Các Kiểu Mái Nhà Gỗ - Nam Thành Phát
"Tậu trâu cưới vợ làm nhà
Trong ba việc ấy thực là khó thay"
Xây 1 căn nhà là việc vô cùng trong đại trong cuộc đời của mỗi người, do đó bất cứ ai khi xây nhà cũng mong muốn căn nhà phải được chỉn chu từ mọi công đoạn, chi tiết, để công trình của mình hoàn thiện, ưng ý - vừa đáp ứng công năng sử dụng vừa phải đảm bảo được tính thẩm mỹ. Và một trong những công đoạn ấy, phải kể đến công đoạn xây dựng mái nhà.
I. Giới thiệu về mái nhà.
Mái nhà hay còn gọi là nóc nhà, là bộ phận bao phủ trên cùng của căn nhà. Tổng thể kiến trúc của căn nhà không được xem là hoàn thiện nếu như thiếu mất phần mái. Mái được thiết kế, xây dựng để bảo vệ bên trong căn nhà, vị trí hiên nhà khỏi tác động của thời tiết trong quá trình sinh sống.
Hầu hết các gia đình Việt thường lựa chọn mái nhà hình khối chóp thoải về các hướng. Nguyên nhân hình thành là do khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. Các hình thức mái trên phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Miền Bắc hay mưa nhiều ở Miền Trung, Miền Nam, chính vì thế cần phải lựa chọn mái nhà đảm bảo duy trì tuổi thọ lâu dài.
Các kiểu mái nhà - Nhà 4 mái đao
Mái nhà được xem là chiếc khiên bảo vệ công trình trước các tác động của thời tiết và gió mùa. Thiết kế mái nhà chuẩn xác gia tăng tính thẩm mỹ và hạn chế chi phí sửa chữa sau này.
Đối với nhà gỗ cổ truyền, mái lợp ngoài tác dụng che nắng che mưa, bảo vệ cho công trình còn tạo nên sự uy nghi bề thế cho tổng thể, mang ý nghĩa phong thủy.
II. Phân loại các kiểu mái nhà gỗ hiện nay.
Mái nhà gỗ phổ biến hiện nay có hai loại là mái chảy và mái đao
1. Mái chảy
Là kiểu mái dốc được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất với các căn nhà gỗ 3 gian, 5 gian theo kiểu truyền thống.
Với các công trình nhà gỗ truyền thống 3 gian, 5 gian thì mái dốc hay còn gọi mái chảy là một trong các kiểu mái nhà gỗ được nhiều gia chủ cực kỳ ưa chuộng. Mô hình mái dốc toát lên vẻ đẹp thời thượng và sang trọng. Ưu điểm tuyệt vời của dòng mái này chính là độ tương thích với các kiểu nhà cấp 4 hoặc nhà ngói gian.
Kết cấu mái nhà theo kiểu đối xứng nên hình thành độ nghiêng lớn và bề thế. Điểm cộng đến từ sự đa dạng vật liệu làm mái mang đến cơ hội lựa chọn thỏa thích cho gia đình.
Bên cạnh nhiều điểm mạnh tuyệt vời thì mái nhà dốc vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định
+ Thiết kế mái có độ nghiêng lớn dẫn đến việc hao tốn vật liệu khá nhiều
+ Quá trình thi công phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như độ tỉ mỉ cao.
2 mái chảy - Nhà gỗ 3 gian 2 dĩ tại Hà Nội
4 mái chảy - Từ đường 3 gian gỗ Lim Lào tại Hưng Yên
2. Mái đao
Mái đao là mái lợp ngói ta nung thủ công, dốc nghiêng, bốn mái tiếp giáp nhau, diềm mái cong vút ở phần cuối. Ở đầu đao chính là đòn tay hoành có dạng hình chữ nhật, được đặt nghiêng trên vì kèo và sát với diềm mái. Trên có gắn thêm mảnh ván hình chữ nhật với tác dụng đỡ ngói.
Khi chúng ta nhìn vào phần mái đao của nhà gỗ sẽ thấy hình dáng hớt cong của mái nhà trông giống như mái đao. Đây là một trong những vũ khí lợi hại được sử dụng trong nhiều cuộc chiến. Hình tượng nhà gỗ và mái đao cong được ví như là sợi dây liên kết giữa truyền thống và hiện đại, giúp gắn kết con người thời nay với những thế hệ đi trước cùng mong muốn giúp thế hệ sau có thể hiểu được những nét đặc sắc trong kiến trúc này. Phần đầu mái cong vút lên cũng nói lên khát vọng của người dân Việt muốn vươn lên và bay ra khám phá thế giới.
Phần đầu đao còn được trang trí thêm các họa tiết đao lá kìm nóc hình con phượng, con rồng hay vân mây uốn lượn, ngoài việc tranh trí tạo điểm nhấn cho phần mái trở nên uy nghiêm nó còn mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, ngăn chặn tà khí ở bốn phương đến xâm lấn căn nhà, cầu trấn hỏa, bảo vệ công trình.
Ngày nay, mái đao là kiểu mái nhà gỗ được sử dụng khá phổ biến trong các công trình từ đường, đền chùa..hoặc các công trình nhà gỗ theo lối miền Tây Nam Bộ.
4 mái đao - Nhà 7 gian gỗ Lim Cam tại Hà Nội
3. Số lượng tầng mái
Hiện nay, các kiểu mái nhà đều mang phong cách mái khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là nhà gỗ 1 tầng mái bởi sự đơn giản và phù hợp với nhiều loại công trình nhà gỗ. Tuy nhiên với những công trình lớn, những công trình Từ đường của cả gia đình dòng họ hoặc những công trình tôn giáo đền chùa thì số lượng tầng mái thường sẽ từ 2 tầng mái đổ lên, tạo nên sự bề thế hoành tráng cho những công trình trăm năm để đời.
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc một số hình ảnh nhà gỗ được AFP Nam Thành Phát đã thiết kế và thi công với số lượng các tầng mái khác nhau, phù hợp với từng loại công trình cũng như mục đích sử dụng của gia chủ.
1 tầng mái chảy - Nhà gỗ 5 gian tại Hà Nội
2 tầng mái chảy - Nhà hàng 5 gian tại Nam Định
2 tầng mái đao - Nhà 5 gian bằng gỗ Lim Campuchia tại Nam Định
3 tầng mái đao - Chùa Hội Am Hải Phòng
4 tầng mái đao - Chùa Long Sơn Trà Vinh
Những thông tin về các kiểu mái nhà gỗ mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên hy vọng rằng sẽ giúp quý khách hàng có thêm ý tưởng khi lựa chọn loại mái cho công trình nhà gỗ tương lai của gia đình, dòng họ mình.
Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Nam Thành Phát để được tư vấn một cách tốt nhất!
Bạn có thể tham khảo một số mẫu nhà gỗ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.999
Văn phòng: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Kiến trúc Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Từ khóa » Gỗ Lợp Mái Nhà
-
Ưu Nhược điểm Của Tấm Lợp Mái Gỗ Và Tấm Lợp Mái Ngói - Happynest
-
MÁI LỢP GỖ TỰ NHIÊN - VẬT LIỆU LỢP MÁI MỚI MÀ KHÔNG MỚI
-
Tấm Lợp Gỗ Pơ Mu
-
Những Mái Nhà Lợp Gỗ Sa Mu Trăm Năm Tuổi - VnExpress
-
Ưu Nhược điểm Của Tấm Lợp Mái Gỗ Và Tấm Lợp Mái Ngói - CIC32
-
Các Loại Tấm Lợp Mái Nhà Phổ Biến Nhất Hiện Nay - BlueScope Zacs
-
24 Mái Lợp Ngói Gỗ ý Tưởng Trong 2022 - Pinterest
-
BÀN VỀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU LỢP MÁI NHÀ DÂN DỤNG
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Các Vật Liệu Làm Mái Nhà ở Dân Dụng
-
Tấm Lợp Cho Mái Nhà Gỗ, Tấm Lợp Cho Mái Nhà Bungalow, Vật ...
-
Độc đáo Những Ngôi Nhà Lợp Gỗ Pơ Mu ở Làng Sáng - Báo Sơn La
-
Nhược điểm Của Vật Liệu Bằng Gỗ Và Sắt
-
Nhà Lợp Mái Gỗ độc đáo Khiến Ai Cũng Mê Mẩn