Các Kỹ Thuật Biểu Diễn Của Một Nghệ Sĩ Chuyên Nghiệp

Các kỹ thuật biểu diễn của một nghệ sĩ chuyên nghiệp (1) 27/07/2024 Hồng Ngọc Theo dõi chúng tôi trên Google News logo png

Để trở thành một người nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, ngoại trừ việc sở hữu một giọng hát hay, bạn còn cần phải có kỹ năng thể hiện mình trên sân khấu một hiệu quả nhất để gây sự chú ý của khán giả. Sau đây Thu Âm Việt  chia sẻ cho các bạn biết những kỹ thuật biểu diễn chuyên nghiệp của các ca sĩ.

Nội dung bài viết
  • A. Trước hết bạn cần phải biết nghệ thuật buổi diễn là gì?
  • B. 5 kỹ thuật biểu diễn cơ bản của một người ca sĩ chuyên nghiệp
    • Động tác chào khán giả
    • Ánh mắt, hướng nhìn
    • Kỹ năng hát kết hợp với động tác và nhảy, múa trên sân khấu

Kỹ thuật biểu diễn của ca sĩ

Kỹ thuật biểu diễn của ca sĩ

A. Trước hết bạn cần phải biết nghệ thuật buổi diễn là gì?

Nghệ thuật biểu diễn là những hình thức nghệ thuật khác với nghệ thuật tạo hình trước đây: nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng, trong khi nghệ thuật thị giác sử dụng các vật liệu như đất sét, kim loại hoặc sơn có thể được đúc hoặc biến đổi để tạo ra một số đối tượng vật chất cho nghệ thuật. Thuật ngữ "nghệ thuật biểu diễn" đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1711.

Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn nghệ thuật trước khán giả được gọi là nghệ sĩ biểu diễn. Nó bao gồm các diễn viên, diễn viên hài, diễn viên múa, ảo thuật, nghệ sĩ xiếc, nhạc sĩ, và các ca sĩ. Nghệ thuật biểu diễn cũng được hỗ trợ bởi các nhân viên trong các lĩnh vực có liên quan, chẳng hạn như sáng tác, biên đạo múa và dựng kịch và họ truyền cảm hứng cho khán giả xem buổi diễn đó.

Kỹ thuật buổi diễn chuyên nghiệp

Kỹ thuật buổi diễn chuyên nghiệp

>>>Xem thêm các thiết bị ánh sáng không thể thiếu trong các MV sân khấu ca sĩ chuyên nghiệp

B. 5 kỹ thuật biểu diễn cơ bản của một người ca sĩ chuyên nghiệp

  • Động tác chào khán giả

Sự xuất hiện đầu tiên của ca sĩ sẽ tác động đến ấn tượng, tình cảm của khán giả. Vì vậy, người nghệ sĩ phải chú ý đến động tác chào khi ra biểu diễn. Động tác chào không chỉ thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự với người xem mà còn thể hiện yếu tố thẩm mỹ và sự hiểu biết của người nghệ sĩ. Đôi khi chỉ cần quan sát động tác chào, khán giả cũng có thể đánh giá được đẳng cấp, sự tự tin, sự chuyên nghiệp của người biểu diễn. Có một số nghệ sĩ biểu diễn thật tuyệt vời nhưng đến khi kết bài, chào khán giả, họ lại thực hiện vội vàng như “chào khoán” cũng phần nào giảm đi thiện cảm của người xem.

Trong biểu diễn ca hát ngày nay, động tác chào thông dụng vẫn được các ca sĩ thể hiện là người cúi ở mức độ vừa phải, hai tay thả lỏng tự nhiên dọc theo thân người hoặc tay trái để thẳng tự nhiên, tay phải đưa lên ngực trái ở tim. (Tuy nhiên, cũng có ca sĩ không hiểu được ý nghĩa của động tác này đã để tay trái lên ngực phái) Động tác này để bày tỏ sự cảm ơn với tình cảm của khán giả, và như để thể hiện rằng khán giả luôn trong tim người nghệ sĩ, khán giả là động lực để người nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo nghệ thuật.

Chào khán giả đúng cách

Chào khán giả đúng cách

  • Ánh mắt, hướng nhìn

Khi tạo ra con người, “Thượng Đế” đã khéo léo ban tặng cho chúng ta năm giác quan với tất cả tâm hồn và cảm xúc để con người cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của cuộc sống giữa vũ trụ bao la. Trong những giác quan ấy, đôi mắt nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Người xưa đã có câu “Giàu hai con mắt”. Đôi mắt còn là biểu tượng của tin yêu và niềm hy vọng. Chẳng phải thế mà từ lâu chúng ta đã được nghe câu danh ngôn bất hủ “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Tâm hồn của con người vô cùng phức tạp với sự thay đổi những tình cảm: yêu thương, giận hờn, căm ghét, đau khổ… Muốn biết tâm hồn ẩn chứa những gì có thể tìm hiểu phần nào qua đôi mắt.

Với người nghệ sĩ biểu diễn, đôi mắt là phương tiện biểu hiện quan trọng. Trong nghệ thuật biểu diễn thanh nhạc, ngoài khả năng thể hiện tình cảm bài hát qua giọng hát, người ca sĩ còn phải biết thể hiện những suy tư, trăn trở của mình về tác phẩm qua ánh mắt. Người ca sĩ cần biết lúc nào nhìn xuống khán giả, nói với khán giả và lúc nào nhìn vào bạn diễn.

Một số ca sĩ, đặc biệt ca sĩ trẻ ít có kinh nghiệm sân khấu, thường gặp nhiều lúng túng, có sự biểu đạt chưa phù hợp với bài hát không chỉ ở khuôn mặt, đôi tay và cả đôi mắt. Nhiều ca sĩ khi hát ánh mắt luôn căng thẳng, không tập trung, đảo đi, đảo lại liên hồi, thậm chí mắt trợn ngược nhìn lên trần nhà. Có người mắt cứ nhìn xuống dưới chân như đang tìm kiếm vật gì trên sân khấu. Trong khi biểu diễn, nếu người ca sĩ làm những hành động như trên, ngoài việc mất khả năng tập trung chú ý sân khấu, vô tình người diễn viên đã bỏ phí một phương tiện hiệu quả để thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm.

Một kinh nghiệm khác lúc diễn trên sân khấu, khi nhìn xuống khán giả, diễn viên không nên nhìn thẳng vào mắt hay nhìn trực diện vào mặt ai, cứ nhìn vào một điểm trên trán hay nhìn vào khoảng không gian ngay trên đầu khán giả. Với cách nhìn như vây, khán giả sẽ có cảm giác nghệ sĩ đang nhìn, đang nói với họ nhưng kỳ thực người ca sĩ chẳng nhìn cụ thể vào ai. Cách nhìn này có thể giúp những người ít kinh nghiệm sân khấu đỡ cảm giác “run” khi hát. Trong trường hợp bắt buộc vừa hát vừa giao lưu với một khán giả cụ thể nào đó thì có thể sử dụng ánh mắt như khi giao lưu với bạn diễn.>>> Xem thêm các kỹ năng trong Rap mà người mới chơi Rap không thể bỏ qua.

  • Kỹ năng hát kết hợp với động tác và nhảy, múa trên sân khấu

Âm nhạc là môn nghệ thuật của âm thanh. Để thưởng thức cái hay, cái đẹp trong tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là các tác phẩm thanh nhạc, ngoài thính giác là chủ yếu, thị giác cũng đóng vai trò đáng kể. Cùng với thính giác, thị giác giúp người xem cảm nhận tác phẩm toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Như vậy, cùng với một số yếu tố ngoại lai khác (hoá trang, phụ trang, âm thanh, ánh sáng) trong quá trình biểu diễn, nếu người diễn viên ca nhạc biết cách kết hợp giữa giọng hát với sự vận động, một số động tác múa ở mức độ vừa phải sẽ giúp người xem thăng hoa hơn trong thưởng thức.

Kỹ năng hát kết hợp với động tác và nhảy, múa trên sân khấu

Kỹ năng hát kết hợp với động tác và nhảy, múa trên sân khấu

>>> Xem thêm quay MV Sân Khấu Chuyên Nghiệp TP.HCM

Trong biểu diễn thanh nhạc, người ta sử dụng rất nhiều động tác nhảy múa, nhưng có thể chia thành 3 loại là: Động tác minh hoạ, động tác biểu hiện, vũ đạo.

  • Động tác minh hoạ: Người xưa có câu nói “Lời nào bộ ấy” có nghĩa là khi chúng ta hát ca từ nói về điều gì thì có động tác minh hoạ cho lời ca ấy. Ví dụ như khi hát đến trời có thể chỉ tay hoặc nhìn lên cao, khi hát đến đất chỉ tay xuống đất, khi hát về nhân vật tôi chỉ tay vào bản thân… Động tác minh hoạ còn miêu tả hình tượng trong ca khúc. Như khi hát bài Qua sông của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đến câu “Hò khoan chị em chúng mình ta lướt nhanh con thuyền đưa các anh…”, người ca sĩ có thể dùng bàn tay và cơ thể diễn tả động tác đang chèo thuyền; hay khi hát ca khúc Cánh chim báo tin vui của nhạc sĩ Đàm Thanh đến đoạn tả tiếng chim, người ca sĩ có thể vừa hát vừa duyên dáng để tay lên miệng làm điệu bộ tả con chim đang hót.
  • Động tác biểu hiện: Khi hát người ca sĩ có thể sử dụng thêm các động tác ngoại hình như đôi bàn tay, đặc biệt là ánh mắt biểu hiện các tình cảm khi vui sướng, khi đau buồn, khi tức giận, lúc căm hờn… mọi trạng thái tình cảm chứa đựng trong bài và trong nội tâm người diễn viên. Có thể nói, động tác biểu hiện là những động tác thể hiện nhiều sự tinh tế. Với loại động tác này, ca sĩ có thể sử dụng hạn chế chuyển động nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả truyền tải thông tin lớn nhất tới người xem.

Như vậy, với việc lựa chọn các động tác vừa phải, thể hiện đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp người ca sĩ tăng thêm sự truyền cảm tới khán giả.

  • Động tác vũ đạo: Động tác vũ đạo hay được các ca sĩ biểu diễn dòng nhạc nhẹ, đặc biệt là nhạc dance sử dụng. Những động tác này thường không có ý nghĩa cụ thể, chức năng của nó là tạo thêm sự sinh động, lôi cuốn cho bài hát, hoặc thể hiện vẻ đẹp hình thể của diễn viên…

Động tác vũ đạo các ca sĩ sử dụng ngày nay rất đa dạng, phong phú. Khi luyện tập, ngoài yêu cầu về khả năng cảm thụ, các ca sĩ cần phải có thể lực tốt. Việc hát kết hợp với nhảy múa liên tục, ở tốc độ nhanh sẽ mất nhiều sức, dễ gây ra hiện tượng hụt hơi. Để có những màn hát kết hợp với vũ đạo đẹp mắt, các ca sĩ phải đầu tư nhiều công sức cũng như thời gian luyện tập. Nhiều ca sĩ nổi tiếng về dòng nhạc dance hiện nay mỗi ngày đều dành từ một đến hai tiếng để luyện tập vũ đạo. >>> Xem thêm top 10 thực phẩm tốt và không tốt cho giọng hát

  • Kỹ năng trang điểm và trang phục trên sân khấu

Trang điểm - Make up và mang mặc trang phục biểu diễn là hoạt động luôn được các ca sĩ chú trọng, nhất là trong trình diễn phong cách nhạc nhẹ. Những thao tác này thường không có ý nghĩa cụ thể, những chức năng thì lại rất quan trọng, bởi nó tạo thêm sự sinh động cho việc thể hiện vẻ đẹp trên gương mặt của ca sĩ và tạo sự lôi cuốn cho khán giả khi thưởng thức tiết mục mà ca sĩ trình diễn.

Ngoài ra, việc dùng các dụng cụ trang điểm sẽ được học viên lựa chọn theo sở thích. Theo đó, các mảng sáng tối cũng như các điểm nhấn trên khuôn mặt phải thực hiện thao tác trang điểm phù hợp với trang phục khi thể hiện ca khúc.

  • Kỹ năng xử lý Micro

Khi trình diễn trên sân khấu, người ca sĩ ngoài việc sử dụng các kỹ năng trình diễn khác thì kỹ năng xử lý Micro lại có thêm sự lôi cuốn khán giả vào lối trình diễn của mình. Thực tế cho thấy, khi trình diễn, một số ca sĩ dùng Micro còn lúng túng, để quá gần hay quá xa và không kết hợp được kỹ năng xử lý Micro với kỹ năng hành động sân khấu. Vì vậy, đã không tạo được sự lôi cuốn trong lối trình diễn, cũng như sự da diết, mạnh mẽ, đau khổ hay cao trào của bài hát.

>>> Xem thêm Hướng dẫn cách chỉnh echo cho micro hát karaoke mới nhất 2020

Như vậy, kỹ năng trình diễn sân khấu thông qua áp dụng kỹ năng xử lý Micro sẽ đạt hiệu quả tốt khi được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp các ca sĩ tăng thêm sự truyền cảm với khán giả.

Qua bài viết trên,Thu Âm Việtđã hướng dẫn cho các bạn 5 kỹ thuật biểu diễn cơ bản của một người ca sĩ chuyên nghiệp giúp các bạn có thể truyền cảm xúc đến khán giả qua nhiều giác quan khác nhau một cách hiệu quả nhất.Thu Âm Việt hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến các bạn và ngoài ra bạn có thể tham khảo các khóa học hữu íchtại đây.

Dịch vụ tham khảo:

>>> Dịch vụ thu âm chuyên nghiệp

>>> Dịch vụ hòa âm phối khí

>>> Dịch vụ quay MV phòng thu - sân khấu

Bài viết liên quan:

>>>Top 10 thực phẩm tốt và không tốt cho giọng hát

>>> Các thiết bị ánh sáng không thể thiếu trong các MV sân khấu ca sĩ chuyên nghiệp

>>> Tìm hiểu về giọng hát và cách luyện giọng như ca sĩ

  • Chia sẻ bài viết này

Từ khóa » Các Ca Sĩ Là Gì