Tìm Hiểu Các Cách Xưng Hô Trong Tiếng Nhật - Sách 100

TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT

cách xưng hô của người Nhật

Bạn đã từng hoang mang, bối rối trước số lượng đại từ nhân xưng phong phú, đa dạng trong tiếng Nhật? Bạn phân vân không biết xưng hô như thế nào cho hợp lý trong từng tình huống cụ thể?

Hãy cùng Sách tiếng Nhật 100 tìm hiểu một cách đầy đủ về hệ thống đại từ nhân xưngcác cách xưng hô trong tiếng Nhật nhé.

MỤC LỤC

1. Cách sử dụng Đại từ nhân xưng trong xưng hô tiếng Nhật

2. Cách xưng hô trong tiếng Nhật đối với các tình huống cụ thể

3. Cách xưng hô trong một số phương ngữ tiếng Nhật

I. Cách sử dụng Đại từ nhân xưng trong xưng hô tiếng Nhật.

Hệ thống đại từ nhân xưng của tiếng Nhật có sự phân tách tương đối rõ ràng về thái độ, thứ bậc và tính chất quan hệ.

1. Ngôi thứ nhất

Đây là nhóm các đại từ để chỉ bản thân (phía người nói), trong giao tiếp thực tế các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất có thể được lược bỏ.

Đại Từ

Nghĩa

Tính chất

Trường hợp

sử dụng

Mức độ

phổ biến

わたし

(私)

Tôi

Xã giao

Tình huống lịch sự hoặc giao tiếp thông thường.

Rất phổ biến

わたくし

(私)

Tôi

Rất lịch sự

Nghi lễ cung kính, trang trọng

Ít phổ biến

あたし

Tôi

Nhẹ nhàng, thân mật

Được sử dụng bởi phái nữ.

Dùng với bạn bè, người thân.

Phổ biến

ぼく

(僕)

Mình / Tớ

Thân mật

Được sử dụng bởi nam giới.

Dùng với người yêu, người thân hoặc bạn bè thân thiết.

Phổ biến

おれ

(俺)

Tao

Suồng sã

Dùng với bạn thân, người yêu hoặc gia đình.

Dùng trong văn cảnh “xã hội”, “đường phổ”.

Phổ biến

わたしたち

(私たち)

Chúng tôi

Dùng để bao gồm phía người nói

Rất phổ biến

われわれ

(我々)

Chúng ta

Dùng để bao gồm cả phía người nói và người nghe

Phổ biến

2. Ngôi thứ hai

Đây là nhóm các đại từ để chỉ người nghe, trong giao tiếp thực tế các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai cũng có thể được lược bỏ.

Đại Từ

Nghĩa

Tính chất

Trường hợp

sử dụng

Mức độ

phổ biến

あなた

(貴方)

Bạn

Xã giao

Giao tiếp thông thường

Rất phổ biến

(tuy nhiên thường được lược bỏ trong giao tiếp)

きみ

(君)

Cậu /

Em

Thân mật,

Sến

Gọi người yêu hoặc gọi thân thiết người vai vế dưới

Ít phổ biến

(thường chỉ gặp trong phim ảnh hoặc bài hát)

おまえ

(おめえ)

Mày

Tương dối thô lỗ, suồng sã

Dùng trong gia đình, đường phố hoặc gọi bạn bè rất thân.

Phổ biến

てまえ

(てめえ)

Mày /

Thằng c.hó này

Đặc biệt

thô lỗ

Sử dụng khi chửi nhau

Ít gặp

あなたがた

Quý anh chị

Lịch sự

Phổ biến

あなたたち

Các bạn/

Mọi người

Thân mật,

Suồng sã

Phổ biến

3. Ngôi thứ ba

Đây là những đại từ dùng để nhắc đến người khác - những người không trực tiếp tham gia vào cuộc trò chuyện.

Ví dụ:

  • あのかた (あの方)- Vị ấy / ngài ấy: Cách gọi lịch sự
  • あのひと (あの人)- Người đó
  • あいつ: Thằng đấy
  • こいつ: Thằng này
  • そいつ: Thằng đó
  • かれ (彼)- Anh ấy
  • かのじょ (彼女)- Cô ấy
  • かれら (彼ら)- Họ: ngôi thứ ba số nhiều.

Ngôi thứ 3 trong xưng hô tiếng Nhật

Sử dụng ngôi thứ 3 trong xưng hô

4. Các hậu tố sau tên trong xưng hô

Bên cạnh việc sử dụng hệ thống đại từ, người Nhật còn dùng rất nhiều các hậu tố đặt sau tên cho mục đích xưng hô. Các hậu tố này có thể thay thế cho các đại từ nhân xưng thuộc ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba.

    Các hậu tố cơ bản

Hậu tố

Tính chất

Trường hợp

sử dụng

Mức độ

phổ biến

さん

Tương đối lịch sự

Sử dụng rộng rãi trong nhiều tình huống giao tiếp thường ngày

Rất phổ biến

Lịch sự

Dùng sau tên giáo sư, kĩ sư, luật sư,...

Ít dùng

さま

(様)

Mang tính lịch sự cao

Dùng sau tên các nhân vật quan trọng, gọi khách hàng

Phổ biến

どの

Mang tính lịch sự rất cao

Dùng với cấp trên, ông chủ...

Ít dùng

くん

(君)

Thân mật

Dùng sau tên nam giới,

Gọi người có địa vị nhỏ hơn hoặc gọi thân mật bạn trai cùng trang lứa

Phổ biến

ちゃん

Thân mật

Dùng sau tên nữ giới,

Gọi người có địa vị nhỏ hơn hoặc gọi thân mật bạn gái cùng trang lứa

Phổ biến

       Các hậu tố chỉ địa vị

Nhóm hậu tố này có thể đóng vai trò là ngôi thứ hai (khi nó được sử dụng độc lập) hoặc ngôi thứ ba (khi nó được dùng sau tên người).

Hậu tố

Tính chất

Trường hợp

sử dụng

Mức độ

phổ biến

せんせい

(先生)

Lịch sự

Thể hiện sự tôn kính, kính trọng

Gọi hoặc nói về giáo viên, bác sĩ, luật sư

Rất phổ biến

ししょう

(師匠)

Lịch sự

Thể hiện sự tôn kính, kính trọng

Gọi hoặc nói về những người dạy võ, dạy đạo, kỹ nghệ

Phổ biến

せんぱい

(先輩)

Lịch sự

Thể hiện sự tôn trọng

Gọi hoặc nói về những người đàn anh, người đi trước

Rất phổ biến

こうはい

(後輩)

Thân mật

Gọi hoặc nói về những người khoá dưới, người đi sau

Rất phổ biến

>> Tìm hiểu thêm về hậu tố せんぱい, phân biệt せんぱい với các hậu tố khác

II. Cách xưng hô trong tiếng Nhật đối với các tình huống cụ thể

1. Cách xưng hô trong gia đình bằng tiếng Nhật

   Ngôi thứ nhất

わたし là cách xưng hô phổ biến nhất để chỉ bản thân mình trong tiếng Nhật, được dùng chung cho cả nam và nữ.

Ngoài ra, con trai trong nhà thường hay xưng là ぼく (trừ bố)

Bố và mẹ đôi lúc có thể sử dụng おとうさんおかあさん để nói về bản thân mình.

   Ngôi thứ hai

Bố mẹ gọi con cái có thể gọi bằng tên cùng với hậu tố ちゃん (đối với con gái) và くん (đối với con trai) ở đằng sau.

Con cái có thể gọi bố mẹ, ông bà, anh chị bằng các đại từ nhân xưng cố định như おとうさん (bố), おかあさん (mẹ), おじいさん (ông), おばあさん (bà), お兄さん (anh), お姉さん (chị); hoặc cũng có thể thay các hậu tố さん trong các đại từ đó thành ちゃん nhằm làm tăng tính thân mật. Ví dụ おばあちゃん, おねえちゃん.

Anh chị có thể gọi em mình bằng tên riêng, hoặc bằng tên riêng đi kèm với các hậu tố ちゃん, くん.

Cách xưng hô trong gia đình bằng tiếng Nhật

Xưng hô với ông bà trong tiếng Nhật

2. Cách xưng hô trong công ty

Xưng hô đối với người cùng cấp: có thể xưng bằng わたし・ぼく và gọi đối phương bằng tên riêng hoặc sử dụng tên riêng cộng với hậu tố さん.

Xưng hô với cấp trên: xưng bằng わたしvà gọi bằng tên riêng cộng với hậu tố さん hoặc bằng việc kết hợp tên + chức danh: 課長 (かちょう) / 部長 (ぶちょう) / 社長 (しゃちょう). Ví dụ: 田中部長 (たなかぶちょう) (trưởng phòng Tanaka)

Xưng hô với cấp dưới: xưng bằng わたし・ぼく・おれ và gọi bằng きみ hoặc sử dụng hậu tố さん đằng sau tên riêng của đối phương

Cách xưng hô trong công ty

Xưng hô của người Nhật trong công ty

3. Xưng hô trong trường học

Nếu là giữa bạn bè với nhau: con trai có thể xưng わたし・ぼく・おれ và gọi đối phương bằng きみ、dùng các hậu tố くん・ちゃん đằng sau tên riêng. Con gái có thể xưng わたし hoặc xưng tên.

Nếu là giữa tiền bối với hậu bối: xưng bằng わたし và sử dụng các hậu tố せんぱい・こうはい để gọi.

Nếu là giữa giáo viên với học sinh: giáo viên sẽ xưng わたし・せんせい và gọi học sinh bằng きみ hoặc sử dụng các hậu tố くん・ちゃん. Học sinh sẽ xưng わたし và gọi thầy bằng hậu tố せんせい (sử dụng độc lập hoặc kèm theo tên).

Người Nhật xưng hô trong trường học

Xưng hô giữa giáo viên và học sinh

4. Cách xưng hô vợ chồng trong tiếng Nhật

Ngôi thứ nhất sử dụng わたし/ぼく hoặc lược bỏ chủ ngữ.

Ngôi thứ 2, tuỳ từng gia đình mà có cách gọi vợ hoặc chồng khác nhau. Ví dụ, vợ có thể gọi chồng là おとうさん/あなた hoặc sử dụng tên riêng cộng với hậu tố さん. Tương tự, chồng cũng có thể gọi vợ là おかあさん/おまえ hay chỉ gọi tên riêng của vợ.

Tuy nhiên, Ngôi thứ hai cũng có thể được lược bỏ khi ngữ cảnh của câu nói đã rõ ràng.

5. Cách xưng hô với bạn bè trong tiếng Nhật

Tuỳ vào mức độ quen biết và mức độ thân thiết mà có thể sử dụng các đại từ khác nhau khi xưng hô với bạn bè.

Nếu là bạn bè xã giao, ít gặp, ít tiếp xúc, có thể xưng là わたし và gọi đối phương bằng tên riêng của họ cộng với hậu tố さん, hạn chế gọi bằng あなた.

Nếu là bạn bè thân thiết có thể xưng bằng ぼく/おれ, con gái có thể xưng bằng あたし và gọi đối phương bằng きみ/おまえ.

6. Cách xưng hô với người yêu trong tiếng Nhật

Đại từ ngôi thứ nhất thường được sử dụng là わたし/ぼく (đối với con trai) và あたし (đối với con gái). Ngôi thứ nhất cũng có thể được lược bỏ.

Đối với ngôi thứ hai, tuỳ thuộc vào độ tuổi mà các cặp đôi có thể có những cách nửa còn lại khác nhau.

Cách xưng hô với người yêu trong tiếng Nhật

Cách gọi người yêu theo từng độ tuổi

III. Cách xưng hô trong một số phương ngữ tiếng Nhật

1. Phương ngữ vùng Kansai (Osaka)

Có rất nhiều các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật phổ thông không được sử dụng tại vùng Osaka. Ví dụ:

Tiếng phổ thông

Phương ngữ Osaka

Ý nghĩa

わたし

うち

Tôi

あなた

あんた

Bạn

おとうさん

おとん

Bố

おかあさん

おかん

Mẹ

2. Cách xưng "Tôi" trong một số phương ngữ tiếng Nhật

Ngoài những đại từ phổ thông như わたし/ぼく/おれ, tiếng Nhật còn rất nhiều cách xưng"tôi" khác nhau tồn tại trong một số phương ngữ của các địa phương.

Ví dụ:

Từ tương đương

Khu vực

Đối tượng sử dụng

おら

Phía bắc Kanto

Mọi người

おいどん

Phía nam Kyushuu

Người lớn tuổi

わて

Kyoto

Nam giới lớn tuổi

わい/わし

Kansai

Nam giới

Trên đây là các cách xưng hô trong tiếng Nhật mà chúng mình đã tổng hợp lại. Hi vọng bài viết trên của Sách tiếng Nhật 100 có thể giúp các bạn hiểu hơn về tiếng Nhật trong xưng hô và tự tin sử dụng các cách xưng hô trong đời sống.

Sách tiếng Nhật 100 chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT"

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Toàn bộ câu xin lỗi bằng tiếng Nhật cần biết!!

>>> Ngày Tết Nhật Bản và 19 Câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật hay nhất

>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100<<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

5

(8 đánh giá)

Từ khóa » Hậu Tố Tan Trong Tiếng Nhật