Các Giai đoạn Hình Thành Và Phát Triển Của Xương - NuBest Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Cơ thể người gồm 206 xương hợp thành. Hệ thống xương này chính là các đòn bẩy giúp cơ bắp co giãn, cử động, đồng thời xương cũng bảo vệ cơ các cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, tiêu hóa, ngực, bụng, đầu. Xương hình thành ngay từ giai đoạn bào thai và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ dậy thì. Sự phát triển của xương cũng chính là nòng cốt quan trọng giúp chúng ta tăng chiều cao lên nhanh chóng.
Khái niệm bộ xương
Xương là mô sống tạo nên khung xương của cơ thể. Có 3 loại mô xương, bao gồm:
- Mô nhỏ gọn: Mô cứng bên ngoài của xương.
- Mô Cancellous: Mô giống như bọt biển bên trong xương.
- Mô dưới sụn: Mô trơn ở đầu xương, được bao phủ bởi một loại mô khác gọi là sụn. Sụn là mô liên kết đặc biệt có ở người lớn. Đây cũng là mô mà hầu hết xương phát triển ở trẻ em.
Xương là một cơ quan quan trọng định hình cơ thể
Xương được phân loại theo hình dạng - dài (như xương đùi và cẳng tay), ngắn (như cổ tay và mắt cá chân), phẳng (như hộp sọ) và không đều (như cột sống). Về cơ bản, chúng được gọi là dài hoặc ngắn. Có 206 xương trong bộ xương người, không bao gồm răng và xương sesamoid (xương nhỏ được tìm thấy trong gân):
- 80 xương trục. Điều này bao gồm đầu, mặt, hyoid, thính giác, thân, xương sườn và xương ức.
- 126 xương phần phụ. Điều này bao gồm cánh tay, vai, cổ tay, bàn tay, chân, hông, mắt cá chân và bàn chân.
Cấu tạo nên xương gồm các thành phần chính nào?
Phần lớn xương được tạo thành từ collagen – một loại protein cung cấp bộ khung mềm mại và canxi photphat là một khoáng chất bổ sung sức mạnh và làm cứng bộ khung. Sự kết hợp giữa canxi và collagen giúp xương chắc khỏe, linh hoạt và chịu được những căng thẳng trong hoạt động thường ngày.
Xương được cấu tạo bởi 2 loại mô:
- Xương đặc (vỏ não): Là lớp ngoài cứng, đặc, chắc và bền. Nó chiếm khoảng 80% khối lượng xương của người trưởng thành.
- Xương thể sợi (hình trabecular hoặc xốp): Nó bao gồm một mạng lưới các cấu trúc hình que hoặc hình que. Nó nhẹ hơn, ít đặc hơn và linh hoạt hơn so với xương đặc.
Một số chất khác cũng được tìm thấy trong xương:
- Nguyên bào xương và tế bào xương
- Tế bào hủy xương
- Một hỗn hợp của collagen và các protein khác gọi là osteoid
- Muối khoáng vô cơ
- Dây thần kinh và mạch máu
- Tủy xương
- Sụn
- Màng xương
Các giai đoạn phát triển của xương
Giai đoạn hình thành - trong bào thai
Ngay từ trong bụng mẹ, hệ xương đã bắt đầu phát triển và trải qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương. Khung xương màng đã hình thành từ tháng đầu tiên của thai kỳ và dần dần chuyển hóa thành sụn ở đầu tháng thứ 2, biến thành xương và cuối tháng thứ 2.
Ở thời điểm này, thai nhi cũng bắt đầu xuất hiện 1 số loại xương gồm xương đòn, xương sống, nền tảng của hệ thần kinh là ống thần kinh , hộp sọ cũng dần dần hình thành. Phôi thai mọc ra các chồi, chính là nguồn gốc của 2 tay và 2 chân sau này được hình thành vào khoảng tuần thứ 6.
Giai đoạn thai bào
Sự phát triển hệ xương diễn ra mạnh mẽ nhất ở tháng thứ 5 và thứ 6 của thai kỳ. Các xương hấp thụ Canxi và các khoáng chất khác, tăng nhanh về khối lượng và kích thước. Thai nhi lúc này đã có thể ngọ nguậy chân tay.
Tuy nhiên, xương của thai nhi lúc này vẫn ở trạng thái sụn. Từ tháng thứ 7 trở đi, thai nhi tập trung vào việc biến đổi xương thành sụn, phát triển cơ bắp và tích lũy mỡ khắp cơ thể để bảo vệ thai nhi. Đến tháng thứ 9, cấu trúc xương đã tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn rất mềm, điều này giúp thai nhi dễ dàng vặn mình qua kênh sinh và ra đời
Giai đoạn phát triển
Trẻ sơ sinh sau khi ra đời, nhờ quá trình cốt hóa sụn đầu các xương dài sẽ giúp cho xương dài ra, cơ thể tăng trưởng về chiều cao cũng như cân nặng. Ở giai đoạn phát triển, quá trình tạo xương mới diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình phá hủy xương, xương tăng trưởng nhanh cả về chiều dài, chiều ngang và kéo dài đến khoảng năm 25 tuổi.
Kích thước và khối lượng của xương phát triển đến một giới hạn nhất định, không thể tăng trưởng được nữa, mức này gọi là khối lượng xương đỉnh. Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương. Tăng khối lượng xương đỉnh thêm 10% có thể giảm đến 50% nguy cơ loãng xương, gãy xương.
Trong giai đoạn phát triển (dưới 25 tuổi), chúng ta cần chú ý bổ sung dinh dưỡng khoa học, cung cấp đủ khoáng chất, vitamin để xương tăng trưởng thuận lợi, chiều cao phát triển tốt. Ngoài ra cũng nên vận động thể dục thể thao thường xuyên nhằm thúc đẩy quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương khớp, tăng mật độ xương, xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Giai đoạn cân bằng
Trong khoảng từ 25 – 35 tuổi, hệ xương sẽ ở giai đoạn cân bằng, quá trình tạo xương và phá hủy xương ở ngưỡng bằng nhau. Xương không dài ra nhưng vẫn chưa xảy ra tình trạng mất xương.
Giai đoạn mất xương
Bước qua tuổi 35, quá trình phá hủy xương sẽ chiếm ưu thế, từ 35 – 40 tuổi, mỗi năm khối lượng xương sẽ sụt giảm khoảng 0,1 – 0,5%. Đây được xem là thời kỳ mất xương chậm.
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, lượng hormone estrogen suy giảm mạnh mẽ khiến quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn. Mỗi năm, phụ nữ sẽ mất đi khoảng 1 – 3% khối lượng xương.
Quá trình mất xương của nam giới cũng bắt đầu diễn ra từ khoảng năm 40 tuổi nhưng với tốc độ chậm hơn nữ giới. Từ sau 65 tuổi, quá trình mất xương của nam giới bắt đầu diễn ra mạnh mẽ.
Giai đoạn lão hóa
Xương cũng giống như nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể, sẽ bị lão hóa khi đến một độ tuổi nhất định. Biểu hiện của lão hóa xương là các cơn đau nhức thường xuyên, xương giòn và dễ gãy, loãng xương do khối lượng Canxi mất đi ngày càng nhiều. Người cao tuổi bị lão hóa xương khớp gặp khó khăn trong việc đi lại, phải nằm, ngồi 1 chỗ, khả năng vận động bị hạn chế.
Quy luật phát triển của xương
Xương liên tục phát triển trong 18 - 20 năm đầu đời, sau đó cần được bảo dưỡng và sửa chữa để duy trì sức mạnh. Quá trình này diễn ra với sự tham gia của 3 loại tế bào chính:
Osteocytes: Chúng là những tế bào bị mắc kẹt trong xương, có nhiệm vụ kết nối với các tế bào xương khác và giúp giao tiếp trong mô xương.
Nguyên bào xương: Các tế bào nguyên bào xương này tạo nên một hỗn hợp protein gọi là osteoid, sau đó osteoid trải qua quá trình khoáng hóa và trở thành xương mới. Ngoài ra, nguyên bào xương có nhiệm vụ hỗ trợ sửa chữa xương cũ, sản xuất hormone bao gồm cả prostaglandin.
Osteoclasts: Các tế bào này giải phóng axit và enzyme để hòa tan khoáng chất trong xương, sau đó tiêu hóa chúng (gọi chung là quá trình tái hấp thụ). Osteoclasts có khả năng tái tạo xương, nhất là các phần xương bị tổn thương, giúp các dây thần kinh và mạch máu đi qua thuận lợi.
Quy luật phát triển của xương diễn ra ở từng thời kỳ:
- Phát triển chiều dài ở trước và trong tuổi dậy thì.
- Phát triển chiều dày sau tuổi dậy thì.
- Phát triển không đồng đều giữa 2 xương gần nhau, chúng phát triển lần lượt về cả chiều dài và độ dày.
- Trong hai xương tương tự nhau (cùng là xương tay hoặc chân), phần xương nào hoạt động nhiều hơn sẽ phát triển nhanh hơn.
Sự cốt hóa xương là gì?
Cốt hóa xương là quá trình biến đổi từ mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc, cố định xương. Khi xương chưa cốt hóa hoàn toàn, xương còn có thể dài ra và chiều cao tiếp tục tăng trưởng.
Cấu tạo của xương
Cốt hóa có 2 hiện tượng đối nghịch nhưng diễn ra song song với nhau là phá hủy hương do hủy cốt bào và tái tạo xương do quá trình tạo cốt bào. Mặt khác, cốt hóa xương có 2 giai đoạn nối tiếp nhau: Cốt hóa nguyên phát (xây dựng xương), cốt hóa thứ phát (sửa chữa xương).
Cốt hóa xương được phân thành 2 loại:
Cốt hóa trực tiếp
Tại đây, chất căn bản của mô liên kết ngấm canxi để hóa thành xương. Xương được hình thành sau quá trình cốt hóa màng được gọi là các xương màng. Quá trình này bắt đầu diễn ra trong thời kỳ bào thai. Xương ban đầu sẽ có dạng là một màng liên kết gồm tế bào trung tâm mô và sợi tạo keo, có các trung tâm cốt hóa. Tại phần trung tâm cốt hóa, sợi tạo keo bắt đầu nhiều lên và đẩy trung mô ra xa hơn.
Tế bào trung mô lúc này dần hình thành tạo cốt bào. Màng xương sẽ chuyển hóa thành mô dạng xương gồm chất căn bản, sợi và tạo cốt bào. Màng xương sẽ ngấm vôi để tạo nên tế bào xương. Bắt đầu từ trung tâm cốt hóa, các bè xương phát triển, tỏa nhanh ra mọi hướng thành một mạng xương, hình thành mô xương.
Mô xương này phát triển theo chiều dài, chiều dày, chiều rộng, mặt ngoài sẽ trở thành màng xương. Ở mặt trong xương, màng xương được xếp chồng lên nhau theo hình các lá, lá sâu nhất là lá xuất hiện đầu tiên.
Cốt hóa qua sụn
Mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sụn này sẽ chuyển hóa để biến thành xương.
- Ở thân xương: Từ thời kỳ phôi thai, xương chính là mô sụn được bao bọc bởi màng sụn. Màng sụn sẽ dần dần biến đổi thành màng xương, trừ 2 đầu xương. Các mạch máu mang theo mô liên kết đến thân.
Mô liên kết có nhiệm vụ chuyển đổi sụn thành tuỷ xương. Mạch máu 2 đầu thân xương thu hẹp sụn, nới rộng phần tuỷ. Ở giữa đầu và thân xương chính là vùng cốt hóa, sụn ở vùng này sẽ trở thành xương, còn màng xương tiếp tục dày lên.
- Ở đầu xương: Các mạch máu sẽ biến ổ sụn thành tuỷ xương. Phần sụn bao quanh tuỷ thấm canxi thành xương. 1 phần băng sụn (được gọi là sụn tiếp hợp) hình thành giữa các đầu xương còn lại. Sự biến mất của băng sụn này chính là dấu hiệu thông báo quá trình cốt hóa xương đã hoàn thành.
Cốt hóa qua sụn
Cốt hoá thứ phát
Thân xương cốt hóa sẽ tạo nên hệ xương havers. Màng xương có nhiệm vụ tạo thành các lá xương ở mặt ngoài. Từ tủy, các mạch máu mang theo huỷ cốt bào sẽ đục nhiều “đường hầm” dọc theo thân xương, các đường hầm này được thông với nhau.
Bên cạnh đó, tạo cốt bào sẽ sắp xếp các lá xương đồng tâm nhằm làm hẹp lòng đường hầm lại thành các ống havers. Thân xương được cấu thành từ các ống havers đặc. Xen kẽ giữa hệ thống xương havers chính là hệ thống ống havers cũ và đã bị huỷ một phần được gọi là hệ thống havers trung gian. Ở đầu xương, các hốc xương trong sụn sẽ cốt hóa dần biến đổi các vách xương thành xương havers xốp.
Ngoài ra, từ khi mới sinh ra, xương vòm sọ mà một mô xương đặc thống nhất. Sau đó, lớp giữa của vòm sọ sẽ bị phá hủy để tạo thành những ngăn nhỏ chứa tủy tạo huyết và hình thành nên xương havers xốp, bọc trong 2 bản xương. Đây là một dạng cốt hóa thứ phát trực tiếp của xương.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
Xương phát triển nhanh hay chậm, có chắc khỏe hay không chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố:
Dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương. Nếu thường xuyên ăn nhiều các thực phẩm chứa các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của xương như: Canxi, Collagen type II, vitamin D, magie, Kali… thì xương sẽ dài ra nhanh, chắc khỏe, thúc đẩy chiều cao tăng lên nhanh chóng.
Ngược lại, nếu thường xuyên bỏ bữa, ăn những thực phẩm nghèo dinh dưỡng hoặc cản trở sự phát triển của xương, xương sẽ yếu, nhỏ, dễ gãy hơn, chiều cao khó phát triển tối đa.
Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển của xương
Do đó, muốn chiều cao tăng nhanh, chúng ta nên tăng cường các thực phẩm có lợi cho chiều cao vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình, bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, tôm, cua, mực, ốc, cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, thịt gà, sữa tươi, sữa chua….
Đồng thời kiểm soát tối đa thói quen ăn các thực phẩm ảnh hưởng xấu đến chiều cao như: Thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, cà phê, rượu, bia, nước ngọt đóng chai, thực phẩm nhiều muối, bánh kẹo ngọt….
Vận động
Khi tập luyện thể thao, vận động, xương sẽ chịu sự tác động của các lực: lực kéo, lực ép và lực trượt do ma sát. Các lực này đều sẽ tác động đến sự hình thành và phát triển của xương. Vận động thường xuyên, hợp lý sẽ kích thích xương dài ra nhanh, đồng thời cải thiện mật độ xương hiệu quả.
Những bộ môn vận động giúp xương phát triển nhanh phải kể đến: Bơi, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ, nhảy dây....Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, lưu thông khí huyết hiệu quả, đồng thời giúp xương phát triển hiệu quả, hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tối đa.
Vận động thường xuyên giúp xương phát triển tốt hơn
Quá trình phát triển
Sự phát triển của xương ở từng độ tuổi sẽ khác nhau. Xương của người trẻ tuổi có quá trình tái tạo mạnh mẽ hơn quá trình phá hủy, lượng chất hữu cơ sẽ lớn hơn chất vô cơ, chỉ khi gặp va chạm, chấn thương thì xương mới bị gãy, hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, sự gãy xương ở người lớn tuổi có thể do bệnh lý nên mất nhiều thời gian để hồi phục.
Thời kỳ dậy thì, xương phát triển khá nhanh, quá trình tích lũy khoáng chất trong xương cũng diễn ra mạnh mẽ. Nếu có kế hoạch chăm sóc khoa học vào thời kỳ này, trẻ sẽ có được hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, chiều cao tốt.
Sau dậy thì, xương phát triển khá chậm và dừng hẳn vào khoảng năm 25 tuổi. Lúc này, xương chủ yếu phát triển bề dày và tích lũy, quá trình tái tạo và phá hủy xương ở trạng thái cân bằng. Sau đó, khi tuổi càng cao thì sự cân bằng này sẽ biến mất, xương yếu dần và bước vào giai đoạn lão hóa.
Sự tái tạo xương là gì
Xương sở hữu khả năng tái tạo nội tại như một phần của quá trình sửa chữa để phản ứng với chấn thương, cũng như trong quá trình phát triển xương hoặc tái tạo liên tục trong suốt cuộc đời. Hình thức tái tạo xương phổ biến nhất chính là chữa lành xương bị gãy và . Ở điểm gãy xương (đối với chấn thương) và đầu xương (trẻ em và thanh thiếu niên phát triển), các khối liên kết màng xương, gân, mạch máu, cơ, tủy xương… được hình thành. Các liên kết này được khoáng hóa dẫn đến tái tạo xương mới.
Độ tuổi ngừng phát triển của xương
Thông thường, mỗi người có khoảng 18 - 20 năm để phát triển xương theo chiều dài. Trong đó, tuổi dậy thì được xem là giai đoạn cuối cùng để phát triển xương mạnh mẽ. Sau khi kết thúc dậy thì, bạn chỉ còn khoảng 2 - 3 năm để tiếp tục quá trình tăng trưởng ở xương với tốc độ rất chậm rồi ngừng hẳn. Độ tuổi ngừng phát triển xương phổ biến nhất là 20 tuổi, một số ít trường hợp có thể tăng thêm đến 22 - 23 tuổi chủ yếu là nam dậy thì muộn, có điều kiện dinh dưỡng không cao...
Làm thế nào để giúp xương phát triển hiệu quả?
Một số phương pháp khoa học giúp bạn phát triển xương hiệu quả, nhanh chóng có thể áp dụng như sau:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các chất tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển xương.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao đều đặn, thời gian hợp lý, bài tập phù hợp trong việc căng giãn và rèn luyện xương khớp.
- Ngủ đủ giấc, đi ngủ đúng giờ tạo điều kiện để các nội tiết tố tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, cơ thể tăng trao đổi chất, đào thải độc tố và chuyển hóa năng lượng toàn diện.
- Sử dụng thêm một số sản phẩm bổ sung đảm bảo chất lượng, giúp xương được bù đắp dinh dưỡng, nhất là các phần bị thiếu hụt trong bữa ăn do chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Hạn chế ăn uống các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, chế độ ăn quá ngọt hoặc quá mặn…
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia…
Ngừng sử dụng đồ uống có cồn có hại cho xương
Nắm được quá trình hình thành và phát triển của xương giúp chúng ta xây dựng được kế hoạch chăm sóc và bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh, hỗ trợ cải thiện chiều cao nhanh chóng, hiệu quả. Một hệ xương khớp chắc khỏe sẽ giúp chúng ta thoải mái vận động, tự tin hơn với chiều cao nổi bật và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
NuBest Vietnam
Từ khóa » Sụn ở Người
-
Sụn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sụn Có ở Những đâu? Đầu Gối, Khớp, Tai, Mũi Và - Vinmec
-
Sụn Xương Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Sụn Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Thông Tin Cần Biết
-
Sụn Xương: Mô Liên Kết đặc Biệt Của Cơ Thể - YouMed
-
MÔ SỤN - SlideShare
-
Thoái Hóa Sụn - Khớp Và Hướng điều Trị | Medlatec
-
Thoái Hóa Sụn - Khớp Và Hướng điều Trị
-
Viêm đa Sụn Tái Phát - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Bệnh Loạn Sản Xương-sụn (Osteochondrodysplastic Dwarfism)
-
Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rách Sụn Chêm đầu Gối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cấu Tạo Sụn, Chức Năng Và Các Tổn Thương Về Sụn Thường Gặp - ISMQ