Nghề Ca Sĩ - “hào Quang” Tỏa Sáng Trong Ngành Nghệ Thuật - JobsGO

Đánh giá post

Trở thành ca sĩ có lẽ là một trong những ước mơ lớn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Thế nhưng, liệu có phải “cứ cầm mic lên là thành ca sĩ?”. Để giải đáp cho vấn đề này cũng như hiểu rõ hơn về nghề ca sĩ, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!

JobsGO Banner

Mục lục

  • Tìm hiểu chung về nghề ca sĩ
    • Nghề ca sĩ là gì?
    • Làm ca sĩ có phải chỉ hát?
    • Tố chất cần có để trở thành ca sĩ
  • Ca sĩ – nghề mang lại cho bạn nhiều hào quang, danh vọng
    • Trở thành người nổi tiếng
    • Mức thu nhập khủng
    • Mở rộng các mối quan hệ xã hội
  • Những khó khăn của nghề ca sĩ
  • Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?
  • Một số trường đào tạo ca sĩ nổi tiếng hiện nay

Tìm hiểu chung về nghề ca sĩ

Nghề ca sĩ là gì?

Ca sĩ được biết đến là nghề dành cho những người yêu thích, có năng khiếu về giọng hát. Cụ thể, họ sẽ thể hiện, biểu diễn các bài hát bằng chính chất giọng của mình theo nhiều thể loại nhạc khác nhau (pop, ballad, dân ca, trữ tình,…). Đến với nghề ca sĩ, các bạn sẽ được tự do thể hiện, trình diễn các bài hát theo phong cách phù hợp với bản thân, tạo nên nét đặc trưng riêng.

Tìm hiểu chung về nghề ca sĩ
Tìm hiểu chung về nghề ca sĩ

Làm ca sĩ có phải chỉ hát?

Nhiều người cho rằng ca sĩ thì chỉ hát, không biết làm các công việc liên quan khác. Tuy nhiên, trên thực tế, ca sĩ ngoài hát ra còn kiêm thêm khá nhiều hoạt động, công việc khác tùy theo khả năng, năng khiếu của họ. 

Đơn giản như một bài hát sôi động, ca sĩ sẽ phải vừa hát vừa nhảy để thể hiện đúng tinh thần của bài hát. Hay khi quay MV, ca sĩ còn phải tự làm diễn viên, hóa thân vào nhân vật để làm nổi bật nội dung, chủ đề của ca khúc,…

Bên cạnh đó, với một số ca sĩ đa di năng, họ còn có năng khiếu dancer, diễn viên chuyên nghiệp, làm MC, người mẫu,… tham gia rất nhiều chương trình với vai trò diễn giả hay sự kiện, bộ phim,…

👉 Xem thêm: Trợ lý nghệ sĩ là gì? Công việc của một trợ lý nghệ sĩ

Tố chất cần có để trở thành ca sĩ

Làm nghề ca sĩ thì quan trọng nhất là giọng hát, song đó không phải là tất cả mà các bạn còn cần rất nhiều tố chất liên quan khác như:

Tố chất cần có để trở thành ca sĩ
Tố chất cần có để trở thành ca sĩ
  • Có chất giọng tốt: Ca sĩ thì chắc chắn chất giọng phải thật tốt, khỏe, luyến láy chuẩn và thể hiện được bài hát một cách dễ nghe, đi vào lòng người.
  • Có kỹ thuật hát tốt: Hát hay thôi chưa đủ vì thực tế có rất nhiều người hát hay nhưng chưa thể trở thành ca sĩ. Điều quan trọng là bạn cần biết vận dụng giọng hát đó kết hợp với kỹ thuật thanh nhạc, lên – xuống các nốt đúng.
  • Khả năng trình diễn: đã làm ca sĩ chắc chắn bạn sẽ cần phải trình diễn trước nhiều khán giả. Do đó, bạn buộc phải thật tự tin, có khả năng lột tả được cảm xúc, tinh thần của bài hát gửi đến khán giả. Hơn nữa, chỉ có tự tin mới giúp giọng hát của bạn được hay, tốt nhất.
  • Ca sĩ cần có phong cách riêng để không bị xem là một màu, so sánh với người khác. Thật vậy, mỗi người đều sẽ có giọng hát, cá tính khác nhau. Nếu biết kết hợp, phát huy điểm mạnh đó thì các bạn sẽ dễ dàng nổi tiếng hơn là cứ thể hiện bình thường hay bắt chước người khác.
  • Ca sĩ cần phải có cảm xúc thì mới thể hiện được đúng tâm trạng, nội dung mà bài hát muốn truyền tải.

Ca sĩ – nghề mang lại cho bạn nhiều hào quang, danh vọng

Mọi người vẫn thường nói, ca sĩ là nghề có nhiều hào quang, danh vọng. Vậy điều đó có thực sự đúng hay không? Và những lợi ích nghề này mang lại cho các bạn là gì?

Trở thành người nổi tiếng

Ca sĩ - nghề mang lại cho bạn nhiều hào quang, danh vọng
Ca sĩ – nghề mang lại cho bạn nhiều hào quang, danh vọng

Trước hết, khi trở thành ca sĩ, có sản phẩm được ra mắt tức là các bạn đã được khán giả, công chúng biết đến, dù ít hay nhiều. Và nếu bạn có tài năng cùng với sự may mắn thì chắc chắn dần dần sẽ trở nên nổi tiếng hơn nữa, là người của showbiz, của công chúng. Sự nổi tiếng này là rất tuyệt vời mà bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng đều mong muốn. Bởi nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ về sau.

Mức thu nhập khủng

Làm ca sĩ bạn sẽ có mức thu nhập vô cùng khủng. Ban đầu, khi chưa quá nổi tiếng, bạn có thể chỉ hát các show nhỏ và catse chỉ vài triệu đồng. Tuy nhiên, khi đã được nhiều người biết đến, được mời hát cho các chương trình tầm cỡ lớn, catse một show của bạn có thể lên đến vài chục, vài trăm, thậm chí cả tỷ đồng. Đây là con số rất đáng ngưỡng mộ mà ai cũng muốn đạt được khi dấn thân vào giới nghệ thuật.

Mở rộng các mối quan hệ xã hội

Không chỉ nổi tiếng, thu nhập tốt, bạn còn có thêm rất nhiều mối quan hệ xã hội. Đó là mối quan hệ đồng nghiệp với các ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ,… khác. Đó là mối quan hệ với báo chí, tổ chức về sự kiện, nhãn hàng,… Nhờ các mối quan hệ này, bạn sẽ có thêm nhiều show diễn, công việc, sự nghiệp sau này cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

👉 Xem thêm: Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong hoạt động Marketing

Những khó khăn của nghề ca sĩ

Những khó khăn của nghề ca sĩ
Những khó khăn của nghề ca sĩ

Cũng tương tự như những nghề khác trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí, nghề ca sĩ cũng có những khó khăn, vất vả nhất định sau ánh hào quang. Không phải cứ cầm mic lên là làm ca sĩ và không phải cứ hát thôi là có thể kiếm ra tiền. Ca sĩ cũng sẽ phải chịu những nỗi khổ mà không phải ai cũng biết đến:

  • Áp lực trong công việc, dư luận vô cùng lớn. Khi một sản phất ra mắt, sẽ có những người khen, người chê và đôi khi những điều đó khiến cho ca sĩ trở nên lo lắng, áp lực. Họ sợ rằng không được khán giả đón nhận, sợ rằng mình hát chưa đủ hay, chưa đủ để chạm tới cảm xúc của người nghe.
  • Scandal trong showbiz là điều khó tránh khỏi. Dù bản thân không cố ý hay không làm nhưng có những khi, scandal vẫn từ đâu rơi xuống khiến dư luận chỉ trích, ảnh hưởng đến tính thần cũng như công việc, sự nghiệp của người ca sĩ.
  • Người của công chúng sẽ không được thoải mái, tự do như bình thường, chuyện cá nhân đôi khi sẽ phải giấu kín, tránh gây ra những phiền toái cho bản thân và gia đình.
  • Với những ca sĩ nổi tiếng thì rất ít thời gian để nghỉ ngơi, họ phải đi hết nơi này đến nơi khác hát, luyện tập, chuẩn bị ra mắt các sản phẩm. Có những người phải làm việc liên tục nhiều ngày để hoàn thiện MV, bài hát của mình.

👉 Xem thêm: Nghề MC và sứ mệnh tạo nên “linh hồn” cho các chương trình lớn!

Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?

Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?
Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?

Làm ca sĩ có cần bằng cấp hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay.

Thực tế, nghề này không yêu cầu quá khắt khe về vấn đề bằng cấp, quan trọng là các bạn có giọng hát, có đầy đủ tố chất để làm nghề. Có không ít ca sĩ nổi tiếng chỉ tốt nghiệp THPT nhưng họ có đam mê, tham gia các cuộc thi về âm nhạc, được công nhận tài năng và tỏa sáng nhờ giọng hát của mình.

Tuy nhiên, để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thì việc học tập tại các trường đào tạo chuyên sâu là điều cần thiết. Ngay từ khi còn học cấp 3, nếu yêu thích và có ý định theo đuổi nghề này, các bạn hãy cố gắng thi vào các trường đại học, cao đẳng, nhạc viện,… để được tham gia các khóa học, môn học về thanh nhạc chuẩn nhất, từ đó phát huy được năng khiếu và trở thành một ca sĩ tài năng, chuyên nghiệp sau này.

Một số trường đào tạo ca sĩ nổi tiếng hiện nay

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ca sĩ mà các bạn có thể theo học. Tùy vào từng khu vực, mong muốn, khả năng của mình mà các bạn lựa chọn ngôi trường phù hợp. Danh sách một số trường tiêu biểu gồm:

Một số trường đào tạo ca sĩ nổi tiếng hiện nay
Một số trường đào tạo ca sĩ nổi tiếng hiện nay
  • Trường Sư phạm nghệ thuật Trung Ương
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội (chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc)
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội
  • Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học nghệ thuật Huế
  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh
  • Đại học Văn Hiến
  • Trường cao đẳng Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh

👉 Xem thêm: Học nhạc viện ra làm gì? – Hướng đi nào cho người học thanh nhạc

Như vậy, ca sĩ là một nghề vô cùng tuyệt vời, bao phủ hào quang, sự nổi tiếng. Phù hợp với những người có nhóm tính cách esfp. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng là hàng ngàn nỗi khổ, sự vất vả, thách thức đang chờ đón họ. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây của JobsGO, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nghề này. Với những ai yêu thích, muốn theo đuổi nghề ca sĩ thì hãy tìm hiểu thật kỹ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé.

>>> Đọc thêm nhóm tính cách esfp làm nghề gì?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • X (Twitter)
  • LinkedIn

Bài viết liên quan:

  • Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non: 15 Tiêu Chí Đánh Giá Chuẩn Nhất
    Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non: 15 Tiêu Chí…
  • Biên Tập Viên Là Gì? 5 Lĩnh Vực Của Nghề Biên Tập Viên
    Biên Tập Viên Là Gì? 5 Lĩnh Vực Của Nghề Biên Tập Viên
  • Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì? 5 Nhiệm Vụ Quan Trọng Nhất Của Kỹ Sư Cơ Khí
    Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì? 5 Nhiệm Vụ Quan Trọng Nhất Của…
  • Kỹ Sư MEP Là Gì? Khám Phá Cơ Hội Nghề Nghiệp {YEAR}
    Kỹ Sư MEP Là Gì? Khám Phá Cơ Hội Nghề Nghiệp 2024
  • Editor Là Gì? Triển Vọng Nghề Nghiệp Editor Năm {YEAR}
    Editor Là Gì? Triển Vọng Nghề Nghiệp Editor Năm 2024
  • DJ Là Nghề Gì? 5 Công Việc Của Một DJ Chuyên Nghiệp
    DJ Là Nghề Gì? 5 Công Việc Của Một DJ Chuyên Nghiệp

Từ khóa » Các Ca Sĩ Là Gì