Thoát Vị đường Trắng Giữa - Bệnh Viện 103 - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Thoát vị đường trắng giữa của thành bụng trước có thể xảy ra ở bất kỳ một chỗ nào, từ mũi ức đến xương mu. Nó có thể xảy ra ở một lỗ bình thường hay bất thường, bẩm sinh hay mắc phải.
Vị trí thường gặp nhất là ở rốn và ở cạnh rốn, sau đó là ở đường trắng giữa trên rốn, thoát vị ở đường giữa dưới rốn rất ít gặp.
Như vậy thoát vị đường trắng giữa có 4 loại:
- Thoát vị thượng vi, xẩy ra ở đường trắng giữa trên rốn.
- Thoát vị rốn.
- Thoát vị cạnh rốn.
- Thoát vị dưới rốn, xảy ra ở đường trắng giữa dưới rốn.
1.Thoát vị thượng vị
1.1. Giải phẫu bệnh:
- Thoát vị thượng vị thường bị ở người lớn, túi thoát vị thường nhỏ, nhưng bệnh nhân thường khó chịu vì đau.
- Thoát vị có thể là một túi hay nhiều túi đi qua một lỗ của đường trắng giữa, nhưng thường ở bên trái cách đường giữa vài milimét. Thoát vị có khi chỉ là một cục mỡ ở trước phúc mạc qua đường trắng giữa không có túi, nhưng thường là có túi và có tổ chức mỡ ở trước túi.
- Túi thoát vị thường rỗng, nhưng cũng có khi có mạc nối, đại tràng ngang, ruột non ở trong.
- Dây chằng tròn ở ngay cạnh thoát vị. Hiện tượng đau của thoát vị là do dây chằng tròn bị kẹp.
1.2. Điều trị.
Phẫu thuật thường đơn giản. Chỉ cần gây tê tại chỗ . Rạch da trên khối thoát vị đến tổ chức mỡ trước bao thoát vị hoặc đến bao thoát vị. Mở bao thoát vị, thắt cổ túi và cắt bỏ bao thoát vị sát cân. Khâu lại cân và da.
2.Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là do các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ rốn. Lỗ này có thể còn trong thời kỳ bao thai hoặc hình thành sau khi đẻ.
Về mặt điều trị, người ta phân biệt 3 loại thoát vị rốn khác nhau:
- Thoát vị rốn ở trẻ mới sinh.
- Thoát vị rốn ở trẻ nhỏ
- Thoát vị rốn ở người lớn
2.1. Thoát vị rốn ở trẻ mới sinh.
2.1.1. Giải phẫu bệnh:
- Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là do teo bẩm sinh thành bụng, ở vùng rốn không có da phủ. Thành của nó mỏng, không có mạch máu, có khi trong suốt, có khi đục.
- Về lý thuyết người ta phân biệt: thoát vị bào thai (hernie embryonnaiire) có đặc điểm là không còn phúc mạc ở trước bao thoát vị, nội dung của bao thoát vị dính vào túi thoát vị, và thoát vị thai nhi (herniefoetale) có đặc điểm là có túi phúc mạc và các tạng trong bao thoát vị không dính.
- Trong thực tế người ta thường gặp thể hỗn hợp và thấy gan thường dính ở phía trên và ruột thì tự do ở dưới, thoát vị này thường kèm theo các dị tật khác, vì vậy khi mổ phải kiểm tra như thoát vị hoành, teo ruột, còn ống mạc treo rốn, ống niệu rốn.
2.1.2.Điều trị: cần phải mổ sớm ngay sau khi sinh, vì thành của túi thoát vị dễ nhiễm trùng và vỡ. Phẫu thuật cần được tiến hành dưới gây mê nội khí quản.
- Rạch da xung quanh vùng thoát vị cách túi màng ối (amnitique) 1 milimét. Nếu không dính thì cắt vòng quanh túi tương đối dễ dàng và người ta phải cắt cả ống niệu rốn (ouraque), ống noãn (vitellin), tĩnh mạch và động mạch rốn. Nếu dính nhiều thì phải giải phóng một cách cẩn thận và có khi phải để lại một phần túi dính vào ruột và gan.
- Sau khi giải phóng và cắt túi phải thăm dò và đảm bảo không có thoát vị hoành, teo ruột và các dị tạng khác. Sau đó đưa các tạng vào trong ổ bụng. Đây là một thì khó khăn và nguy hiểm đối với hô hấp của bệnh nhi, cần phải làm nhẹ nhàng và thận trọng. Cuối cùng đóng thành bụng từng lớp vững chắc.
- Đối với thoát vị lớn có đường kính trên 8 cm thì mổ theo phương pháp của Gross (1948). Rạch da và bóc tách xung quanh túi thoát vị một đoạn khá xa. Túi thoát vị để nguyên kéo da đã bóc tách khâu phủ lên trên túi thoát vị.
2.2. Thoát vị rốn ở trẻ nhỏ.
2.2.1. Khái niệm về giải phẫu:
- Đặc điểm là bao thoát vị nhỏ, thường bằng đầu ngón tay, thoát vị đi qua vùng rốn và thường nằm ở trên tĩnh mạch rốn. Nó có thể tự bé lại và rất ít khi bị nghẹt.
- Lỗ thoát vị là bẩm sinh, bờ của nó là một tổ chức xơ. Túi thoát vị nhỏ và rất mỏng và thường trống rỗng, đôi khi có mạc nối bé.
2.2.2.Điều trị:
- Có thể băng ép và thoát vị tự khỏi trong vòng 1, 2 năm. Hoặc mổ:
- Rạch da hình nửa bầu dục bắt đấu từ trên rốn vòng sang trái rốn và xuống dưới rốn. Qua tổ chức dưới da tìm bao thoát vị. Mở phúc mạc kiểm tra nội dung bao thoát vị, cắt bao thoát vị và để lại một phần bao thoát vị dính ở rốn. Khâu phúc macj và cân cơ thành bụng bằng mũi chỉ rời. Khâu da.
2.3. Thoát vị rốn ở người lớn.
2.3.1.Đặc điểm về giải phẫu bệnh.
- Túi thoát vị có thể nhỏ giống như thoát vị ở trẻ em. Nhưng thường thoát vị rốn ở người lớn là thoát vị mắc phải, có bao thoát vị rất to. Phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Thường gặp ở người nhiều tuổi, đẻ nhiều, béo, thành bụng nhão.
- Bao thoát vị thường dính với da, nội dung thoát vị hay gặp là mạc nối, ruột non, đại tràng ngang, đôi khi là đại tràng lên, manh trang và dạ dày. Các tạng này thường dính với nhau và dính vào bao thoát vị.
- Vòng lỗ thoát vị thì dày, nhẵn và rộng (5-6 cm hoặc hơn). Trái lại mặt trong của túi thường không nhẵn, nó thường có những giải xơ. Bao thoát vị nhiều khi rất to sa xuống dưới kéo cả cân có thành bụng và nhiều trường hợp như là sổ bụng.
2.3.2.Điều trị:
- Rạch da hình nửa bầu dục cách xa túi thoát vị bằng một đường rạch ngang trên rốn và một đường vòng dưới rốn. Bóc tách tổ chức mỡ dưới da đi vào cổ túi. Mở phúc mạc ở trên cổ túi thoát vị và đưa các tạng vào trong mổ bụng. Thường mạc nối lớn và đáy túi thoát vị dính vào rốn, nên cắt bỏ phần dính này.
- Phục hồi thành bụng bằng cách khâu các mép của cân cơ thẳng to bằng chỉ chắc vì vết mổ thường căng, cuối cùng khâu da.
3.Thoát vị cạnh rốn
- Đó là thoát vị xảy ra cách rốn dưới 2 cm. Người ta phân biệt nó với thoát vị ở trên rốn và dưới rốn. Nó ở bên phải hoặc bên trái của vòng rốn.
- Đối với thoát vị nhỏ thì điều trị giống như thoát vị thượng vị. Nếu thoát vị to thì trong bao thoát vị thường là mạc nối và ruột non. Điều trị loại thoát vị này thì tương tự như điều trị thoát vị rốn.
4.Thoát vị dưới rốn
- Thoát vị này rất hiếm gặp vì ở dưới rốn các cơ thẳng rất gần nhau. Lỗ thoát vị ở một điểm gần như cố định cách rốn 4 cm. Hiếm có thoát vị dưới rốn ở trên xương mu.
- Điều trị thoát vị dưới rốn giống như điều trị thoát vị đường trắng. Phục hồi thành bụng thì dễ vì cơ thẳng thường ít tách xa nhau.
Nguồn: Bệnh viện 103
Từ khóa » đường Trắng Giữa Dưới Rốn
-
Bài 1 - Các đường Mở Bụng + đóng Mở Thành Bụng + Thăm Dò ổ Bụng
-
Các đường Mổ Cơ Bản - Y Học Tổng Hợp
-
II. Kỹ Thuật Mở Bụng đường Trắng Giữa: - Tài Liệu Text - 123doc
-
CÁC ĐƯỜNG RẠCH CHÍNH TRÊN THÀNH BỤNG TRƯỚC BÊN ...
-
Các Lớp Thành Bụng Cấu Tạo Thế Nào? | Vinmec
-
Thoát Vị Thành Bụng - MSD Manuals
-
Phẫu Thuật Thoát Vị Vết Mổ Thành Bụng Khổng Lồ Sử Dụng Mesh ...
-
[PDF] Các điểm Yếu Của Thành Bụng Và đường Trắng
-
Các Thoát Vị Bụng Hiếm Gặp - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Viêm Ruột Thừa - Chi Tiết Bài Viết
-
MỞ BỤNG THĂM DÕ - Health Việt Nam
-
VẮN TẮT CÁC ĐƯỜNG MỔ BỤNG - NGUYÊN LÝ, LOẠI VÀ CÁCH ...