Các Hình Thái Tiền Tệ Trong Lịch Sử Loài Người P2 – Tín Tệ Khả Hoán

Trải qua thời gian dài, với nhiều loại chất liệu làm tiền tệ như vàng, bạc, kẽm, đồng, chì, thiếc….loài người dần dần đã chọn ra được thứ thứ kim loại có khả năng đáp ứng được yêu cầu trở thành tiền tệ đó là vàng . Tại sao lại là vàng? Theo các nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến vàng được lựa chọn vì loài người bị “mê hoặc” bởi vẻ đẹp của kim loại này. Vàng tinh khiết, lấp lánh có thể dùng làm đồ trang sức, đặc biệt vàng rất bền, không bị ăn mòn, luôn ổn định nhờ đó nó trở thành vật bảo toàn giá trị và là thước đo gia trị cho các dạng hàng hóa và vật chất khác. Vàng trở thành tiền tệ vì đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu cần thiết của tiền tệ: Được chấp nhận rộng rãi và có khả năng bảo quản lâu dài. Có thể nói vàng chính là “món quà” mà thượng đế đã ban tặng cho loài người.

Cùng với vàng, bạc cũng trở thành kim loại được chấp nhận rộng rãi vì tính chất quý của bạc khá giống với vàng và cũng vì số lượng vàng lúc đó còn khá hạn chế thế nên bạc được sử dụng để thay thế vàng trong những giao dịch nhỏ. Vàng được sử dụng là vật mang giá trị cao nhất và là phương tiện thanh toán chỉ khi cần phải gọn nhẹ như việc thanh toán cho quân đội hay thanh toán giữa các quốc gia.

Và chính sự ưu ái của con người dành cho vàng và bạc là cơ sở khiến hình thái “hóa tệ kim loại” biến mất,hình thái tiền tệ loài người bước sang trang mới với hình thái “tín tệ”

Tín tệ

Tín tệ là gì? Tín tệ là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ “sự tín nhiệm” của mọi người mà nó được lưu dùng. cũng chính vì lý do này mà nhiều lúc người ta gọi loại tiền tệ này là chỉ tệ.

Ở đây chúng ta cần phân biệt về “sự tín nhiệm”.Đó là “sự tín nhiệm” dành cho đối tượng nào để tránh nhầm nhầm lẫn về cơ sở xác định giá trị của đồng tiền. Dựa trên “Sự tín nhiệm”, có 2 hình thức tín tệ đó là “Tín tệ khả hoán” và “Tín tệ bất khả hoán”.

Tín tệ khả hoán

Vàng vốn là kim loại chiếm được “tình cảm” của loài người thế nên đối với chúng, loài người có một “sự tín nhiệm” gần như tuyệt đối đó là “sự tín nhiệm” vào khả năng chấp nhận để thanh toán,”sự tín nhiệm” vào khả năng chấp nhận để trao đổi. Có vàng là có cơ sở để thanh toán, có vàng là có khả năng chi trả. “Sự tín nhiệm” đó là nền móng cho sự ra đời của chế độ bản vị.vảng.

Khi vàng trở thành thứ tiền tệ được chấp nhận rộng rãi và được lưu thông trong nền kinh tế, một vấn đề lại nảy sinh đó là sự hao hụt của vàng trong quá trình lưu thông. Việc sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi trực tiếp lâu ngày khiến khối lượng vàng thực tế bị giảm so với ban đầu khiến giá trị của chúng bị suy giảm. Cùng với đó nhu cầu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn và những người có vàng muốn cất trữ cũng nảy sinh. Để giải quyết những vấn đề này , ngân hàng thương mại hiện đại đã ra đời. Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đánh dấu một bước quan trọng trong sự ra đời của tiền giấy.

tin-te-tien-giay-australian-1924-antt

Tờ Australian 1924 với mệnh giá 1.000 pound Úc (Nguồn: Internet)

tin-te-tien-giay-chung-chi-tien-gui-My

Tờ Gold Certificate 1882 ở Mỹ (Nguồn: Internet)

Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gửi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ (bank note hay Gold Certificate). Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Dần dà, những người gửi vàng nhận thấy họ không cần phải đổi ra vàng nữa mà thay vào đó họ sử dụng ngay những tờ giấy này làm phương tiện thanh toán bởi sự tiện lợi của chúng. “Sự tín nhiệm” dành cho những đồng tiền giấy này về bản chất vẫn là “sự tín nhiệm” dành cho vàng, bởi khi cần họ vẫn có thể cầm những đồng tiền giấy này để đem đổi lấy vàng. Những đồng tiền này được gọi là “Tín tệ khả hoán” (Cần chú ý điểm này để phân biệt với loại tiền giấy ngày nay – “tín tệ bất khả hoán”)

Ngoài tiền giấy, một hình thái khác của “tín tệ khả hoán” trong giai đoạn này là tiền xu. Những đồng tiền xu có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng giống với tiền giấy, mệnh giá ghi trên đồng xu có thể quy đổi ra một lượng vàng nhất định. Nhưng có một đồng xu đặc biệt khác hẳn với các đồng xu còn lại đó là đồng xu bằng vàng.

Khác với những đồng xu còn lại , đồng tiền vàng có giá trị nội tại riêng không phụ thuộc vào mệnh giá ghi trên nó. Điều đó có nghĩa, khi giá vàng tăng cao hơn so với mệnh giá ghi trên nó, họ có thể đem những đồng tiền đó đó nấu chảy thành vàng để hưởng chênh lệch. Đó cũng là điểm để phân biệt giữa “hoá tệ kim loại” và “tín tệ kim loại”.

tien-vang-1886-antt

Đồng vàng mệnh giá 10 USD năm 1886 ở Mỹ (Nguồn: internet)

tien-vang-la-ma-antt

Tiền xu vàng tremissis Đông La Mã thế kỉ thứ 5 sau công nguyên (Nguồn internet)

Dần dần, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương đầu tiên ra đời đánh dấu thời đại hoàng kim của hình thái tín tệ này với chế độ tiền tệ “bản vị vàng” . Ngân hàng trung ương chính thức ra đời ở Châu Âu, vào thế kỷ 17. Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển (Bank of Sweden) năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân người Scotland là William Paterson tại London theo yêu cầu của chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc đó. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 1913.

Năm 1971, Hệ thống Bretton Woods chấm dứt, đánh dấu sự kết thúc của chế độ bản vị vàng. Hình thái tín tệ dựa trên “sự tín nhiệm” vào vàng chính thức sụp đổ. “Sự tín nhiệm” dành cho vàng thay vào đó là “sự tín nhiệm” dành cho “lời hứa” của chính phủ và các tổ chức kinh tế. Hình thái tín tệ mới ra đời - “tín tệ bất khả hoán”.

N.M

(Đón đọc phần 3 :Các hình thái tiền tệ trong lịch sử loài người – tín tệ bất khả hoán)

Tin liên quan

  • Các hình thái tiền tệ trong lịch sử loài người (P.1)

Từ khóa » Tiền Giấy Khả Hoán Là Gì