Các đường Mổ Cơ Bản - Y Học Tổng Hợp

Các đường mổ cơ bản gồm các đường mổ ở các vị trí khác nhau trên ổ bụng đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh, dựa vào kiến thức này giúp các phẫu thuật viên ngoại khoa có thể đi vào ổ bụng một cách tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến các vùng khác.

Từ “incision” bắt nguồn từ tiếng Latinh (in + cidere = incisio). Một đường rạch để mở bụng có thể là đường rạch dọc, chéo hay ngang. Các đường mổ cơ bản

1. Đường rạch dọc

duong rach doc

1. Đường giữa; 2. Đường trên rốn; 3. Đường dưới rốn; 4. Đường cạnh giữa phải; 5. Đường McEvedy (dùng trong phẫu thuật sửa chữa thoát vị bẹn và thoát vị đùi)

a) Đường giữa

Đây là cách can thiệp vào khoang bụng thông thường nhất trước khi xuất hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Không nên rạch ngang qua rốn và dây chằng liềm. Cầm máu mô dưới da cẩn thận trước khi rạch mở khoang phúc mạc. Các đường mổ cơ bản Ưu điểm: – Có thể bộc lộ tốt khoang bụng và vùng chậu hông – Vào khoang bụng nhanh chóng – Đường giữa là đường rạch ít chảy máu nhất – Dễ thực hiện Khuyết điểm: để lại vết sẹo lớn và không đẹp, làm tăng nguy cơ thoát vị và rách đường giữa.

b) Đường cạnh giữa

Song song và cách đường giữa khoảng 3 cm. Khi rạch sẽ lần lượt đi qua các cấu trúc: da – lá trước bao cơ thẳng bụng – cơ thẳng bụng – lá sau bao cơ thẳng bụng – mạc ngang – lớp mỡ ngoài phúc mạc – phúc mạc. Khi khâu đóng lại cũng phải khâu từng lớp.

Mục đích: bộc lộ phần khoang bụng cần thiết.

Ưu điểm: giảm tỷ lệ mắc phải thoát vị vết mổ.Nhược điểm: tốn nhiều thời gian để đóng vết mổ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ chảy máu vết mổ, tổn thương thần kinh và có thể làm tổn thương mạch máu cung cấp cho đường giữa. Các đường mổ cơ bản 2. Đường rạch chéo

duong rach cheo

1. Đường Kocher (dùng trong phẫu thuật cắt túi mật); 2. Đường Mcburney (dùng trong phẫu thuật cắt ruột thừa); 3. Đường bẹn trái; 4. Đường ngực bụng 3. Đường rạch ngang

duong rach ngang

1. Đường Gable; 2. Đường cắt ngang cơ; 3. Đường Lanz; 4. Đường Maylard; 5. Đường Pfannenstiel; 6. Đường Cherney

a) Đặc điểm cơ bản

Ưu điểm: những đường rạch này mang lại vẻ thẩm mỹ, vết sẹo mạnh hơn nhiều và ít đau hơn so với các đường rạch dọc, và ít gây cản trở hô hấp. Tuy nhiên cũng không khác nhau về tỷ lệ rách vết mổ.

Nhược điểm: chảy máu nhiều

b) Các đường rạch chính

img 9927

1. Đường mổ Kocher

Mở vào túi mật và đường mật.

2. Đường mổ Midline

Có thể thực hiện hầu hết mọi thủ thuật ở bụng qua đường mổ này. Tốt hơn là vòng qua trái rốn trừ trường hợp dạ dày bên trái.

3. Đường mổ Macburney

Mổ ruột thừa.

4. Đường mổ Battle

Mổ ruột thừa, và bệnh lý ở góc phần tư dưới phải.

5. Đường mổ Lanz

Là biến thể của đường mổ Macburney, có tính thẩm mỹ cao hơn khi mổ ruột thừa.

Đây là một đường đặc biệt ở hố chậu phải. So với đường McBurney, đường rạch này nằm ngang, gần cơ thẳng bụng hơn, và sát gai chậu trước trên, nó mang lại vẻ thẩm mỹ tốt hơn. Nhưng có thể làm tổn thương thần kinh chậu bẹn và thần kinh chậu hạ vị, và tỷ lệ thoát vị cao hơn. Mục đích chính của đường rạch này là bộc lộ manh tràng và ruột thừa. Nếu là đường rạch ở hố chậu trái thì có thể dùng để bộc lộ đại tràng trái (không thể bộc lộ được trực tràng).

6. Đường mổ Paramedian

Rất thích hợp để tiếp cận các cấu trục phía sau như lách, thận, tuyến thượng thận.

7. Đường mổ Transverse

Thích hợp đối với trẻ em, trẻ mới sinh, đặc biệt là trẻ thừa cân.

8. Đường mổ Rutherford Morrison

Đường mổ vào thận, kết tràng trái, mở manh tràng (điều trị tắc nghẽn kết tràng), đại tràng sigma.

9. Đường mổ Pfannenstiel

Đường mổ vào chậu hông, mổ bắt con, bàng quang, tuyến tiền liệt.

Được dùng trong phụ khoa Ưu điểm: an toàn, bộc lộ tối thiểu, vết rạch dài khoảng 10-15 cm. Nhược điểm: cắt đứt các thần kinh và mạch máu cho cơ thẳng bụng, vết mổ lâu lành.

10.Đường Maylard

Nằm trên khớp mu 3-8 cm, cắt ngang qua cơ thẳng bụng, giúp bộc lộ tốt vùng chậu, thường dùng trong các phẫu thuật vùng chậu.

11. Đường Cherney

Giống như đường Pfannenstiel, nhưng cắt ngang cơ thẳng bụng tại vị trí gân bám vào khớp mu. Cho phép tiếp cận tốt khoang Retzius. Các đường mổ cơ bản

12. Đường Rockey Davis (Elliot)

Thay thế cho đường McBurney ở ¼ bụng dưới phải, thay vì đường McBurney là đường rạch chéo, thì đây là một đường rạch ngang, được giới thiệu đầu tiên bởi JW Elliot vào năm 1896, sau đó là AE Rockey năm 1905, và cuối cùng là GG Davis năm 1906.

Nguồn: Dịch từ Surgical Techniques – Textbook of Medical Students

5/5 - (2 bình chọn) Previous article Next article

Leave a Reply Hủy

Your email address will not be published.

Comment

Name *

Email *

Website

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

Bài viết mới

  • Nghẹt mũi và 6 nguyên nhân thường gặp
  • Dinh dưỡng cho người Đái Tháo Đường là 1 phần quan trọng
  • 4 bước để tận dụng tối đa ECG
  • 8 phần để hiểu rõ hơn về Bệnh đậu mùa khỉ – Monkeypox
  • Bác sĩ giải đáp: Niềng răng có đau không?
  • Trồng răng implant có đau không?
  • Cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS
  • Vì sao đau lưng có thể dẫn đến yếu sinh lý?
  • Giảm cân bằng thuốc tiểu đường
  • Làm sao để chọn kem giữ ẩm đúng?
  • Viêm da tiết bã
  • Có nên niềng răng không?
  • Đọc điện tâm đồ dễ hơn
  • Thực hành đọc điện tim
  • Những xét nghiệm hóa sinh hiện đại sử dụng trong lâm sàng
  • Hóa sinh lâm sàng – 555 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án
  • Từ điển triệu chứng và chẩn đoán
  • Sổ tay lâm sàng thần kinh
  • Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa
  • Giáo trình nội thần kinh
  • Giáo trình răng hàm mặt
  • Lâm sàng ngoại cơ sở
  • Thần kinh học
  • Bài giảng hồi sức cấp cứu- chống độc
  • Chương 9 – DÁT CÁC, SẨN, VÀ MẢNG CÓ VẢY
  • Dược mỹ phẩm sử dụng sau các thủ thuật thẩm mỹ pdf
  • Dược mỹ phẩm làm trắng và sáng da pdf
  • Khám lâm sàng hệ thần kinh
  • Giáo trình tâm thần học
  • Tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa chương III, IV

Từ khóa » đường Trắng Giữa Dưới Rốn