Các Hình Thức Của Hợp đồng Dân Sự - ILAW

Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân.Luật sư Dương Hoài Vânhiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Dương Hoài Vâncó 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức hợp đồng bao gồm 3 loại: lời nói, hành vi cụ thể và văn bản.

1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói

Đây là hình thức cơ bản nhất, đơn giản nhất của hợp đồng. Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.

a) Định nghĩa

Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là hợp đồng miệng. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng nói)…để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng.

b) Giá trị pháp lý của hợp đồng bằng lời nói

Điều 119 về Hình thức của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015 quy định

“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói”.

Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, thì về nguyên tắc, giao dịch dân sự hay hợp đồng được xác lập thông qua lời nói đều có giá trị pháp lý ngang với các hình thức khác.

2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể

a) Định nghĩa

“Hành vi” là “danh từ chỉ những việc làm biểu hiện bên ngoài của một người”. “Cụ thể” là “tính từ chỉ những thực tế hiển nhiên được xác định”. “Hình thức hành vi cụ thể” là một hình thức thể hiện của hợp đồng hiểu theo nghĩa hẹp. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được nói đến trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động thuần túy.

b) Trường hợp giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể

Thứ nhất, hợp đồng có nội dung đơn giản, không phức tạp

Thứ hai, hợp đồng được thực hiện ngay tại thời điểm giao kết. Ví dụ: khi bỏ tiền vào máy điện thoại công cộng, người ta có thể thực hiện cuộc gọi ngay lập tức, hoặc bỏ tiền vào máy bán nước tự động…

Thứ ba, nghĩa vụ trong hợp đồng được xác định như nhau đối với mọi chủ thể chấp nhận giao kết hợp đồng (từ nghĩa vụ thanh toán, khoản tiền thanh toán đến phương thức thực hiện nghĩa vụ).

Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá đa dạng.

Ví dụ: hành vi mua báo hay mua vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng “rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ với món ăn tự chọn được làm sẵn (khi các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và không cần trao đổi bằng lời trước khi kết lập hợp đồng),…

3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản

a) Định nghĩa

Khác với hợp đồng bằng lời nói vốn không để lại bằng chứng vững chắc thì hợp đồng bằng văn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết.

b) Hình thức

Hình thức văn bản bao gồm 2 loại là: điện tử và văn bản truyền thống.

c) Các trường hợp cơ bản áp dụng hình thức văn bản

Thứ nhất, đối với hợp đồng có giá trị lớn.

Thứ hai, đối với hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cùng lúc với việc giao kết (ví dụ: hợp đồng gia công xây dựng nhà).

Thứ ba, khi giữa các bên chưa đạt được sự tin cậy nhất định.

Trên đây là nội dung bài viết các hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật V&HM Law gửi đến bạn đọc.

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./.

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

SĐT: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595

Website: vanhoangminhlaw.vn

Từ khóa » Ví Dụ Hợp đồng Bằng Hành Vi Cụ Thể