Các Kiểu Răng Hô Vẩu: Phân Loại Răng Và Cách điều Trị Hô Vẫu
Có thể bạn quan tâm
Răng vẩu ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt, khiến nhiều người mất tự tin. Hơn nữa, tình trạng răng vẩu còn tác động tới chức năng ăn nhai lâu dài. Vì thế hầu hết những người có răng bị vẩu cũng đều mong muốn khắc phục sớm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng răng bị vẩu ngay sau đây.
- 1. Giới thiệu về răng vẩu
- 2. Tại sao răng bị vẩu
- 2.1. Vẩu do răng
- 2.2. Răng vẩu do hàm
- 2.3. Răng vẩu do cả răng và hàm
- 3. Nguyên nhân xuất hiện răng vẩu
- 3.1. Do di truyền và bẩm sinh
- 3.2. Do sự mất cân đối trong phát triển xương hàm và răng
- 3.3. Do những thói quen xấu trong thời kỳ mọc răng
- 4. Các kiểu răng vẩu thường gặp hiện nay
- 4.1. Răng vẩu hàm trên
- 4.2. Răng vẩu hàm dưới
- 4.3. Răng vẩu hở lợi
- 4.4. Răng vẩu cằm lẹm
- 4.5. Răng vẩu môi dày
- 5. Cách khắc phục răng vẩu
- 5.1. Niềng răng cho răng mọc lệch
- 5.2. Bọc răng sứ đối với các ca nhẹ
- 5.3. Phẫu thuật hàm
- 5.4. Điều trị răng vẩu kết hợp răng và hàm lệch lạc
- 6. Cách phòng ngừa răng vẩu
- 6.1. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hàng ngày
- 6.2. Kiểm tra định kỳ và tư vấn từ bác sĩ nha khoa
- 6.3. Hạn chế những thói quen xấu
- 7. Câu hỏi thường gặp về răng vẩu
- 7.1. Răng vẩu có thể khắc phục được không
- 7.2. Răng vẩu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng
- 7.3. Làm thế nào để phân biệt răng vẩu và răng hô
- 7.4. Răng vẩu có thể tự điều chỉnh được không
- 7.5. Răng vẩu có thể gây ra các vấn đề khác không
- 7.6. Răng vẩu có thể ảnh hưởng đến ngoại hình không
1. Giới thiệu về răng vẩu
Răng vẩu là tình trạng hàm răng trên nhô ra trước nhiều hơn so với hàm dưới (1). Đây là dạng lệch khớp cắn phổ biến, do sự sai lệch tương quan giữa hàm trên và dưới. Răng bị vẩu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và trong cuộc sống hàng ngày.
Khi nhìn nghiêng khuôn miệng nhô ra phía trước làm khung hàm không cân đối, mất đi sự tự tin khi giao tiếp, khó khăn khi vệ sinh răng miệng,… Nếu tình trạng răng bị vẩu không nắn chỉnh sớm có thể tác động tới cấu trúc xương hàm, gây đau ở khớp thái dương hàm và ảnh hưởng phát âm.
2. Tại sao răng bị vẩu
Răng bị vẩu có thể xảy ra do răng, do hàm hoặc do cả răng và hàm, cụ thể như sau (2):
2.1. Vẩu do răng
Răng bị vẩu do răng xuất phát từ sự mọc không đúng vị trí của các răng, đặc biệt là răng cửa. Khi răng cửa mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với vị trí thẳng đứng, chúng tạo ra sự sai lệch giữa hai hàm răng. Do đó làm mất đi sự cân đối của khuôn mặt.
2.2. Răng vẩu do hàm
Răng bị vẩu do hàm xảy ra khi các răng mọc đúng vị trí, nhưng xương hàm trên hoặc hàm dưới phát triển không đồng đều. Từ đó làm cho xương hàm đưa ra ngoài quá mức, hai hàm răng không khớp với nhau.
2.3. Răng vẩu do cả răng và hàm
Đây là trường hợp vẩu phức tạp nhất, khi nguyên nhân đến từ cả răng và xương hàm. Những người bị vẩu dạng này thường gặp phải cả hai vấn đề: răng sai lệch và xương phát triển quá mức, chìa ra ngoài. Răng và hàm thiếu cân đối sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt và gây khó khăn khi nhai, nuốt.
3. Nguyên nhân xuất hiện răng vẩu
Nguyên nhân chính của răng bị vẩu thường là do di truyền và bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác như sự phát triển của xương, hàm và răng, thói quen xấu trong giai đoạn mọc răng cũng có thể làm răng bị vẩu.
3.1. Do di truyền và bẩm sinh
Theo nhiều nghiên cứu y khoa, tỷ lệ răng bị vẩu di truyền đạt tới 70%. Vì thế, nếu ông bà, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bạn có răng bị vẩu, vẩu thì thế hệ con cháu sau này có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.
3.2. Do sự mất cân đối trong phát triển xương hàm và răng
Răng vẩu thường xảy ra khi sự phát triển của xương hàm và răng không đồng bộ, khiến phần xương hàm hóp lại hoặc rộng ra, gây nên tình trạng vẩu, vẩu.
Cụ thể, nếu hàm quá nhỏ, răng không có đủ không gian để mọc, từ đó dẫn đến tình trạng chen chúc, đẩy nhô ra ngoài. Ngược lại, nếu xương hàm quá rộng so với răng, răng sẽ bị thưa và dẫn đến hô.
Đặc biệt, khi cả răng và hàm đều phát triển không đúng kích thước cũng như vị trí sẽ gây ra hô, vẩu nghiêm trọng, rất khó điều trị.
3.3. Do những thói quen xấu trong thời kỳ mọc răng
Những thói quen xấu trong thời kỳ mọc răng khiến cũng gây ra tình trạng răng bị vẩu gồm:
– Dùng bình sữa quá lâu: trẻ dùng bình sữa quá nhiều hoặc quá lâu có thể gây vấn đề về hàm, làm răng mọc sai vị trí và tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến miệng
– Sử dụng núm vú giả: trẻ sử dụng núm vú giả trong thời gian dài có thể khiến răng mọc không đúng vị trí hoặc bị sâu
– Mút ngón tay: nguy cơ gặp các vấn đề về miệng là giống nhau giữa trẻ dùng núm vú giả và mút ngon tay
– Nghiến răng, chống cằm: những thói quen trên có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa lực cắn và lực kéo trên răng, dẫn đến hô
– Ngậm lưỡi hoặc đưa lưỡi lên trên miệng: thường xuyên ngậm lưỡi hoặc đẩy lưỡi trên miệng sẽ gây ra áp lực không cần thiết lên răng và hàm, gây ra tình trạng vẩu
4. Các kiểu răng vẩu thường gặp hiện nay
Có 5 kiểu răng vẩu phổ biến thường gặp hiện nay là răng bị vẩu hàm trên, răng bị vẩu hàm dưới, răng bị vẩu hở lợi, răng bị vẩu cằm lẹm và răng bị vẩu môi dày.
4.1. Răng vẩu hàm trên
Răng bị vẩu hàm trên diễn ra khi cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức, nhô ra và không khớp với hàm dưới.
Đây là một trong các dạng vẩu phổ biến, tùy vào mức độ vẩu mà tác động đến cấu trúc khuôn mặt, khả năng ăn nhai, phát âm,… cũng khác nhau.
4.2. Răng vẩu hàm dưới
Tình trạng ngược lại của vẩu hàm trên là vẩu hàm dưới, khi xương cằm phát triển không đồng đều, làm cho các răng ở hàm dưới bị lệch ra bên ngoài so hàm trên.
Vẩu hàm dưới có nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau nhưng chúng đều gây lệch khớp cắn, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, đau đớn và ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.
4.3. Răng vẩu hở lợi
Vẩu hở lợi là tình trạng răng và nướu có độ dài không tương xứng với nhau, khiến nướu bị lộ ra quá nhiều khi cười hoặc nói chuyện.
Tình trạng vẩu hở lợi khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng như sâu, viêm lợi, khó khăn khi ăn, nhai, nói chuyện,…
4.4. Răng vẩu cằm lẹm
Xảy ra khi cấu trúc xương hàm quá ngắn khiến dáng cằm bị hụt vào trong cổ, làm cho khuôn mặt mất sự cân đối vốn có. Khi nhìn nghiêng sẽ dễ dàng nhận ra tình trạng vẩu hàm trên và lẹm cằm ở hàm dưới.
4.5. Răng vẩu môi dày
Có thể nói, răng bị vẩu là một trong yếu tố khiến cho môi trở nên dày hơn. Cụ thể, khi hàm trên chìa ra ngoài quá mức, khiến phần môi trên bị kéo căng ra để che đi phần răng đó và tạo cảm giác đôi môi nhọn, dày hơn so với thông thường.
5. Cách khắc phục răng vẩu
Nếu bạn nhận thấy mình có những biểu hiện của răng bị vẩu, hãy nhanh chóng đến nha khoa thăm khám để có cách khắc phục phù hợp nhất. Qua đó lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai. Các cách điều trị phổ biến hiện nay là: niềng răng, bọc răng sứ, phẫu thuật hàm, điều trị vẩu kết hợp răng và hàm lệch lạc.
5.1. Niềng răng cho răng mọc lệch
Niềng răng là giải pháp hiệu quả cho các trường hợp răng mọc lệch, giúp cải thiện các khuyết điểm từ nhẹ tới nặng sai lệch do răng (3). Phương pháp này sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, hoặc khay niềng trong suốt để tạo lực kéo phù hợp. Nhờ đó dịch chuyển các răng về đúng vị trí thẳng đều và cân đối hơn.
Ưu điểm:
– Niềng răng có thể khắc phục triệt để tình trạng răng mọc lệch, mang lại hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn và gương mặt cân đối, hài hòa hơn
– Phương pháp không xâm lấn và không tác động đến cấu trúc răng thật, giúp bảo tồn răng tối ưu
– Kết quả của niềng răng có thể là vĩnh viễn nếu tuân thủ đúng cách chăm sóc và duy trì tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nhược điểm:
– Thời gian niềng răng khá lâu, có thể kéo dài từ 18 – 24 tháng hoặc thậm chí lâu hơn đạt hiệu quả
– Trong quá trình niềng răng, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để tránh ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng
– Chi phí niềng răng khá cao, đặc biệt là đối với những phương pháp niềng răng hiện đại như niềng răng mắc cài trong suốt
5.2. Bọc răng sứ đối với các ca nhẹ
Bọc răng sứ được áp dụng cho trường hợp vẩu nhẹ, không bị lệch khớp cắn nhiều. Bác sĩ sẽ mài đi một phần răng thật, sau đó dùng phần răng thật còn lại làm cùi răng và bọc lớp mão sứ bên ngoài. Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp bạn lấy lại được hàm răng trắng sáng và đều đẹp trong thời gian ngắn.
Ưu điểm:
– Mang lại kết quả thẩm mỹ cao, nụ cười trở nên tự tin hơn. Răng sứ có màu sắc tự nhiên và hài hòa với tổng thể hàm răng
– Quy trình thực hiện bọc sứ thường rất nhanh chóng, chỉ mất 5 – 7 ngày là đã hoàn thành, giúp bạn có được kết quả như ý
Nhược điểm:
– Cần mài đi một phần của răng thật để tạo không gian cho mão sứ, nếu thực hiện không chuẩn xác sẽ làm hỏng cấu trúc của răng thật, có nguy cơ viêm nhiễm
– Răng sứ có tuổi thọ từ 5 – 8 năm, cần thay mới sau một thời gian sử dụng
– Có thể bị mẻ, vỡ khi ăn đồ quá cứng
5.3. Phẫu thuật hàm
Trong trường hợp, răng bị vẩu nặng do cấu trúc xương hàm thì cần tiến hành phẫu thuật hàm để khắc phục (4). Quy trình thực hiện sẽ nắn chỉnh hoặc cắt bỏ một phần xương hàm. Phẫu thuật hàm không chỉ khắc phục triệt để tình trạng răng bị vẩu mà còn cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt.
Ưu điểm:
– Mang lại hiệu quả tốt cho những trường hợp răng bị vẩu nặng. Bằng việc cắt bỏ một phần xương hàm dư thừa và điều chỉnh vị trí của hàm sẽ đảm bảo hiệu quả cao và ổn định
– Sau khi phẫu thuật, khuôn mặt sẽ cân đối hơn với khớp cắn chuẩn
– Kết quả vĩnh viễn, giúp tiết kiệm thời gian, không để lại sẹo trên khuôn mặt
Nhược điểm:
– Chi phí thực hiện cao
– Yêu cầu bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị hiện đại để thực hiện
5.4. Điều trị răng vẩu kết hợp răng và hàm lệch lạc
Với trường hợp phức tạp, khi cả răng và hàm sai lệch, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp phẫu thuật và niềng răng. Phẫu thuật sẽ can thiệp vào cả răng và hàm để đạt được kết quả tối ưu nhất.
Ưu điểm:
– Kết hợp phẫu thuật hàm và niềng răng sẽ giải quyết cả răng và hàm lệch lạc, đảm bảo kết quả toàn diện và cân đối
– Kết quả được duy trì lâu dài
Nhược điểm:
– Thời gian điều trị lâu, đầu tiên cần đợi hồi phục sau khi phẫu thuật hàm rồi mới niềng răng. Quá trình niềng răng sẽ kéo dài từ 18 – 36 tháng tùy từng trường hợp
– Cần chăm sóc kỹ lưỡng và thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sát sao nhất
– Chi phí thực hiện cao vì kết hợp giữa 2 phương pháp là phẫu thuật và niềng răng
6. Cách phòng ngừa răng vẩu
Xử lý các vấn đề răng miệng sớm, hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng, vệ sinh đúng cách, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học là những cách phòng ngừa răng bị vẩu và duy trì hàm răng đều đẹp sau điều trị.
6.1. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hàng ngày
Sau điều trị răng bị vẩu, bạn nên thực hiện những việc dưới đây để giữ hàm răng đều đẹp dài lâu:
– Tạo thói quen vệ sinh miệng đúng cách, chải răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Fluoride để răng chắc khỏe hơn
– Chải răng theo chiều dọc, đặc biệt tập trung chải ở mặt trong và răng hàm
– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước làm sạch hết các kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn, mảng bám tích tụ
– Súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày với nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn, súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn, uống
– Thay đổi bàn chải thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng để đảm bảo hiệu quả vệ sinh miệng
– Tránh đánh răng quá mạnh, việc đánh quá mạnh có thể gây hại cho men răng và tổn thương nướu, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D giúp răng chắc khỏe
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
– Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống nhiều đường,… để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng
– Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, nhiều tinh bột,… Bởi đây là những loại thức ăn có khả năng hình thành mảng bám cao. Tránh ăn đồ quá cứng, quá dai
– Tập thể dục hàng ngày, xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng
6.2. Kiểm tra định kỳ và tư vấn từ bác sĩ nha khoa
Đến khám nha sĩ khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, bởi đây là việc rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề đó trở nên nghiêm trọng, giảm gánh nặng chi phí điều trị cũng như phòng biến chứng.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên lịch khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng, từ đó điều trị hiệu quả nhất.
6.3. Hạn chế những thói quen xấu
Cần hạn chế các thói quen xấu như:
– Cai sữa, núm vú giả sớm, theo đó độ tuổi được các chuyên gia khuyến cáo là khi trẻ được khoảng 24 tháng tuổi
– Từ bỏ thói quen mút ngón tay
– Hạn chế nghiến răng, chống cằm, ngậm lưỡi hoặc đưa lưỡi lên trên miệng
– Tránh nhai thức ăn cứng hoặc dùng răng để mở nắp chai
7. Câu hỏi thường gặp về răng vẩu
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về răng bị vẩu cũng như câu trả lời chi tiết để giúp bạn có thông tin chuẩn xác nhất.
7.1. Răng vẩu có thể khắc phục được không
Răng bị vẩu có thể được khắc phục được bằng các phương pháp như niềng răng, bọc răng sứ hoặc phẫu thuật hàm. Quyết định về phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng vẩu và nguyên nhân gây ra. Với trường hợp vẩu nhẹ do răng thì có thể thực hiện bọc sứ, răng bị vẩu nhiều hơn thì cần niềng răng. Còn trường hợp vẩu do hàm sẽ được chỉ định phẫu thuật.
7.2. Răng vẩu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng
Răng bị vẩu trước hết sẽ cản trở đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Răng bị chìa ra dễ khiến thức ăn kẹt lại, khó làm sạch bằng bàn chải thông thường. Về lâu dài gây nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu,…
Hơn nữa, nếu không điều trị kịp thời, răng bị vẩu còn tác động tiêu cực đến cấu trúc xương hàm và chức năng nhai, cũng như gây ra vấn đề về khớp thái dương hàm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của hàm răng.
7.3. Làm thế nào để phân biệt răng vẩu và răng hô
Răng hô là tình trạng nhẹ của răng bị vẩu. Người có răng hô thì răng chỉ hơi chìa ra ngoài. Còn với khuôn răng bị vẩu, răng hàm dưới bị thụt sâu vào trong so với hàm trên, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
7.4. Răng vẩu có thể tự điều chỉnh được không
Răng bị vẩu không thể tự điều chỉnh được mà cần sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng vẩu, có thể cần phải áp dụng các phương pháp điều trị như niềng răng hoặc phẫu thuật để điều chỉnh vị trí của răng và hàm. Quy trình thực hiện cần có sự kiểm tra và điều chỉnh của các bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất và tránh biến chứng xảy ra.
7.5. Răng vẩu có thể gây ra các vấn đề khác không
Răng bị vẩu có thể gây ra nhiều vấn đề khác như làm mất cân đối của khuôn mặt, khó khăn trong ăn nhai. Khi thức ăn không được nhai kỹ, gây nhiều bệnh lý đến đường tiêu hóa và đường ruột.
7.6. Răng vẩu có thể ảnh hưởng đến ngoại hình không
Răng bị vẩu có ảnh hưởng đến ngoại hình bởi chúng sẽ làm thay đổi hình dạng tổng thể của khuôn mặt. Miệng nhô ra quá mức sẽ làm cho cằm và môi không cân xứng, gây cảm giác tự ti khi cười.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu đầy đủ về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa răng vẩu. Răng bị vẩu không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Do đó, bạn nên đến nha khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Chúc bạn luôn sở hữu hàm răng trắng khỏe, đều đẹp để tự tin tỏa sáng.
Từ khóa » Hình ảnh Chế Răng Hô
-
Khám Phá Loạt Hình ảnh Răng Hô Trước Và Sau Khi Niềng
-
Chùm ảnh: Những Hàm Răng Kinh Hoàng (P.2) - Hài Hước - Việt Giải Trí
-
Top 13 ảnh Chế Răng Vẩu Mới Nhất Năm 2022
-
Trọn Bộ Hình ảnh Thay đổi Bất Ngờ Trước - Sau Niềng Răng
-
Cách Cười Cho Răng Hô Che Lấp HOÀN TOÀN Khuyết điểm
-
Răng Hô Cười Sao Cho đẹp? Cách Khắc Phục Răng Hô để Có Nụ Cười ...
-
Hiện Tượng MXH "anh Răng Hô Và Em Ngờ Nghệch" Ngày ấy - Kenh14
-
Nhận Biết 2 Dạng Răng Hô: Hô Hàm Và Hô Răng - Nha Khoa Việt Nha
-
Niềng Răng Hô - Nha Khoa AVA
-
Niềng Răng Hô Bằng Kỹ Thuật 3D Hiệu Quả Theo đúng Liệu Trình
-
Các Thói Quen Xấu ảnh Hưởng đến Răng Miệng Và Hàm Mặt
-
Các Trường Hợp Răng Hô, Cách Phân Biệt Và Phương Pháp điều Trị
-
GIẢI ĐÁP: Niềng Răng Hô Bao Nhiêu Tiền? | TCI Hospital