khấn tạm, 8 tìm hiểu)– Bề trên cộng đoàn: Sơ Valentino Vinh Trần Thị Trinh+ Số điện thoại: 0972675217– Email: nha28fmsr@gmail.com
4. Bản chất
Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi thuộc quyền Giáo phận, tuyên khấn 3 lời khấn công: Khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục, đời sống cộng đoàn và hoạt động tông đồ truyền giáo.
5. Tinh thần
Tinh thần của chị em là thực hành đức ái Phúc Âm. Ngay từ khi vào Dòng, chị em phải được học hỏi về tinh thần Dòng, để tinh thần ấy thấm nhuần và điều khiển cả cuộc đời chị em, từ tư tưởng, lời nói đến hành động.
6. Đặc sủng
Sứ mạng của Chị em Mân Côi là hiến thân cho việc tông đồ truyền gíao của Giáo hội bằng việc rao giảng Tin mừng và giáo dục đức tin, đặc biệt cho người nghèo khổ trong các lãnh vực: Giáo dục, y tế, từ thiện , xã hội và mục vụ tông đồ.
7. Linh đạo
Với tinh thần đức ái trọn hảo, chị em Mân Côi cùng Mẹ Maria sống mầu nhiệm cứu độ và mang ơn cứu độ đến cho mọi người.
8. Sứ mạng tông đồ chungHiến thân cho việc tông đồ truyền gíao của Giáo Hội bằng việc rao giảng Tin Mừng và giáo dục đức tin, đặc biệt cho người nghèo khổ trong các lãnh vực: Giáo dục, y tế, từ thiện, xã hội và mục vụ tông đồ.
9. Dòng con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa1. Danh hiệu: Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa
2. Bản chất: Dòng
3 Thẩm quyền: Tổng Giáo phận Sài Gòn.
4. Nhà Mẹ: Trụ sở chính của Tỉnh Dòng Truyền Tin Việt Nam tại Bành Văn Trân, F7, Q Tân Bình, TP. HCM
5. Cộng đoàn tại Tổng Giáo phận Hà Nội– Số cộng đoàn: 3– Phục vụ tại 3 giáo xứ: Nam Dư, Tràng Châu và Lan Mát– Địa chỉ cộng đoàn tại Hà Nội: 51 nghách 649/77- ngõ 649 đường Lĩnh Nam – phường Lĩnh Nam – quận Hoàng Mai – Hà Nội– Bề trên cộng đoàn Hà Nội: Sớ Maria Vũ Thị Hiền+ Điện thoại: 0978977110+ Email: jmhien.vu@gmail.com– Số tu sĩ: 19 tu sĩ (17 khấn trọn và 2 khấn tạm)
6. Đoàn sủng
– Chị em hiến thân cho việc tông đồ truyền giáo của Giáo Hội bằng việc rao giảng Tin Mừng và giáo dục đức tin đặc biệt cho người nghèo trong các lãnh vực giáo dục, y tế, từ thiện xã hội và mục vụ tông đồ.
7. Linh đạo
Chị em Mân Côi cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm, sống mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Cứu Thế và mang tình yêu Cứu Độ của Chúa đến cho mọi người bằng đời sống truyền giáo theo sứ mạng của Dòng.
8. Sứ mạng tông đồ chung của dòng:– Hiến thân cho việc tông đồ truyền giáo của Giáo Hội bằng việc rao giảng Tin Mừng và giáo dục đức tin đặc biệt cho người nghèo khổ trong các lãnh vực.– Giáo dục, y tế, từ thiện, xã hội, và mục vụ tông đồ
10. Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA)1. Danh hiệu: Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ:– Địa chỉ: Istituto Figlie di Maria AusiliatriceVia dell’Ateneo Salesiano, 8100139 Roma RM– Địa chỉ tại Việt Nam: 57 Đường 4, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp HCM– Tel: 08. 38 96 08 26
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Số cộng đoàn: 01– Địa chỉ: Giáo xứ Cổ Nhuế – 12 – ngõ 392 – Cổ Nhuế – Bắc Từ Liêm – Hà Nội– Số tu sĩ: 9 tu sĩ (5 khấn trọn và 4 khấn tạm)– Bề trên cộng đoàn: Sơ Maria Nguyễn Thị Tường Vân+ Số điện thoại: 0798768824+ Email: tuongvanfma@gmail.com
6. Tu thất: Từ năm 2001 tại 12 Xóm 19A Cổ Nhuế – Từ Liêm – Hà Nội
7. Đoàn sủng: Giáo dục & Truyền giáo (Đối tượng: Thanh thiếu nữ nghèo về mọi phương diện thuộc mọi lứa tuổi))
8. Linh đạo: Đức Ái mục tử của Chúa Giêsu (Linh đạo của hệ thống giáo dục dự phòng)
9. Sứ mạng tông đồ của dòng:– Lãnh vực giáo dục văn hóa, nghề nghiệp: Trường mẫu giáo, trường Phổ cập, Trung tâm dạy nghề cho nữ, cộng tác với Dòng Salesian Don Bosco cho Trường dạy nghề.– Lãnh vực giáo dục đức tin: Cộng tác với giáo xứ trong việc dạy giáo lý cho thiếu nhi và giới trẻ, huấn luyện giáo lý viên. Cộng tác với giáo phận Sàigòn trong việc giảng dạy, đào tạo giáo lý viên, trong việc soạn thảo nội dung bộ sách giáo lý Hiệp Thông.– Nội trú cho sinh viên / học sinh nữ: Nhà nội trú cho sinh viên, học sinh nữ (cấp 3 + cao đẳng, đại học). Mái ấm cho các em nữ gặp nguy cơ. Cộng tác điều hành lưu xá sinh viên nữ.– Thăng tiến phụ nữ: Tạo và tìm công ăn việc làm cho người nữ nghèo– Mục vụ cho người di dân: Cộng tác với giáo xứ trong việc giáo dục đức tin và tạo điều kiện để người trẻ di dân được thăng tiến cách toàn diện
12. Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm1. Tên cộng đoàn: Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tổng Giáo phận Huế
4. Nhà Mẹ: 32 Kim Long- Huế– Bề trên Tổng quyền: Sơ M. Mát-ta Nguyễn Hoàng Vỵ
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Số cộng đoàn: 2 (tại Giáo xứ Thượng Thụy và Mạc Thượng)– Tại Giáo xứ Thượng Thụy:+ Địa chỉ: Số 16, ngõ 409 An Dương Vương, P. Phú Thượng, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội+ Số tu sĩ: 3 khấn trọn+ Bề trên: Sơ Ma-ri-a Đỗ Thị Thúy (Đt: 0368779919, 0904887815; Email: dothuyfmi@gmail.com)– Tại Giáo xứ Mạc Thượng+ Địa chỉ: Thôn 5, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam+ Số tu sĩ: 4 khấn trọn+ Bề trên: Sơ M. Mát-ta Trần Thị Ngọc (Đt: 0384145430, 0968281446; Email: hanamfmi@gmail.com)
6. Tu thất: Đã thiết lập tu thất từ ngày 6/7/2008 tại Giáo xứ Thượng Thuỵ- Hà Nội
7. Đoàn sủng– Giáo dục giới trẻ về văn hoá và đức tin, đặc biệt thanh thiếu nữ.– Thực thi những công việc bác ái xã hội phù hợp với chương trình mục vụ của Giáo Hội địa phương
8. Linh đạoTự nguyện bước theo Chúa Giêsu vác Thánh Giá và yêu mến Mẹ Maria Vô Nhiễm với hết tình con thảo.
9. Sứ mạng tông đồ của dòng:– Giáo dục giới trẻ về văn hóa và đức tin, ưu tiên thanh thiếu nữ.– Thực thi những công việc y tế, bác ái xã hội và cộng tác vào chương trình mục vụ của Giáo Hội địa phương.
13. Dòng Đaminh Thánh Tâm1. Danh hiệu: Cộng đoàn Đaminh Đức Mẹ Fatima
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Giáo phận Xuân Lộc
4. Nhà Mẹ– Địa chỉ: số 155/5 KP9, Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai.– Bề trên Tổng quyền: Maria Madalena Phạm Thị Huy
5. Cộng đoàn hiện diện trong Tổng Giáo phận Hà nội– Cộng đoàn: 1 cộng đoàn– Địa chỉ: Gx. Lường Xá, An Mỹ, Đại Thắng, Phú Xuyên, Hà Nội.– Số tu sĩ: 5 khấn trọn– Bề trên cộng đoàn: Sơ Maria Phạm Thị Hường+ Điện thoại: 0327524574+ Email: fatimaluongxa@gmail.com
6. Tu Thất: đang xúc tiến xây dựng gần đền thờ của giáo xứ Lường Xá. Đã hiện diện tại giáo xứ từ tháng 9/2010
7. Đoàn sủng: cứu rỗi các linh hồn bằng cách tham gia mục vụ giáo xứ, làm trợ úy hội đoàn, truyền giáo, giáo dục và bác ái xã hội.
8. Linh đạo: “chiêm niệm và chia sẻ cho tha nhân điều mình đã chiêm niệm”
9. Sứ mạng tông đồ– Truyền giáo, giáo dục và bác ái xã hội– Cầu nguyện, hy sinh và chứng tá đời sống– Truyền giáo cho lương dân– Tham gia mục vụ giáo xứ: Trợ úy các hội đoàn; giáo dục đức tin và văn hóa cho thanh thiếu niên– Tham gia các họat động thăng tiến con người, đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ, các bệnh nhân và những người bị áp bức.
14. Dòng Con Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh1. Danh hiệu: Hội Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất
2. Bản chất: Hội dòng
3. Thẩm quyền: Giáo phận Bắc Ninh
4. Nhà Mẹ– Thôn Đạo Ngạn II, Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.– Tổng Phụ trách: Maria Trần Thị Thu Hương.
5. Cộng đoàn tại TGP Hà Nội– Một cộng đoàn tại Giáo xứ Hoàng Nguyên (Hà Nội) (1997)+ Nhân sự: 2 tu sĩ khấn trọn và 2 tu sĩ khấn tạm– Một cộng đoàn tại Giáo xứ Kẻ Sét (2001)+ Giáo xứ Kẻ Sét, P. Giáp Bát, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội+ Nhân sự: 2 tu sĩ khấn trọn và 4 em đệ tử sinh viên+ Bề trên: Sơ Maria Phạm Thị Hải (Đt: 0382702803; Email: haihaiminhhn@gmail.com)
6. Đặc sủng: Nữ tỳ hèn mọn của Thiên Chúa.
7. Linh đạo: Xây dựng sự hiệp nhất.
8. Hoạt động: Vừa tham gia mục vụ giáo xứ trong nhiều lãnh vực và hoạt động tông đồ bác ái trong các lãnh vực: Y tế , Giáo dục, Khuyết tật, Phục vụ trại phong.
15. Dòng nữ Đa-minh Bùi Chu1. Lược sử: Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam thành lập tại Bùi Chu năm 1951, quen gọi là dòng Đa Minh Bùi Chu, vừa được 3 lớp khấn với tổng số 55 nữ tu thì xảy ra biến cố lịch sử năm 1954, lúc này còn 49 chị. (Theo Lịch Sử Dòng, tập I: trước khi di cư chỉ còn 49 chị vì 2 chị đã chết, 4 chị xuất). Phần đông chị em đã di cư vào Miền Nam và định cư tại Tam Hiệp, Biên Hoà, nay thuộc giáo phận Xuân Lộc. Những chị em ở lại (12 chị khấn) đã gặp nhiều khó khăn về mọi mặt để có thể tồn tại và phát triển. Mãi đến ngày 30-4-1959, dòng mới có lớp khấn tiếp theo.
Từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay, dòng đã có nhiều thuận lợi. Dòng phát triển mạnh về nhân sự, tinh thần và vật chất: số người tu ngày một gia tăng, cơ sở được trùng tu tái thiết, chị em được học hành thăng tiến.
2. Bổn mạng: Thánh nữ Catarina Siena, 29-4.
3. Mục đích: Làm vinh danh Chúa và thánh hoá bản thân, bằng cách giữ ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục theo tinh thần tu luật Thánh Au-gus-ti-nô, Hiến pháp, Chỉ Nam Dòng chị em Đa Minh Việt Nam và truyền thống tốt đẹp do tiền nhân để lại.
4. Linh đạo: Sống theo tinh thần Thánh phụ Đa Minh: chiêm niệm và hiến thân lo việc cứu rỗi các linh hồn bằng việc phục vụ chân lý đức tin, nhất là người nghèo.
5. Số cộng đoàn: Hiện nay, ngoài tu viện Trung ương Bùi Chu, dòng còn 3 tu viện lớn: Phú Nhai, Quần Cống, Trung Lao và 37 tu sở phục vụ các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu.
6. Nhân sự: Khấn trọn 140, khấn tạm 60, tập sinh 12, thỉnh sinh 60 và đệ tử 120.
7. Nhà Mẹ: – Địa chỉ: xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định– Đt: 0350 886138– Email: hddmbuichu@yahoo.co.uk. – Bề trên đương nhiệm: Cêcilia Phạm Thị Tuyết
8. Cộng đoàn tại Hà Nội– Địa chỉ: Nhà thờ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) – P. Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, Tp. Hà Nội– Nhân sự: 8 tu sĩ (7 khấn trọn và 1 khấn tạm, 3 đệ tử)– Bề trên: Sơ Maria Nguyễn Thị Nhường+ Điện thoại: 0982105756+ Email: dmlangtam@gmail.com
9. Sứ mạng tông đồ– Cầu nguyện, hy sinh và chứng tá đời sống– Loan báo Tin Mừng cho muôn dân– Giáo dục đức tin và văn hóa cho thiếu nhi và thanh thiếu niên– Tham gia các hoạt động thăng tiến con người nhất là quan tâm đến những người nghèo khổ, bệnh tật và những người bị áp bức
16. Dòng Nữ Vương Truyền Giáo1. Danh hiệu: cộng đoàn Nữ Vương Truyền Giáo Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Giáo phận Paramatta (Úc)
4. Nhà mẹ– PO Box 725– Granville, NSW 2142– ĐT: 61 – 2 – 9637 1827– Email: thithanhthanh@gmail.com
5. Cộng đoàn trong Tổng Giáo phận Hà Nội:– Cộng đoàn: 2 cộng đoàn– Đang phục vụ tại 4 Giáo xứ: Yên Mỹ, Thạch Bích, Hạ Trang và Cao Bộ– Địa chỉ liên hệ: 38 Thôn Trên, Bích Hoà, Thanh Oai, Tp. Hà Nội+ Số tu sĩ: 33 tu sĩ (20 khấn trọn và 8 khấn tạm, 5 tập sinh)+ Bề trên: Sơ Ma-ri-a Đỗ Thị Ngân (Đt: 098 857 9906; Email: maryqueen2208@gmail.com)
6. Đoàn sủng: Truyền giáo tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cho phép
7. Linh Đạo: Nối gót Đức Ki-tô trên con đường thánh giá bằng sự hy sinh, từ bỏ và quên mình
8. Sứ mạng tông đồ– Dạy giáo lý cho Tân tòng, Giáo lý viên, Thiếu nhi các ngành, huấn luyện huynh trưởng, tổ chức phong trào TNTT– Hoạt động trong lãnh vực giáo dục và y dược
17. Dòng Thừa sai Bác ái Chúa Ki-tô (MCC)1. Danh hiệu: Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Ki-tô. MCC
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Giáo phận
4. Nhà Mẹ: 101/57 ẤP 4 – Đông Thạnh – Hóc Môn-Tp.HCM.
5. Cộng đoàn đang hiện diện tại Tổng Giáo phận Hà Nội– Cộng đoàn: 1– Địa chỉ: Nhà Thờ Đồng Yên, thôn 5, Đồng Yên, Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam– Số tu sĩ: 3 khấn trọn– Bề trên: Sơ Ma-ri-a Mô-ni-ca Dương Thị Hiền+ Số điện thoại: 0343967091– Email: congdoanphucsinh2017@gmail.com
6. Linh ĐạoSứ mạng:– Chầu Thánh Thể hằng ngày.– Phục vụ vô vị lợi cho những người nghèo nhất trong những người nghèo
Tinh thần:– Sống hoàn toàn phó thác, tin tưởng, yêu thương và tràn đầy niềm vui như đã được sống bởi Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a trong Phúc Âm.
Mục đích:– Làm dứt cơn khát vô tận của Chúa Giê-su trên Thánh giá vì yêu các linh hồn bằng sự tự nguyện khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm “Vâng Phục, Khiết Tịnh, Khó Nghèo và phục vụ vô vị lợi cho người nghèo nhất trong những người nghèo”
7. Sứ mạng tông đồ– Yêu và phục vụ Chúa dưới hình thức đau khổ của người nghèo cả về tinh thần lẫn vật chất, nhận và phục hồi cho họ hình ảnh của kẻ làm con cái Thiên Chúa.– Thăm các bệnh nhân và người già hấp hối, trao Mình Thánh Chúa– Thăm và săn sóc, an ủi những người bị bệnh nan y, nghiện ngập– Có nhà tạm trú ngụ để giáo dục và giúp các cô gái cơ nhỡ, ngăn ngừa sự phá thai– Mở lớp tình thương dạy học, xóa mù chữ cho các em nghèo vùng sâu, kinh tế mới– Giúp các em cô nhi nhỏ chưa tự lập được, hoặc các thiếu nữ miền quê lên thành phố làm trong các xí nghiệp– Mở nhà trẻ giúp các phụ huynh nghèo yên tâm lao động
18. Dòng Thừa sai Bác ái Vinh1. Danh hiệu: Thừa sai Bác Ái Vinh
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Giáo phận Vinh
4. Nhà Mẹ: Xóm 9, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An.
5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Có 3 cộng đoàn đang phục vụ tại 3 Giáo xứ Xuy Xá, Ngọc Lũ, Chuôn Thượng– Địa chỉ liên hệ: Giáo xứ Xuy Xá, thôn Nghĩa, xã Xuy Xá, H. Mỹ Đức, Tp. Hà Nội+ Nhân sự: 16 tu sĩ (12 khấn trọn, 4 khấn tạm)+ Bề trên: Sơ Tê-rê-sa Nguyễn Thị Bích (Đt: 0386501795; Email: nguyenthibichxuyxa@gmail.com)
6. Đoàn sủng: Phục vụ những người già nua, tật nguyền, mổ côi và thiếu nữ lầm lỡ
7. Linh đạo: Thiên Chúa được tôn vinh khi con người được hạnh phúc
8. Sứ mạng tông đồ– Phục vụ những người già yếu, tật nguyền, mổ côi và thiếu nữ lầm lỡ– Tham gia mục vụ giáo xứ
19. Dòng Tiểu Muội Chúa Giê-su1. Danh hiệu: Cộng đoàn Tiểu Muội Chúa Giê-su Hà Nội
2. Bản chất: Dòng
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ:
– Nhà chính: Via Di Acque Salvie, 2, Tre Fontane, 00142 Roma, Italia. Phụ trách toàn dòng: Dolors Francisca. Đt: 06.591.19.89
– Nhà miền Việt Nam: 25/4 Phan Văn Hân, P. 19, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn.
19.5. Cộng đoàn tại Tổng Giáo phận Hà Nội– Cộng đoàn: 1– Địa chỉ: Số 32, ngõ 61, phố Nguyễn Khiết, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội– Nhân sự: 3 tu sĩ khấn trọn– Bề trên: Sơ Tê-rê-xa Nguyễn Thị Minh Nguyệt+ Điện thoại: 0988738591+ Email: tieumuoichuagiesuhanoi@gmail.com
6. Đoàn sủng: sống chiêm niệm giữa đời, làm tông đồ bằng tình bạn
7. Linh đạo: Như Đức Giê-su sống tại Na-da-rét – Tinh thần con trẻ của Tin Mừng dưới ánh sáng Hài Nhi Be-lem.
8. Sứ mạng tông đồHoạt động tông đồ bằng việc tôn thờ Thánh Thể, bằng lòng tốt và tình bạn, và trong việc chia sẻ địa vị xã hội của những người lao động chân tay nghèo.
20. Tu đoàn Truyền Tin Hà Nội (AIVR)1. Danh hiệu: Tu Đoàn Tông Đồ Truyền Tin Hà Nội. AIVR.
2. Bản chất: Tu Đoàn Tông Đồ
3. Thẩm quyền: Tổng Giáo phận Hà Nội
4. Nhà Mẹ– Địa chỉ: Giáo xứ Phúc Lâm, xóm 2, thôn Phúc Lâm, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội– Bề trên: Sơ Ma-ri-a Tê-rê-sa Nguyễn Thị Điệp+ Email: truyentinhn@yahoo.com + Đt: 0352731827, 0968223508– Nhân sự: 49 tu sĩ (42 khấn trọn và 7 khấn tạm; 12 tìm hiểu)
5. Cộng đoàn: gồm 9 cộng đoàn (phục vụ tại 8 giáo xứ: Phúc Lâm, Nghĩa Ải, Đoan Nữ, Hòa Khê, Trại Mới, Hà Ngoại, và Thượng Lâm)
6. Đoàn sủng: Sống mầu nhiệm Chúa nhập thể để nhờ ơn Chúa và ý chí hiến dâng, dấn thân phục vụ tha nhân vì Nước Trời, đặc biệt ở những nơi giáo phận cần.
7. Linh đạo: Theo gương Đức Giê-su, Người Tôi Tớ Chúa của sách I-sai-a, theo gương Đức Ma-ri-a, Người Nữ Tì Chúa của sách Tin Mừng, chị em sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu để phục vụ con người. Được tóm tắt trong mấy chữ cái đầu là AIVR hay Annunciatio (Truyền Tin), Incarnatio (Nhập Thể), Visitatio (Thăm Viếng) và Redemptio (Cứu Độ).
8. Hoạt động: Truyền giáo cho người lương, Y tế, Giáo dục, Mục vụ giáo xứ, Xã hội, Lo cho trẻ mồ côi, bụi đời, người già yếu neo đơn, nghèo khó và dạy nghề.
21. Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn1. Danh hiệu: Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.
2. Bản chất: Tu Đoàn Tông Đồ.
3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
4. Nhà Mẹ (ở Việt Nam)– Số 42 Tú Xương- Phường 7 – Quận 3 – Thành Phố Hồ Chí Minh.– Đt: 0893255582
5. Cộng đoàn hiện diện trong Tổng Giáo phận Hà Nội– Cộng đoàn: 1 cộng đoàn– Địa chỉ: Cộng đoàn Linh Tân – Tân Độ – Hồng Minh – Phú Xuyên – Hà Nội và một chi nhánh ở Hoàng Nguyên– Số tu sĩ: 8 tu sĩ khấn trọn– Người phụ trách: Sơ Tê-rê-xa Nguyễn Thị Côi
6. Tu thất: 1 từ năm 2003 theo địa chỉ trên
7. Đoàn sủng: Tận hiến cho Thiên Chúa để phục vụ Đức Ki-tô nơi người nghèo về thể xác lẫn tinh thần
8. Linh Đạo: Phục vụ với tinh thần Tin Mừng và theo gương cha thánh Vinh-Sơn Phao-lô là Khiêm Nhường- Đơn Sơ và Bác Ái.
9. Hoạt động– Phục vụ người nghèo– Phục vụ các em khuyết tật– Giúp học bổng cho các em bệnh HIV- AIDS– Giúp đỡ các cụ già neo đơn– Vãng gia (thăm viếng) những người nghèo và khuyết tật ở các thôn làng lương giáo– Mục vụ trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân– Hướng dẫn và đồng hành với giới trẻ– Dạy giáo lý các cấp– Mục vụ gia đình, thăm viếng hàn gắn các gia đình đổ vỡ
22. Tu hội đời nữ Thánh Tâm Chúa Giê-su22.1. Danh hiệu: Tu hội Đời Nữ Thánh Tâm Chúa Giê-su
22.2. Bản chất: Tu hội đời
22.3. Thẩm quyền: Tòa Thánh
22.4. Nhà Mẹ– Trung Ương: 202 avenue du Maine, 75014 Paris, France+ Tổng Phụ trách: Isabelle Lieutaud – ĐT. 01 45 40 45 51 – hay www.isfcj.com – email: corunum@orange.fr– Tại Việt Nam: 9C/12 A Chánh Hưng, P.4, Q. 8, Sài Gòn.
22.5. Cộng đoàn tại Hà Nội– Địa chỉ: Nhà thờ Kẻ Nghệ, Minh Cường, Thường Tín, Hà Nội– Bề trên Tu hội: Ma-ri-a Nguyễn Tuyết Anh+ Email: tuyetanh.dongtri@gmail.com + Đt: 01694245529– Nhân sự: 78 tu sĩ
6. Tu thất: không có, chỉ có nhà nghỉ tại Giáo xứ Kẻ Nghệ, huyện Thường Tín, Hà Nội, từ năm 2011
7. Đoàn sủng: Thánh hóa bản thân và thánh hiến thế giới từ giữa thế giới và bằng các phương tiện của thế giới
8. Linh đạo: thể hiện tính cách trần thế được thánh hiến, dựa vào sự phân định theo kinh nghiệm và hướng dẫn của thánh I-nha-xi-ô Lô-iô-la, với trái tim Chúa Giê-su
9. Sứ mạng tông đồ– Tu Hội Đời Thánh Tâm Chúa Giê-su không có công tác tông đồ chuyên biệt mà làm tông đồ bằng cả cuộc sống tùy vào hoàn cảnh và môi trường sống của mỗi hội viên, để biến đổi, kiện toàn, thánh hóa thế giới, cụ thể là môi trường sống của mình, làm MEN, làm MUỐI, làm ÁNH SÁNG cho đời, bằng những thực tại trần thế và những phương tiện trần thế, nhưng vì Giáo Hội cần, nên các chị em sẵn sàng dấn thân trong các công việc như:+ Dạy giáo lý tại các giáo xứ+ Phục vụ công tác bác ái xã hội, chăm sóc trẻ khuyết tật, người nhiễm HIV, tham gia cộng tác với Ban Caritas của giáo phận…
23. Cộng đoàn Điểm Tim1. Danh hiệu: Cộng đoàn Điểm Tim
2. Bản chất: Cộng đoàn mới
3. Thẩm quyền: Tổng Giáo phận Paraná (Argentina)
4. Nhà Mẹ– Địa chỉ: 245/24F Võ Văn Kiệt – P. Cô Giang – Q.1- TPHCM – Điện thoại: 08 22101 530
5. Cộng đoàn trong Tổng Giáo phận Hà Nội– Địa chỉ: Số nhà 43, ngõ 42, tổ 51, cụm 8, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội– Nhân sự: 2 tu sĩ khấn trọn– Bề trên: Sơ Ma-ri-a Nguyễn Thị Hoàng+ Đt: 0382550191+ Email: hatbuihoang@yahoo.com
6. Tu thất: Một cộng đoàn hiện diện tại tổng giáo phận Hà Nội từ năm 1998
7. Đoàn sủng: Sống đoàn sủng thương cảm và ủi an bên cạnh những người nghèo túng, những người cô đơn nhất, bằng một tình bạn biếu không.
8. Linh đạo– Sống mầu nhiệm nhập thể bằng cách chia sẻ tình bạn với những ai đang cần trong những khu xóm nghèo nàn nhất.– Sống mầu nhiệm thương cảm như Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá.
9. Sứ mạng tông đồ chungCảm thương và ủi an với tất cả những người nghèo và đau khổ, đặc biệt là trẻ em, cộng đoàn thường sống giữa khu xóm nghèo để gần gũi chia sẻ tình bạn liên lỉ với họ
10. Hoạt động: Cộng tác với Ủy ban Bác ái Tổng Giáo phận Hà Nội, cộng tác với nhóm Em-mau và với cha xứ trong việc phục vụ người nghèo.
24. Đan viện Cla-ra Hòa Bình1. Nhà Mẹ– Đan viện San Đa-mi-a-nô tại Át-xi-di, nước Ý– Tại Việt Nam: Đan viện Thánh Cla-ra Thủ Đức+ Địa chỉ: 35 Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM+ Bề trên: Ma-ri-a Rô-sa Nguyễn Thị Hồng Anh (Đt: (028) 38 969 805 – 0909 822169; Email: dvclaratd@yahoo.com
2. Linh đạoSống theo thể thức Thánh Phúc âm Chúa Ki-tô trong Giáo hội, hoàn toàn sống đời chiêm ngưỡng, bước theo Chúa Ki-tô Nghèo Khó và chịu đóng đinh trong tình huynh đệ và trong nội vi.
3. Nhân sựDòng có khoảng 20.000 nữ tu trong gần 960 đan viện trên thế giới hiện diện hơn 76 quốc gia.
4. Cộng đoàn tại Hà Nội– Địa chỉ: Giáo xứ Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình– Nhân sự: 3 tu sĩ– Bề trên: Sơ Ma-ri-a Em-ma-nu-el Hoàng Thị Phượng+ Điện thoại: 0326027574 – 0366872877+ Email: dvclaratdyahoo.com
5. Sứ mạng tông đồCầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới
TỔNG SỐ LINH MỤC, PHÓ TẾ, TU SĨ VÀ TẬP SINH NĂM 2023
Trong số 31 dòng tu đang hoạt động tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, có tổng cộng 926 tu sĩ và 68 tập sinh. Chi tiết như sau:
TU SĨ VÀ TẬP SINH DÒNG NAM | |||||
Số dòng nam đang phục vụ tại TGP | Tu sĩ Linh mục | Tu sĩ Phó tế | Tu sĩ nam | Tập sinh nam | Giáo xứ đang phục vụ |
7 | 37 | 3 | 13 | 0 | 7 giáo xứ |
TU SĨ VÀ TẬP SINH DÒNG NỮ | ||||
Số dòng nữ đang phục vụ tại TGP | Nữ tu sĩ khấn trọn | Nữ tu sĩ khấn tạm | Tập sinh nữ | Giáo xứ đang phục vụ |
23 | 669 | 203 | 68 | 123 giáo xứ + 1 chi nhánh + thư viện ĐCV thánh Giu-se và nhà sách nhà thờ Chính Tòa |
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2023
Linh mục Đặc trách Giu-se Vũ Đức Phán, MF.
Post Views: 5.443 Lên đầu trangTừ khóa » Giới Thiệu Các Dòng Tu Nữ ở Việt Nam
-
Các Dòng Nữ Giáo Hoàng
-
CÁC DÒNG TU NỮ TẠI VIỆT NAM
-
63 DÒNG TU NỮ 1/ Dòng Nữ Tỳ Thánh Giu... - Ơn Gọi Người Trẻ
-
Dòng Nữ Tu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - 영원한 도움의 성모 수도회
-
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG TU TRONG GIÁO HỘI CÔNG ...
-
Danh Sách Dòng Tu Công Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Các Dòng Tu - P2. Những Con Em Muốn Theo đường Dâng ...
-
Các Dòng Tu Việt Nam II
-
Dòng Tu Trong Giáo Phận
-
Giới Thiệu Các Dòng Tu Trên đất Nước Việt Nam. 2016. - YouTube
-
Đôi Nét Giới Thiệu Các Dòng Tu - TGP SÀI GÒN
-
Thực Trạng Truyền Giáo Của Các Dòng Tu Và Của Giáo Hội Tại Việt Nam
-
2021 - CÁC DÒNG TU NAM TẠI VIỆT NAM
-
Ðịa Chỉ Các Dòng Tu Trong Tổng Giáo Phận Saigòn