Các Hình Thức đại Lý Theo Quy định Của Luật Thương Mại Năm 2005

Trong sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động mua bán hàng hóa với quy mô lớn dẫn đến các phương thức giao dịch trực tiếp đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đặc biệt là tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian, vì vậy sự ra đời của các hoạt động trung gian thương mại là nhu cầu cấp thiết. Trong đó, đại lý thương mại là dịch vụ phổ biến, được ưa chuộng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhận thấy được tầm quan trọng của đại lý thương mại, Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã quy định một cách cụ thể về hoạt động này, là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể trong quan hệ đại lý thương mại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc các vấn đề pháp lý cơ bản về đại lý thương mại, đặc biệt là các hình thức đại lý thương mại.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019

1. Khái quát chung về đại lý thương mại?

Đại lý thương mại là khái niệm được sử dụng phố biến trong đời sông hàng ngày, cũng như trong khoa học kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, dưới mỗi giác độ nghiên cứu khác nhau thì khái niệm Đại lý thương mại lại được giải nghĩa khác nhau.

Theo phương diện kinh tế: Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, đại lý thương mại thường được hiểu là chủ thể đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ.

Theo phương diện pháp lý: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Theo quy định của Luật Thương mại, đại lý thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, trong quan hệ đại lý thương mại có sự tham gia của ba bên chủ thể và song song tồn tại hai nhóm quan hệ.

Thứ hai, bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao dịch đại lý để hưởng thù lao.

Thứ ba, hoạt động đại lý thương mại được thực hiện trong lĩnh vực thương mại.

Thứ tư, cơ sở phát sinh quan hệ đại lý thương mại là hợp đồng

Trong xu thế toàn cầu hóa thương mại, vai trò của đại lý thương mại được thể hiện ở những khía cạnh sau:

– Đại lý thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng.

– Hoạt động đại lý thương mại mang lại hiệu quả lớn cho thương nhân trong quá trình phân phối, tiêu thụ hàng hóa. dịch vụ ở thị trường trong nước, mở rộng ở thị trường nước ngoài.

– Hoạt động đài lý thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ một cách tốt nhất.

2. Các hình thức đại lý thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005?

Hoạt động đại lý thương mại được các thương nhân thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức đại lý là cách thức thực hiện việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện nhất định mà bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận.

Các hình thức đại lý thương mại được quy định lần đầu tiên trong Quy chế đại lý mua bán hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định 25/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/1996. Theo đó, đại lý mua bán hàng hóa gồm 6 hình thức: Đại lý mua hàng, đại lý bán hàng, đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý. Những hình thức này cũng được LTM 1997 quy định.

Trong LTM 2005 chỉ có quy định cụ thể về ba hình thức đại lý thương mại: đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, pháp luật đặt sự tự do lựa chọn các hình thức cho các thương nhân. Đây là một quy định tương đối rộng mở đối với các thương nhân tham gia vào hoạt động đại lý. Họ có thể tự do thỏa thuận lựa chọn hình thức đại lý khác, đó có thể là những hình thức đại lý trước đây chưa hề tồn tại ở Việt Nam, chưa được pháp luật Việt Nam ghi nhận, nhưng hình thức được các thương nhân lựa chọn phù hợp với thực tiễn kinh doanh của các bên mà không trái với quy định pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 169 Văn bản hợp nhất Luật Thương mại năm 2019, các hình thức đại lý được quy định như sau:

“Các hình thức đại lý

1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.”

2.1. Đại lý bao tiêu

Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý được thực hiện việc mua bán trọn vẹn một khôi lượng hàng hóa hoặc cung ứng đây đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Bên giao đại lý có quyền ấn định giá giao đại lý còn bên đại lý có quyền quyết định giá bán cho khách hàng. Thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệnh. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ẩn định cho bên đại lý. Điều này lý giải vì sao, với cùng một loại hàng hóa có cùng xuất xứ chính hãng nhưng người mua lại mua hàng hóa với những giá khác nhau.

Hình thức đại lý này nới rộng quyền cho bên đại lý về giá bán lẻ đồng thời cũng ràng buộc bên đại lý chặt chẽ hơn về nghĩa vụ phải bán hết từng khối lượng hàng nhất định. Đại lý bao tiêu thích hợp với những hợp đồng ngăn hạn, những hợp đông theo mùa vụ như thu mua nông sản ở thời điểm thu hoạch.

2.2. Đại lý độc quyền

Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao một đại lý nhất định mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định. Hình thức đại lý này xác định rõ phạm vi và lãnh thổ mà tại đó bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý duy nhất thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung ứng một loại dịch vụ nào đó. Hình thức này tạo cho bên đại lý có phạm vi địa lý nhất định để hoạt động mà không bị đại lý khác của cùng bên giao đại lý cạnh tranh.

Hình thức đại lý độc quyền sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khi áp dụng thực hiện và những mẫu thuẫn là không tránh khỏi. Đôi khi các nhà làm luật không lường trước được những tranh chấp phát sinh từ những quy định thiếu, không chặt chẽ của luật. Có thể nhận định điều này qua những tình huống dưới đây:

Bên giao đại lý X thỏa thuận với đại lý Y là: bên X chỉ giao cho duy nhất đại lý Y phân phối sản phẩm nước giải khát do bên X sản xuất trên địa bàn Hà Nội. Như vậy các đại lý khác có nhu cầu phân phối sản phẩm nước giải khát của X trên địa bàn Hà Nội không thế làm đại lý cho bên X. Trường hợp này, Y không phải cạnh tranh với đại lý nào của X để bán nước giải khát nhãn hiệu của X ở Hà Nội. Ngược lại, ngoài việc phân phối sản phẩm nước giải khát của X sản xuất thì Y có được phân phối các sản phẩm khác cùng loại của các bên giao đại lý khác để bán trên địa bàn Hà Nội không? Điều này chưa được LTM 2005 quy định. Từ đó, có thể dẫn đến các trường hợp sau:

Nếu các bên không có thỏa thuận thì Y có thế đồng thời làm đại lý cho nhiều bên giao đại lý khác phân phối các sản phẩm được xác định là nằm trên một thị trường liên quan (bao gôm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan) với X. Trong hợp đồng đại lý độc quyền, các doanh nghiệp làm bên giao đại lý không được độc quyền cung ứng sản phẩm cho bên đại lý. Ngược lại, các đại lý độc quyền trở thành người phân phối sản phầm duy nhất của bên giao đại lý trong phạm vi thị trường đã được xác định, và họ-những nhà đại lý này vẫn có quyền phân phối sản phẩm cùng loại của những nhà giao đại lý khác.

Quan sát trên thị trường, hình thức đại lý độc quyền hầu như có mặt ở tất cả các lĩnh vực tiêu dùng trọng yếu. Honda Việt Nam có hơn 500 đại lý trải dài khắp đất nước, Yamaha Việt Nam có hơn 300 đại lý… Các nhà đại lý này thường chỉ bán sản phẩm của một nhà máy, doanh nghiệp chuyên biệt. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, rất nhiều các cửa hàng bán nước giải khát, đại lý bia rượu, thuốc lá chỉ bán sản phẩm của một công ty sản xuất hoặc cung ứng. Điển hình như thị trường nước giải khát, các cửa hàng thường chỉ bán sản phẩm của một công ty như chi bán riêng nước giải khát của công ty Cocacola, công ty Pepsi…Lý giải điều này ở góc độ kinh doanh rất dễ hiểu, khi thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm, các công ty đều chi phí rất lớn cho việc đầu tư mạng lưới đại lý bán hàng.

Chính vì vậy, trong các hợp đồng với các đại lý này, các công ty thường ràng buộc và bắt cam kết không bán sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Hơn nữa, các cửa hàng bán sản phẩm đều nhận được tiên quảng cáo tài trợ lâu dài (Hãng CocaCola chi phí 35% doanh thu cho quảng cáo thời kỳ đầu tiếp cận thị trường…) cùng với chiết khẩu và lợi nhuận bán hàng rất cao. Điểu này, làm các đại lý, cửa hàng cũng không mặn mà với việc phân phổi sản phẩm khác, nhất là hàng nội địa. Rất nhiều các đại lý bán hóa mỹ phẩm cách đây 10 năm bán hàng cho Tico, Daso…nay chuyển thành nhà phân phối cho P&G, Unilever.

2.3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý là đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc và là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý. Tổng đại lý nắm trong tay hệ thống đại lý trực thuộc, các đại lý trực thuộc này không phải là bên thứ ba để bên Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong quan hệ hoạt động đại lý và cũng không phải là đơn vị thành viên của bên tổng đại lý. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. Hình thức tổng đại lý giúp cho bên giao đại lý giảm bớt số đầu mối mình phải quản lý xuống song vấn có thể mở rộng mạng lưới mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên phạm vi rộng với số lượng lớn.

Hình thức tổng đại lý được các thương nhân sử dụng khá phổ biến và trong những lĩnh vực trọng yêu của quốc gia. Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện nay có khoảng 290 tổng đại lý và 9000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Hơn nửa trong số này có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh, gây rồi loạn thị trường. Hiện chỉ có 2 đơn vị gồm Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và công ty Dầu khí Sài gòn là có hệ thống đại lý trực tiếp, các đơn vị còn lại chỉ bán hàng thông qua các tổng đại lý. Do vậy, tổng đại lý nắm thế mạnh, việc chậm thanh toán và cố tình chiếm dụng vốn của các công ty xăng dầu đầu mối diễn ra tràn lan. Các đầu môi chỉ quan tâm tới lượng hàng mà tổng đại lý nhận và thanh toán chứ không kiểm soát số lượng hàng được đưa về khu vực, thị trường nào và tiêu thụ ra sao. Điêu này làm xuất hiện tình trạng, nhiều tổng đại lý không có đủ điều kiện kinh doanh tổng đại lý (như thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng, thiểu kho, thiếu đại lý trực thuộc, nhân sự thiếu và yếu kém…) nhưng khai gian, ký hợp đồng với nhiều đầu mối đầu cơ, hiện tượng gom hàng chờ tăng giá, gây sốt ào cho thị trường

Ngoài ra, Luật Thương mại có quy định mở về hình thức đại lý, cho phép các bên tham gia quan hệ đại lý được thỏa thuận các hình thức đại lý khác. Quy định tiến bộ này của Luật Thương mại phù hợp với yêu cầu hội nhập và bảo đảm quyền tự do trong thương mại.

Từ khóa » đại Lý Bao Tiêu Tiếng Anh Là Gì