Các Thói Quen Xấu ảnh Hưởng đến Răng Miệng Và Hàm Mặt
Có thể bạn quan tâm
Các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng và hàm mặt
- Các thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến răng miệng của bệnh nhân. Thông thường thời gian tác động của các thói quen xấu nầy kéo dài rất lâu mà bệnh nhân không biết, có khi bệnh nhân biết mà không tự sửa chữa được. Việc tập để thay đổi một thói quen xấu rất khó cần phải có sự can thiệp của cha mẹ vì phải chỉnh sửa ngay từ khi trẻ mới thay răng vĩnh viễn. Khi trẻ đã lớn, hàm răng bị lệch lạc, nếu có chỉnh hình răng mà không bỏ thói quen xấu thì sau một thời gian, hàm răng sẽ bị lệch lạc trở lại như cũ.
* Tật thở miệng (Mouth breath):
- Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.
- Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở (open bite), nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.
- Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường (polycaries), vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.
- Điều trị tật thở miệng rất khó, nhất là cha mẹ của bé phải biết và phát hiện sớm. Đầu tiên là phải chửa bệnh về mũi để trẻ không bị nghẹt đường mũi. Ban đêm phải cho trẻ mang hàm tiền chỉnh nha (trainer) do các BS RHM cung cấp. Hàm tiền chỉnh nha giúp cho trẻ cắn hai hàm lại khi ngủ và không thở miệng được. Nếu phát hiện sớm tật thở miệng có thể điều chỉnh được lệch lạc của hàm răng. Tuổi tốt nhất để chỉnh thói quen xấu nầy là từ 9 tuổi đến 15 tuổi. Nếu răng của trẻ đã lệch lạc nhiều thì phải cho trẻ đeo khí cụ chỉnh nha và sau khi đã chỉnh răng lại tốt rồi cũng phải đeo hàm trainer để duy trì.
* Tật đẩy lưỡi: (Tongue thrusting)
- Tật đẩy lưỡi cũng giống như thở miệng, bệnh nhân không biết mình có tật đẩy lưỡi và thường chỉ do các BS RHM khám và phát hiện. Bình thường lưỡi của bệnh nhân luôn luôn thụt về phía sau , khi hai hàm răng cắn lại, và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường. Ở bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi: lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng, và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại lưỡi đẩy về trước.
Ở bệnh nhân có lưỡi to hơn bình thường cũng gây trở ngại cho việc nói chuyện và ăn nuốt của bệnh nhân. Khi có lưỡi to, trẻ sẽ chậm biết nói, dễ bị nói ngọng . Do thể tích lưỡi lớn nên khi nuốt, khi ăn, lưỡi co vào khó hơn là đẩy ra.
Lực đẩy của lưỡi rất mạnh, do đó nếu thói quen xấu nầy tồn tại, nhóm răng cửa sẽ bị đẩy về phía trước, bệnh nhân sẽ bị vẫu cả hai hàm, cắn hở nhóm răng cửa và muốn cắn phía trước sẽ không được, thí dụ cắn hột dưa, bệnh nhân phải dùng răng trong mới cắn được.
Điều trị:
- Khi đi khám RHM, BS phải chú ý đến tật đẩy lưỡi và báo cho cha mẹ của trẻ biết vì nhiều người đã trưởng thành rồi mà vẫn không biết mình có tật đẩy lưỡi. Nếu hậu quả của tật đẩy lưỡi không trầm trọng thì nó chỉ gây nên khớp cắn hở, không bị lệch lạc răng nhiều thì không cần phải mang khí cụ chỉnh hình răng mà chỉ cần cho bệnh nhân đeo hàm tiền chỉnh nha (hàm trainer).
Khi bệnh nhân có răng bị hô và cắn hở nhiều, trong khi đeo hàm để chỉnh cung răng, BS sẽ gắn thêm bên trong hàm một vài đầu nhọn bằng kim loại để khi lưỡi đưa ra chạm vào đầu nhọn bị đau sẽ tự động rút trở lại. Một thời gian sau lưỡi sẽ quen và không còn đẩy ra nữa.
* Tật bú ngón tay và bú núm vú cao su: (Thumb sucking)
- Thói quen bú núm vú cao su là thói quen xấu do bà mẹ hoặc người vú nuôi tập cho bé. Thói quen này chỉ làm ảnh hưởng đến răng sữa làm cho răng của bé không cắn khít được, hàm trên bị chìa ra (Over jet). Do hàm răng bị hở phía trước bé dễ bị nói ngọng, phát âm không chính xác các âm "sờ", "chờ". Lớn lên thay cho núm vú bé sẽ có thói quen mút ngón tay, thường là ngón tay cái. Nếu đến tuổi đi học và tuổi thay răng, từ 7 tuổi trở đi bé đã có răng cửa vĩnh viễn, mọc thay thế cho các răng sữa, bé không bỏ được thói quen bú ngón tay thì răng cửa trước sẽ bị lệch lạc, chìa ra, hô răng (over jet) và khớp cắn hở (open bite).
Điều trị:
- Vì là thói quen nên phải có biện pháp giáo dục của cha mẹ cũng như thầy cô giáo. Khi bé còn nhỏ thì động viên, đưa ra các hình thức khen thưởng để bé biết là không được bú núm vú nữa, cha mẹ không được la rầy hay chế nhạo ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé. Vì tật bú núm vú là do mẹ và người vú em, nên nếu biết là không tốt thì ngay từ đầu không nên tập cho bé, nếu đã là thói quen thì rất khó bỏ, và phải bỏ từ từ.
Đến tuổi đi học cũng vậy, với trẻ có thói quen bú tay, cha mẹ và cô giáo nên khuyên răn trẻ để trẻ biết thói quen trên là xấu vì nó ảnh hưởng đến hàm răng, làm các răng cửa bị lệch lạc, làm giọng nói bị ngọng.
* Tật cắn môi (lip biting):
- Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít (open bite), trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được
* Tật nghiến răng:
- Tật nghiến răng xảy ra thường xảy ban đêm ở các lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Tật nghiến răng là do căng thẳng thần kinh, người lớn bị stress do công việc ban ngày và kéo dài trong đêm, thần kinh vẫn còn căng thẳng. Học sinh, sinh viên bị áp lực học tập và thi cử nặng nề ảnh hưởng làm căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ cũng bị tật nghếin răng.Còn ở trẻ em, có thể do bị ký sinh trùng đường ruột, do sán, lãi kim, làm cho cơ thể trẻ luôn bị bứt rứt khó chịu.
- Hậu quả của tật nghiến răng là răng 2 hàm sẽ bị mòn, nếu bệnh nhân nghiến răng trong thời gian dài, các mặt răng sẽ bị mòn nhẵn gây ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, chua quá, hay ngọt quá đều làm cho bệnh nhân đau. Lực nghiến răng thường rất mạnh, do trong lúc ngủ là vô thức, bệnh nhân không biết được là mình đang nghiến răng chỉ có người ngủ bên cạnh mới nghe được tiếng ken két của 2 hàm răng chạm nhau. Lực nghiến răng lâu ngày còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm (TMJ: temporo-maxilary joint) làm bệnh nhân thường xuyên đau khớp nhai rất khó chịu. Càng để lâu chấn thương trên khớp không thể hồi phục, khớp bị mòn, dây chằng các cơ nhai bị dãn ra và bệnh nhân sẽ bị sai khớp khi há miệng lớn hoặc khi ngáp. Bệnh nhân có khớp nhai bị lỏng thường bị sai khớp vào ban đêm, khi ngáp há miệng to và hàm dưới bị trượt ra ngoài, bệnh nhân không cắn lại được mà phải vào cấp cứu để đẩy hàm dưới trở vào khớp.
Ở trẻ em, tật nghiến răng không gây hậu quả nghiêm trọng như ở người lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này.
- Điều trị tật nghiến răng phải biết rõ nguyên nhân: Đối với người lớn nên đi khám nội khoa để biết được nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh. Về ban đêm có thể uống thuốc an thần nhẹ như lexomil hay seduxen. Tuy nhiên khi dùng thuốc an thần phải có chỉ định của BS và không thể dùng trong thời gian lâu được. Để tránh ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm bệnh nhân phải đi khám Bác sĩ Răng Hàm Mặt, giải pháp điều trị thường là cho bệnh nhân đeo một máng nhựa nằm giữa 2 hàm răng và cho bệnh nhân đeo trong lúc ngủ. Máng chống nghiến răng bằng nhựa mềm và bảo vệ cho răng không bị chấn thương khi bệnh nhân nghiến răng
Ở trẻ em nên đi khám để uống thuốc tẫy giun sán, nhất là giun kim làm cho trẻ thường xuyên bị ngứa hậu môn và bức rứt trong lúc ngủ.
* Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái:
- Các thói quen nầy thường gặp ở tuổi đi học, và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ. Tật cắn kim khâu ở những thợ may và cắn đinh ở thợ mộc cũng đưa đến hậu quả là mòn răng và mẻ răng, làm cho răng cửa không cắn khít được
- * Tật cắn viết, cắn bút chì, cắn nút chai, dùng răng để mở nút chai đều tai hại về lâu dài.
- Răng bị mòn và mẻ làm mất thẫm mỹ, nhưng chấn thương trên răng lâu dài có thể làm răng bị chết tủy và tai hại hơn là gây nhiễm trùng trên gốc răng mà bệnh nhân không biết. Trong trường hợp nầy nếu không chữa đúng cách răng có thể bị nhỗ vì nhiễm trùng trên xương hàm.
* Tật chống cằm:
- ở tuổi đi học, bé cũng hay có thói quen chống cằm trong lúc ngồi học, hậu quả là xương hàm dưới phát triển không đều có thể gây bất đối xứng trên khuôn mặt
* Tật ôm gối ngủ:
- Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Người lớn cũng thường hay ôm gối ngủ do thói quen có từ thuở nhỏ, nhưng ôm gối ngủ một bên thì không tốt, tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau, vi lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành.
Trong các thói quen xấu trên đây chỉ có tật thở miệng, đẩy lưỡi và bú ngón tay là thường gây nên lệch lạc rõ ràng cho răng miệng của trẻ. Trẻ em từ 9 đến 15 tuổi nên đi khám Bác sĩ Răng Hàm Mặt để phát hiện, chẫn đoán sớm hàm răng bị lệch lạc và có biện pháp khắc phục. Nếu lệch lạc hàm răng còn nhẹ có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha phòng ngừa cho trẻ. Trong chỉnh nha phòng ngừa trẻ em được mang hàm trainer để chỉnh các bắp thịt môi, má và lưỡi do các thói quen có từ nhỏ. Sau khi đã loại bỏ các nguy cơ do thói quen xấu mà răng vẫn còn lệch lạc thì các BS chuyên về chỉnh nha mới tiến hành cho bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh hình răng.
- Rất nhiều trường hợp sau khi đã chỉnh răng lại tốt rồi, thì một thời gian sau răng của bệnh nhân trở lại lệch lạc như cũ là do trong quá trình chỉnh sửa, BS không chú ý đến các thói quen xấu của bệnh nhân vì vậy mà kết quả không đạt yêu cầu.
- Bs.Trần Ngọc Đỉnh
- Bệnh Viện Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA Địa chỉ : 290 Hai Bà Trưng - P.Tân Định - Q.1 - TP.HCM Hotline : 0822.297.297
Từ khóa » Hình ảnh Chế Răng Hô
-
Khám Phá Loạt Hình ảnh Răng Hô Trước Và Sau Khi Niềng
-
Chùm ảnh: Những Hàm Răng Kinh Hoàng (P.2) - Hài Hước - Việt Giải Trí
-
Top 13 ảnh Chế Răng Vẩu Mới Nhất Năm 2022
-
Trọn Bộ Hình ảnh Thay đổi Bất Ngờ Trước - Sau Niềng Răng
-
Cách Cười Cho Răng Hô Che Lấp HOÀN TOÀN Khuyết điểm
-
Các Kiểu Răng Hô Vẩu: Phân Loại Răng Và Cách điều Trị Hô Vẫu
-
Răng Hô Cười Sao Cho đẹp? Cách Khắc Phục Răng Hô để Có Nụ Cười ...
-
Hiện Tượng MXH "anh Răng Hô Và Em Ngờ Nghệch" Ngày ấy - Kenh14
-
Nhận Biết 2 Dạng Răng Hô: Hô Hàm Và Hô Răng - Nha Khoa Việt Nha
-
Niềng Răng Hô - Nha Khoa AVA
-
Niềng Răng Hô Bằng Kỹ Thuật 3D Hiệu Quả Theo đúng Liệu Trình
-
Các Trường Hợp Răng Hô, Cách Phân Biệt Và Phương Pháp điều Trị
-
GIẢI ĐÁP: Niềng Răng Hô Bao Nhiêu Tiền? | TCI Hospital