Tiền Kỹ Thuật Số (cryptocurrency) Có Phải Là Một Hình Thái Tiền Tệ Mới?

Đại học Đại Nam

    • Giới thiệu
      • Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
      • Chiến lược phát triển
      • 05 trách nhiệm của trường Đại học Đại Nam
      • Cơ sở vật chất
      • Lịch sử phát triển
      • Sơ đồ tổ chức
      • Đội ngũ giảng viên
      • Hội đồng khoa học
      • Hội đồng trường
      • Ban giám hiệu
      • Hệ sinh thái học tập của SV Đại Nam
      • Brochure ĐH Đại Nam 2024
    • Tuyển sinh
    • Phòng
      • Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên
      • Phòng Đào Tạo
      • Phòng Hành Chính Quản Trị
      • Phòng Tài Chính Kế Toán
      • Phòng Công tác Sinh Viên
      • Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
      • Phòng Khảo thí
    • Khoa
      • Khối Sức khỏe
        • Khoa Y
        • Khoa Dược
        • Khoa Điều dưỡng
      • Khối Kỹ thuật - Công nghệ
        • Khoa Công nghệ thông tin
        • Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô
        • Khoa Khoa học máy tính
        • Khoa Công nghệ bán dẫn
        • Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
        • Khoa Công nghệ sinh học
        • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      • Khối Kinh doanh & Kinh tế
        • Khoa Quản trị kinh doanh
        • Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
        • Khoa Kinh tế và Marketing Thể thao
        • Khoa Kế toán
        • Khoa Tài chính ngân hàng
        • Khoa Luật
        • Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số
      • Khối khoa học xã hội và nhân văn
        • Khoa Ngôn ngữ Anh
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
        • Khoa Truyền thông
        • Khoa Du lịch
        • Khoa Nghệ thuật và Thiết kế
        • Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục
      • Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm
      • Khoa chính trị, quốc phòng và thể chất
    • Sau ĐH
      • Viện Sau đại học
      • Khoa Sau đại học Khối ngành sức khỏe
    • Đào tạo
      • Chương trình đào tạo
      • Kế hoạch năm học
      • Thời khóa biểu
      • Lịch thi
      • Thông báo
      • Các quy trình đào tạo
      • Quy chế đào tạo tín chỉ
      • Tra cứu thông tin văn bẳng, chứng chỉ
      • Mẫu Văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ
    • Sinh viên
      • Hoạt động sinh viên
      • Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
      • Sinh viên tiêu biểu
      • Sổ tay sinh viên
      • Quy trình một cửa
      • Cổng thông tin sinh viên
      • Mẫu văn bản
      • Thư viện số
      • Đóng góp ý kiến
    • KHCN - HTĐT
      • Thông tin KHCN - HTĐT
      • Đối tác hợp tác
      • Công trình, đề tài
      • Hội nghị hội thảo
      • Tạp chí khoa học
    • Ba công khai
      • Báo cáo ba công khai
      • Báo cáo chuẩn đầu ra
      • Danh mục các ngành đào tạo
      • Sổ tay đảm bảo chất lượng
      • Tỷ lệ sinh viên có việc làm
    • Mở rộng
      • Các hoạt động xã hội
      • Thư viện hình ảnh và video
      • Báo chí nói về Đại Nam
      • Văn bản quản lý
      • Thông tin tuyển dụng
      • Đảm bảo chất lượng
      • Kiểm định chất lượng
      • Văn bản đảm bảo chất lượng
      • Liên hệ

12/04/2018

10883

Tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) có phải là một hình thái tiền tệ mới? Thời sự ngày hôm nay lại tiếp tục đưa tin về Bitcoin – cái mà đa số chúng ta đều gọi là tiền ảo, một đồng “tiền ảo” nổi tiếng! Giá trị tiền tệ gắn bó mật thiết với các thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất… ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Loan Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Đại Nam ------------------------------ Thời sự ngày hôm nay lại tiếp tục đưa tin về Bitcoin – cái mà đa số chúng ta đều gọi là tiền ảo, một đồng “tiền ảo” nổi tiếng! Giá trị tiền tệ gắn bó mật thiết với các thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất… Đó thực sự là một vấn đề quan trọng và phức tạp! Qua bài viết này, tác giả muốn chia sẻ một góc nhìn đơn giản hơn rất nhiều nhưng cũng không kém phần thú vị về tiền tệ. Đó là các hình thái phát triển của tiền tệ kể từ khi tiền tệ ra đời cho đến nay, để các bạn có thể hiểu hơn về các thuật ngữ đang được dùng ở trên tivi hay trên các mặt báo về tiền tệ như: tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số,... và cũng để các bạn “chốt” xem Cryptocurrency (tiền kỹ thuật số) có phải là một hình thái tiền tệ không? Tag: tiền tệ, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, tiền ảo, hình thái tiền tệ 1.    Tiền tệ và lịch sử phát triển các hình thái tiền tệ Tiền tệ – được xếp hàng thứ 7 trong những phát minh làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội loài người. Tiền tệ ra đời vào khoảng năm 3.000 TCN, người Sumer (người đầu tiên đến định cư ở phía Nam Lưỡng Hà và đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành của nền văn minh Lưỡng Hà) đã bắt đầu sử dụng tiền trong tất cả các giao dịch quan trọng bao gồm hoạt động thương mại và trao đổi hàng hóa, thay thế cho hình thức đối chác truyền thống. Tiền tệ hoặc lượng tiền cung ứng được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa – dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. Hình thái của tiền tệ chính là hình dạng và trạng thái tồn tại của tiền tệ qua các thời kỳ phát triển. Cho đến nay, tiền tệ đã trải qua 4 hình thái phát triển cơ bản: Hóa tệ, Tín tệ (tiền giấy và tín tệ kim loại), tiền ngân hàng và tiền điện tử (hình 1) và gần đây nhất thu hút sự quan tâm của mọi người chính là tiền kỹ thuật số (Cryptocurrency)   Hình 1. Lịch sử phát triển các hình thái tiền tệ Hóa tệ Đây là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đấy chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia làm hai loại: hàng hóa không phải kim loại (non metallic commodities) và hàng hóa kim loại (metallic commodities). Do vậy, hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại. Hóa tệ không kim loại là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ. Chúng thường có tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia, khó bảo quản cũng như vận chuyển, bên cạnh đó nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương nhỏ hẹp. Ví dụ, trong thời kỳ này, ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và cừu, ở Tây Tạng người ta dùng trà đóng thành bánh để làm tiền. Chính vì những hạn chế trên nên ngay sau khi phát hiện ra kim loại, người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại. Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi… Các kim loại thường được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc… Tiền kim loại xuất hiện sớm tại Trung Quốc được làm bằng chì, dạng thỏi dài nhỏ có lỗ xâu. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh được làm bằng thiếc; ở Thụy Sỹ, Nga được làm bằng đồng. Trải qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại để‎‎ dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc bởi tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông. Tiền kim loại bằng vàng bạc xuất hiện đầu tiên ở Tiểu Á và Hy Lạp có in dấu nổi (vào năm 685-652 trCN) Tín tệ (tiền giấy và tín tệ kim loại) Tín tệ là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ sự tín nhiệm của mọi người, sự bảo hộ của pháp luật mà nó được lưu hành và sử dụng hợp pháp. Tín tệ gồm hai loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy. Lưu ý là tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại, giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền (người ta còn gọi là tiền đủ giá, tiền có giá trị nội tại. Còn ở tín tệ kim loại, giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền (mệnh giá) không phải là sự phán ánh đầy đủ giá trị chất kim loại đúc thành tiền, mệnh giá đó chỉ đơn giản là một giá trị mà đơn vị phát hành gắn cho nó (tín tệ không có giá trị nội tại, chỉ có giá trị pháp định). Thường các tiền tín tệ kim loại (tiền kim loại kém giá) này được phát hành dưới hình thức tiền xu lẻ, số lượng không nhiều vì chi phí lưu thông cao. Tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. – Tiền giấy khả hoán: là một mảnh giấy được in thành tiền và lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta ký‎ gửi tại ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó. Tiền giấy sớm xuất hiện ở Trung Quốc từ đời nhà Tống. Ở Việt Nam, tiền giấy xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Hồ. Tại phương Tây, tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, ông Palmstruck, người sang lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế kỷ 17 được công nhận là người đầu tiên sáng chế ra tiền giấy khả hoán. Ở Phương Đông, tiền giấy khả hoán xuất hiện sớm hơn hẳn ở phương Tây. Tại Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ 15, dưới thời Hồ Qúy Ly. – Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành bởi pháp luật và dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Đây chính là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng trong đó có Việt Nam. Giá trị của tiền giấy bất khả hoán không được đảm bảo bằng vàng mà được điều tiết và cam kết giữ giá trị ổn định bởi đơn vị phát hành, thường là Ngân hàng trung ương của các quốc gia. Có thể nói, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là nguyên nhân chính để dẫn đến việc sử dụng tiền giấy bất khả hoán rộng khắp. Tín tệ, đặc biệt là tiền giấy bất khả hoán (gọi tắt là tiền giấy) ra đời đánh dấu sự thay thế của tiền dấu hiệu giá trị thay cho tiền đủ giá (tiền vàng) giúp khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện trong lưu thông (do vàng ngày càng khan hiếm trong tự nhiên, mà khối lượng hàng hóa lưu thông, trao đổi ngày càng lớn). Đồng thời, việc sử dụng các loại tín tệ cũng làm giảm đáng kể chi phí lưu thông. Tuy nhiên, việc lưu thông tiền tín tệ, vì bản chất không có giá trị nội tại nên tín tệ không có khả năng tự điều tiết và do đó, nếu đơn vị phát hành không quản lý điều tiết tốt, việc lưu thông tín tệ dễ rơi vào bất ổn (ví dụ lạm phát..), bên cạnh đó một số tín tệ như tiền giấy còn có nguy cơ bị làm giả. Bút tệ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, song song lưu hành với tín tệ, trong lưu thông xuất hiện một hình thái tiền mới, phát triển khá nhanh và mạnh mẽ, đó là bút tệ. Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng, do vậy, bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền… Bên cạnh đó, nó còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, đó là: an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh. Về nguồn gốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu tiên tại ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19, sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác. Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các nước công nghiệp, hậu công nghiệp. Tiền điện tử Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (thường là các NHTM) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành (các NHTM). Cụ thể hơn, tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi ngân hàng trung ương phát hành ra nó thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành (thường là các NHTM) đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Tiền điện tử phổ biến hiện nay được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi là hộp ATM (Automated teller machine). Đó là một hệ thống máy tính được nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển tiền của NHNN. Khi chúng ta đến một ngân hàng trung gian gửi tiền, bên cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền, ngân hàng này sẽ trao cho chúng ta một tấm thẻ (card) bằng nhựa, bên trong được mã hóa điện tử và một mật mã để sử dụng. Tấm card này được xem là tiền, tuy nhiên việc xem tấm card này là một hình thái tiền tệ vẫn chưa được thống nhất bởi lẽ có một số quan điểm cho rằng đó chỉ là phương tiện chi trả. Như vậy, tính từ thời điểm ra đời cho đến nay, hình thái của tiền tệ có sự thay đổi và cải biến rõ rệt: Từ chỗ người ta chỉ coi những thứ thực sự đủ một mức độ quý giá nhất định (khan hiếm và có giá trị nội tại), hữu hình và cầm nắm được được chấp nhận chung để làm tiền tệ (hóa tệ). Dần dần người ta trao vai trò tiền tệ ấy cho những phương tiện khác vô cùng nhỏ gọn, thậm chí những phương tiện ấy có giá trị nội tại không mảy may gì đáng để so sánh với những gì được ghi trên bề mặt của nó giúp nó đổi được hàng hóa và các dịch vụ (tiền giấy). Sau đó, thì chúng ta thậm chí còn tin vào sự tồn tại và khả năng trao đổi của tiền tệ mà không hề cần nhìn thấy được tiền tệ chứ đừng nói là chạm vào, chúng ta tin vào những con số trên màn hình máy tính và tin nhắn điện thoại báo về số dư tài khoản của mình. Bằng chứng là mỗi ngày có khoảng 3 ngàn tỷ USD đổi chủ qua các giao dịch mua bán ở thị trường mua bán ngoại tệ trên khắp thế giới. Và nó hoàn toàn xây dựng dựa trên lòng tin. Nó phải như thế khi mà bạn thậm chí không thể chạm được vào các món hàng đem trao đổi. Để chúng ta thấy rằng tiền tệ liên quan đến niềm tin, thực sự là vậy, thậm chí là cả một đức tin sâu sắc! – Tin tưởng vào người trả tiền cho bạn, tin tưởng vào ngân hàng trung ương phát hành tiền, tin tưởng vào các NHTM sẽ thanh toán séc của bạn. Nên nhiều khi tác giả nghĩ tiền thực sự không phải là kim loại (là vàng) như người Tây Ban Nha đã lầm tưởng khi đô hộ người Inca suốt 250 năm và khai thác tới hơn 2 tỉ ounce bạc mà vẫn không ngăn được sự suy tàn về kinh tế và chính trị của họ. Mà thực sự tiền tệ gắn với niềm tin. Và không quan trọng là niệm tin đó gắn với cái gì – giấy, bạc hay vỏ sò, hay màn hình máy tính/điện thoại, miễn là người ta tin vào nó! Tiền tệ ngày nay của chúng ta trở nên ngày càng nhỏ gọn, “thông minh” hơn, tăng tính minh bạch và giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cũng như chi phí giao dịch. Đặc biệt là trong tiến trình lịch sử của mình tiền tệ dường như đang dần được phi vật chất hóa – người ta tin vào nó, sử dụng nó cho các giao dịch của mình mà hoàn toàn không cần chạm vào nó, thậm chí không nhìn thấy nó! 2.    Câu chuyện tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) Tiền kỹ thuật số hay còn gọi là Tiền thuật toán là một loại tiền tệ kỹ thuật số (cryptocurrency hay crypto), được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở, xuất hiện vào năm 2008. Nó có thể được trao đổi, giao dịch trực tiếp bằng các thiết bị có kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào, không chịu sự quản lý của bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào, các giao dịch hoàn toàn được thực hiện ngay lập tức và ẩn danh. Ví dụ, bạn ở Việt Nam gửi tiền qua Mỹ chỉ vài thao tác, người bên Mỹ nhận được tiền ngay lập tức. Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng khoảng 214 quốc gia và vũng lãnh thổ với khoảng 200 loại tiền giấy đang được lưu hành. Nhưng có khoảng hơn một nghìn loại Tiền thuật toán khác nhau trong đó nổi bật nhất vẫn Bitcoin (BTC). Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào tháng 6/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Tất cả những đồng tiền còn lại có tên gọi chung là Altcoin như: Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Litecoin (LTC), Monero (XMR), DASH, Ethereum Classic (ETC), IOTA (MIOTA) hay NEM (XEM),... Bên cạnh đó chúng ta còn thấy xuất hiện một thuật ngữ mới đó là “tiền ảo”. Vậy tiền ảo là gì? Bitcoin có phải là tiền ảo không? Với tiền ảo thì mọi người thường sẽ có 3 cách hiểu khác nhau về nó như: (1)   Là loại tiền không thể cầm nắm được, không có hình hài vật lý cụ thể và được sử dụng trên môi trường điện tử thì được gọi là Tiền ảo. (2)   Là loại không có giá trị thực, không được bảo lãnh bởi tiền mặt, vàng và các tài sản có giá. (3)   Là loại tiền thường sử dụng để thanh toán, mua đồ trong các trò chơi điện tử, mỗi loại trò chơi có một loại tiền khác nhau và chúng không thể dùng để trao đổi cho nhau hoặc đem ra ngoài môi trường điện tử để mua các sản phẩm dịch vụ khác được. Khái niệm Tiền ảo được phát sinh, sử dụng rộng rãi và nhiều nhất bởi chính cách hiểu thứ ba này. Với loại tiền này thì số dư có thể được các tổ chức này quản lý và thay đổi dễ dàng bởi tổ chức phát hành mà không ảnh hưởng gì đến nền tài chính cũng như kinh tế thị trường. Như vậy, có thể kết luận, Bitcoin không phải là tiền ảo, nó là tiền kỹ thuật số và mang nhiều đặc điểm của một đồng tiền điện tử. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số hay Bitcoin có nhiều điểm riêng khác. Có thể nói tiền kỹ thuật số ra đời như một cuộc cách mạng về thanh toán điện tử khi mà ưu điểm của nó vô cùng to lớn: - Bitcoin có thể chuyển trực tiếp từ người này đến người khác trên mạng internet mà không cần thông qua một ngân hàng hoặc một phòng thanh toán bù trừ nào, điều đó có nghĩa là phí giao dịch được giảm thiểu rất nhiều. Bạn có thể sử dụng chúng ở khắp mọi nơi trên thế giới, tài khoản của bạn không thể bị đóng băng. Và không tồn tại một điều kiện tiên quyết hay giới hạn chuyên quyền nào. Hãy xem nó hoạt động như thế nào nhé! - Tiền kỹ thuật số được tạo ra hoàn toàn trên internet, bởi bất kỳ một ai đó vận hành một ứng dụng miễn phí gọi là “thợ đào bitcoin”. Để đào bitcoin, thợ mỏ phải thực hiện một khối lượng công việc với độ khó được mạng lưới thay đổi tự động sao cho số lượng bitcoin sinh ra được duy trì ở tốc độ có thể dự đoán và giới hạn. - Bitcoin được lưu trữ trong một ví điện tử tương tự như khi ta sử dụng dịch vụ ngân hàng online. Khi chuyển bitcoin, bạn cần có một chữ ký điện tử. Sau vài phút, giao dịch sẽ được kiểm tra bởi một thợ mỏ và được lưu trữ vĩnh viễn, vô danh trên mạng lưới. - Phần mềm bitcoin hoàn toàn là một mã nguồn mở mà tất cả mọi người đều có thể đọc được code. Bitcoin đã làm thay đổi ngành tài chính, giống như cách web làm thay đổi báo giấy. Khi tất cả mọi người gia nhập thị trường toàn cầu, những ý tưởng tuyệt vời sẽ được sản sinh. Hãy xem bitcoin được sử dụng trong thực tế như thế nào qua ví dụ dưới đây? ü  Bạn có thể mua video game, quà, sách máy chủ và cả tất làm từ len lạc đà. ü  Bạn cũng có thể đổi chúng thành tiền giấy như USD, EUR và một vài đồng tiền khác. ü  Bitcoin là một công cụ gây chú ý hiệu quả cho các công ty nhỏ và freelancer. Bởi nó không mất phí sử dụng, ngăn chặn được giao dịch bồi hoàn trong thanh toán trực tuyến. ü  Thậm chí có thể kiếm được một khoản làm ăn nào đó từ nền kinh tế bitcoin. Song song với những ưu điểm trên thì tiền kỹ thuật số cũng sẽ có những nhược điểm nhất định như: Chưa có nhiều người sử dụng; Hơi khó sử dụng; Tội phạm, tin tặc, rửa tiền lộng hành do tính ẩn danh và phân quyền. Nên có lẽ chúng ta nên đồng ý với nhau rằng cho đến nay, giá trị của Tiền kỹ thuật số, như Bitcoin, không nằm ở vai trò tiền tệ, nó là công nghệ, là tài sản đầu tư nhiều hứa hẹn nhưng cũng nhiều rủi ro tiềm ẩn.   Biểu đồ 1: Tính hợp pháp của bitcoin trên toàn thế giới ·   Xanh lá: Hợp pháp, ủng hộ bitcoin ·   Vàng: Pháp luật không cấm nhưng cũng không ủng hộ ·   Đỏ: Luật pháp dị nghị với bitcoin ·   Xanh đen: Chưa rõ Sở dĩ tôi nói vậy là bởi cho đến nay, nó chưa hề được bất kì chính quyền nào chấp nhận như là đơn vị tiền tệ hay một phương tiện thanh toán hợp pháp. Nó không được hậu thuẫn/đảm bảo bởi bất kì loại tài sản nào. Nó không được thừa nhận đại diện cho cả tài sản hữu hình và vô hình. Không được phát hành bởi một NHTW nào. Hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam đều xem xét và coi Bitcoin là một loại tài sản ảo, hàng hóa (khi được đưa vào giao dịch trao đổi, chuyển nhượng, mua, bán…). Nên khó có thể coi tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) là một hình thái tiền tệ mới! Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận tính tất yếu của sự ra đời và phát triển của tiền thuật toán. Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, tôi tin tiền tệ sẽ có được cho nó một hình thái mới. Có lẽ tiền thuật toán cần có thêm thời gian và một sự cải tiến công nghệ phù hợp để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ và mục tiêu quản lý kinh tế - tài chính của Chính phủ các quốc gia. 3.    Kết luận Như vậy, lịch sử phát triển các hình thái tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sự phản ánh lịch sử phát triển kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật. Hình thái của tiền tệ sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế - tài chính và công nghệ, ngày càng trở nên “thông minh” hơn, gọn nhẹ hơn, tiết kiệm chi phí cho giao dịch hơn, đồng thời đảm bảo tính an toàn và tính lỏng cao phù hợp với khả năng kiểm soát, điều tiết của Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước.  

Từ khóa » Tiền Giấy Khả Hoán Là Gì