Các Khoản Nợ Của Tập đoàn FLC Liệu Có đáng Lo Ngại? | Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán," "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán."
Điều này ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến giá các cổ phiếu họ FLC, không những vậy, cổ phiếu của các ngân hàng cấp tín dụng cho tập đoàn này cũng bị vạ lây do lo ngại các khoản nợ xấu có thể phát sinh từ vụ việc này.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2021 của Tập đoàn FLC cho thấy tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của FLC lên tới gần 34.000 tỷ đồng. Nợ phải trả của tập đoàn này vượt 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ vay của FLC lại không lớn so với quy mô vốn chủ sở hữu.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng dư nợ của FLC gần 6.200 tỷ đồng (không tính dư nợ thuê tài chính), bao gồm khoản vay ngắn hạn hơn 2.000 tỷ đồng; vay dài hạn gần 4.200 tỷ đồng. Tổng dư nợ của tập đoàn này không thay đổi nhiều so với năm 2020, chiếm trên 18% tổng nguồn vốn.
[Nhà đầu tư tiếp tục tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu 'hệ sinh thái FLC']
Trong số các ngân hàng đang cho vay ngắn hạn với FLC, một số ngân hàng cấp tín dụng lớn cho doanh nghiệp này bao gồm Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) với dư nợ 584 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) 573 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 405 tỷ đồng.
Ngoài ra, FLC còn một khoản nợ trái phiếu ngắn hạn 150 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) và vay 80 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
Đối với các khoản vay dài hạn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Thương Tín (Sacombank) là chủ nợ lớn nhất của FLC với dư nợ 1.840 tỷ đồng. BIDV cũng cho FLC vay dài hạn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài cho OCB với dư nợ 819 tỷ đồng.
Các khoản nợ trên được FLC thế chấp chủ yếu bằng bất động sản, các dự án hình thành trong tương lai.
FLC City Hotel Beach Quy Nhơn. (Ảnh: TTXVN phát)Ngoài ra, FLC dùng 60 triệu cổ phiếu BAV của Bamboo Airways để làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay tại NCB. Việc ông Quyết bị bắt tạm giam, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch niêm yết của cổ phiếu BAV vốn được lên kế hoạch niêm yết trong quý 1 năm 2022.
Phần lớn hợp đồng vay vốn của FLC được ký kết trong hai năm 2020-2021, giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, hàng không của tập đoàn này bị ảnh hưởng. Các khoản vay của FLC có lãi suất thả nổi, theo từng khế ước nhận nợ hoặc trong khoảng 7,5-10,5%/năm.
Ngay khi xuất hiện thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, nhóm cổ phiếu họ FLC bao gồm FLC, ROS, AMD, HAI, KLF, ART liên tiếp nằm sàn với dư bán lên tới hàng trăm triệu đơn vị.
Không những vậy, nhóm cổ phiếu của các ngân hàng có quan hệ tín dụng với FLC như Sacombank, OCB, BIDV, NCB… cũng bị giảm theo trong các phiên vừa qua.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, diễn biến tiêu cực của các cổ phiếu ngân hàng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn do quy mô nợ xấu nếu có phát sinh cũng khá nhỏ so với tổng tài sản của các ngân hàng.
Với trường hợp lãnh đạo FLC bị bắt tạm giam, các ngân hàng có quan hệ tín dụng sẽ phải rà soát lại tài sản thế chấp và có khoản trích lập dự phòng cho những khoản vay liên quan trong trường hợp cần thiết.
Trong phiên giao dịch sáng nay (30/3), các cổ phiếu ngân hàng liên quan đến Tập đoàn FLC đều có sự phục hồi đáng kể và thu hút dòng tiền trở lại.
Ngoại trừ, cổ phiếu OCB giảm nhẹ 0,78%, xuống mức 25.550 đồng/cổ phiếu; các cổ phiếu còn lại đều tăng đáng kể, như NVB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân tăng 4,11%, lên 38.000 đồng/cổ phiếu; STB tăng 0,62%, lên 32.500 đồng/cổ phiếu; BID tăng 3,77%, ở mức 44.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, trong sáng 30/3, Sacombank là “chủ nợ” đầu tiên liên quan đến Tập đoàn FLC phát thông cáo khẳng định các khoản vay của FLC Group đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn.
Theo Sacombank, trong năm 2021, Sacombank đã tham gia tài trợ vốn cho FLC Group, bao gồm hãng hàng không Bamboo Airways để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Việc cho vay này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với việc kích cầu du lịch và hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch COVID-19.
Hoạt động cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng FLC Group được thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ của Sacombank. Các khoản vay có đầy đủ tài sản đảm bảo.
“Tính đến thời điểm hiện tại, FLC Group đang hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký với Sacombank. Và như nguyên tắc thông thường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, trường hợp có phát sinh rủi ro, Sacombank sẽ chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Sacombank,” đại diện Sacombank cho biết./.
(TTXVN/Vietnam+)Từ khóa » Các Chủ Nợ Của Flc
-
Các Chủ Nợ Nói Gì Về Khoản Vay Của FLC? - Báo Thanh Niên
-
Những Chủ Nợ Nghìn Tỷ Của FLC - VietNamNet
-
Ai Là Chủ Nợ Lớn Nhất Của FLC? - Tài Chính - Chứng Khoán - Zing News
-
Chủ Nợ Lớn Nhất Của FLC Lên Tiếng Sau Khi ông Trịnh Văn Quyết Bị Bắt
-
Các Chủ Nợ đang Cho Tập đoàn FLC Vay Vốn Là Ai? - CafeBiz
-
Các Ngân Hàng Chủ Nợ Của FLC Lên Tiếng Sau Khi ông Trịnh Văn ...
-
Các Khoản Nợ Của Tập đoàn FLC Có đáng Lo Ngại?
-
Các Chủ Nợ Nói Gì Về Khoản Vay Của FLC Group?
-
Ai Là Chủ Nợ Của Tập đoàn FLC?
-
Các Ngân Hàng Thu Hồi Nợ Của FLC Như Thế Nào? - Báo Đại Đoàn Kết
-
Ngân Hàng NCB Trở Thành Chủ Nợ Lớn Thứ 3 Của FLC Khi Vừa Cho ...
-
Điều Gì Nằm Sau Cái Bắt Tay Của Ngân Hàng OCB Và Tập đoàn FLC?
-
Chủ Nợ Của ông Trịnh Văn Quyết Và Tập đoàn FLC đang Là Những ...
-
Tập đoàn FLC: Con Nợ Của Nhiều Chủ Nợ - Thương Hiệu Plus