Các Hậu Tố Dùng Khi Gọi Tên Trong Tiếng Nhật

Một trong những nét đặc trưng nổi bật trong tiếng Nhật, là khi gọi tên người thường ghép thêm các hậu tố vào. Cách gọi tên này phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mạng yêu thích văn hoá Nhật trên khắp thế giới, kể cả với những người ko hề biết tiếng Nhật. Bản thân mình từ hồi chỉ đọc manga anime đã thích rồi, mặc dù ko hiểu rõ lắm, thấy mọi người gọi thì gọi theo :”) Lúc đấy thì cũng đọc nhiều bài giải thích mà cảm giác vẫn hơi chung chung chưa đủ ý, h mình thử viết xem sao nhé :”3

Các hậu tố dùng để gọi tên, về cơ bản xếp theo mức độ lịch sự giảm dần gồm có sama, san, chan, kun. Ngoài ra đối với giáo viên bác sĩ hoặc những người có học vị cao thì dùng sensei, hay biến thể của chan là tan vân vân. Mà mình chỉ nói về 4 hậu tố chung kia thôi nhé XD

Sama là hậu tố dùng để thể hiện thái độ tôn kính cao nhất. Như ngày xưa ngta vẫn gọi vua là Ou-sama, công chúa là Hime-sama, hay hoàng tử là Ouji-sama. À còn thần linh là Kami-sama nữa. Bây h thì sama vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, okyaku-sama, vì người Nhật coi khách hàng ngang với thượng đế mà X”3 Sự thực là ở Nhật, đi tới đâu các bạn cũng sẽ đc ngta gọi là sama (như mình là Lê Bảo Linh-sama ế :”>) mới đầu nghe ko quen thấy rất là ngại =)) mà h quen rồi :”)

Lại nói chuyện hồi mình còn thích manga và chưa biết tiếng Nhật, hồi í cứ nghĩ đc gọi là sama phải là cái j ghê gớm lắm (thực ra cũng hơi ghê gớm thật =)) ) Ngày đó còn có phong trào gọi nhân vật mình thích trong manga là sama chứ, kiểu như sama của bạn là j =)) Mà thích lắm tôn sùng lắm chứ ko dìm hàng như ai đồ bi h đâu =)) Nghĩ lại bi h đi đâu cũng đc gọi là sama thấy buồn cười quá =))

Kế đến là san. Mới đầu mình hơi ko thích nó lắm nhưng h quen rồi. Cũng giống như watashi hay anata, được dạy từ những lớp căn bản, và được sử dụng chung cho tất cả mọi người. Thường thì san được dùng với mức tôn trọng nhất định, và gần như được ấn định luôn đằng sau tên 1 người khi biết tên người đó. Sau này khi thân rồi thì có thể đổi qua chan hoặc kun hoặc bỏ hẳn, nhưng cũng có thể quen mồm mà cứ gọi như thế mãi. Giống kiểu khi gọi bố mẹ là okaa-san, otou-san, chẳng phải để giữ lịch sự, mà chỉ đơn giản là quen miệng thôi. Thường thì san ít dùng để gọi người trẻ hơn hoặc địa vị thấp hơn mình, tuy nhiên nếu dùng thì cũng chỉ mang tính chất lịch sự thôi, ko có gì là ngược đời hay gì cả.

Kế đến là chan và kun. Về cơ bản (chắc ai cũng biết), 2 từ này dùng để gọi tụi trẻ con, gọi người nhỏ tuổi hơn mình hoặc bạn bè, chan dùng cho con gái và kun dùng cho con trai. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp khác, như con trai vẫn gọi là chan, hay vẫn dùng chan và kun để gọi ng lớn tuổi hơn. Cái này giống như nickname để gọi riêng người đó á XD

Ngoài ra, nếu để ý, các bạn có thể thấy đôi lúc ngta vẫn gọi con gái là kun. Thường thì sẽ là thầy giáo/cô giáo gọi trò nữ hoặc sếp gọi nhân viên nữ. Kiểu như gọi trò cưng á. Từ ngày xưa mình đã rất rất thích cách gọi như vậy, đến tận bây h mình vẫn ao ước đi học đi làm được thầy cưng, sếp cưng để được gọi là Rin-kun á X”3 Mình để ý thấy cô giáo chủ nhiệm lớp mình cũng hay gọi mấy đứa con gái ở lớp là kun khi ko có tụi nó ở đó. Liệu mình có đc gọi như vậy khi ko có đó ko nhờ >////<

Thôi hn đến đây là hết =)))) Nội dung những bài tiếp theo thì trông vào ý kiến của các bạn đấy :")

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Hậu Tố Tan Trong Tiếng Nhật