Các Khoản Chi Phí được Trừ Khi Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều kiện và quy định chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Sau đây, Lawkey sẽ giúp Quý khách hàng tìm hiểu về Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 78/2014/TT-BTC

Thông tư 119/2014/TT-BTC

Thông tư 151/2014/TT-BTC

Thông tư 96/2015/TT-BTC

Thông tư 25/2018/TT-BTC

Điều kiện tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Giá đã bao gồm thuế GTGT. Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các khoản chi phí này phải không thuộc các khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm:

Xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Các mức ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là những khoản chi nhằm tạo ra doanh thu trong kỳ, tương ứng với doanh thu trong kỳ.

Bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động. Như : Tiền bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp theo quy định, đào tạo dạy nghề…
  • Chi phí vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu… chi phí cho hoạt động kinh doanh. Phù hợp định mức, tạo ra doanh thu trong kỳ
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu trong kỳ
  • Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ
  • Chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
  • Chi phí cho bộ máy quản lý, hoặc phí quản lý nộp cấp trên theo quy định
  • Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp không được khấu trừ
  • Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
  • Các khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường
  • Hàng hóa hư hỏng do hết date, do sinh hóa tự nhiên không được tính vào chi phí được trừ
  • Các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa có doanh thu
  • Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới…
  • Chi phí nghiên cứu phát triển thị trường
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá
  • Chi tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ giáo dục, y tế, thiên tai, làm nhà hỗ trợ người nghèo đúng đối tượng
  • Các khoản phạt hợp đồng
  • Các khoản trích lập dự phòng
  • Trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Lưu ý:

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ những khoản chi không tương ứng với doanh thu trong kỳ sau:

Các khoản chi không tương ứng với doanh thu trong kỳ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp. Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp. Phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

–  Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.

–  Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là những hóa đơn chứng từ thỏa mãn một trong những điều kiện sau:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC
  • Các chứng từ chứng minh các khoản chi theo quy định của pháp luật kế toán,
  • Bảng kê mẫu 01/GTGT kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC

>>>Xem thêm: 

Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn. Mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.Thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt .

Thanh toán không dùng tiền mặt, không phải chỉ là thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

>>>Xem thêm:

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Trên đây là những thông tin cơ bản về Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey. Lawkey tự hào là  đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất.

Từ khóa » Chi Phí Không được Trừ Là Gì