# Các Loại Bản Vẽ Xây Dựng Trong Tiếng Anh - Kết Cấu Thép VSTEEL
Có thể bạn quan tâm
Giai đoạn lên ý tưởng thiết kế, làm phương án là giai đoạn đầu tiên và quyết định đến sự thành công của một dự án xây dựng.
Tùy vào từng dự án mà có nhiều giai đoạn thiết kế với các loại bản vẽ khác nhau:
Giai đoạn Thiết kế
Với các dự án trong nước tùy vào loại và cấp công trình, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP chia ra thiết kế 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước, bao gồm các giai đoạn:
- Thiết kế cơ sở
- Thiết kế kỹ thuật
- Thiết kế bản vẽ thi công
Bản vẽ thi công bao gồm đầy đủ các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ M&E… và đầy đủ các hạng mục trong dự án.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngoài bản vẽ, đơn vị tư vấn thiết kế cần lập thêm bảng dự toán ( tương đương với BOQ ) và bảng Spec vật liệu để phục vụ công tác đấu thầu và thi công xây dựng công trình.
Giai đoạn Thi công
Khác với các dự án trong nước hay cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư, các dự án tư nhân hay có yếu tố nước ngoài, giai đoạn thiết kế đơn giản và linh hoạt hơn, đơn vị tư vấn thiết kế chỉ đưa bản vẽ phương án thiết kế phương án kèm theo các chỉ dẫn về yêu cầu kỹ thuật, vật liệu. Quá trình chào thầu và thi công tùy vào từng hạng mục và giai đoạn mà có nhiều loại bản vẽ:
- Estimation Drawings: Bản vẽ sơ bộ dùng cho giai đoạn báo giá
- Application Drawings: Bản vẽ dùng để xin phép, ví dụ xin phép PCCC, cấp phép xây dựng...
- Shop Drawings: Bản vẽ thi công dùng cho giai đoạn thi công ngoài công trường
- As- Built Drawings: Bản vẽ hoàn công
Các loại bản vẽ xây dựng trong tiếng anh
Concept drawing
Bản vẽ phác thảo thể hiện ý tưởng thiết kế. Bản vẽ concept thường chỉ quan cần thể hiện quy hoạch chung và ý tưởng về kiến trúc. Thể hiện hình dáng như thế nào, kiểu kiến trúc thế nào...
Basic Design
Bản vẽ thiết kế cơ sở
Construction drawing
Bản vẽ thi công, bản vẽ thiết kế thi công
Detail drawing
Bản vẽ chi tiết, bản vẽ thiết kế thi công (Detailed drawing hay construction drawing tương đương một ý như nhau). Có kỹ sư cho rằng detailed drawing là tên gọi chung cho các bản vẽ có tính chi tiết chung chung dễ hiểu với tất cả các nước
Shop drawing
Bản vẽ các giai đoạn đầu chỉ đưa ra phương án sơ bộ và không đủ chi tiết để triển khai thi công ngoài công trường. Quá trình thi công phải cần thêm bản vẽ Shop drawing.
- Bản vẽ shop drawing là bản vẽ thi công chi tiết nhất để triển khai thi công xây dựng ngoài công trường. Dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật cùng với Spec của dự án chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ shop drawing cho hạng mục thi công của mình và trình lên chủ đầu tư phê duyệt.
- Có nhiều loại bản vẽ shopdrawing: shop drawing hạng mục ốp lát, shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao, Shop drawings hạng điện chiếu sáng trong nhà, …
- Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt là mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc triển khai bản vẽ shop trở nên dễ dàng với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Xem thêm bài viết: Shop drawing là gì
As-built drawing
- Quá trình thi công xây dựng ngoài công trường không tránh khỏi những thay đổi do phát sinh, do sự nhầm lẫn của bản vẽ shop drawing, do sự va chạm về cấu kiện giữa các hạng mục, do thay đổi về chủng loại vật liệu trên thị trường hay rất, rất nhiều lý do khác... Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng đã hoàn thành cập nhật lại tất cả các thay đổi đó.
- Bản vẽ hoàn công do nhà thầu lập lại trên cơ sở bản vẽ thi công đã được phê duyệt, vừa là căn cứ để làm hồ sơ thanh toán, quyết toán với chủ đầu tư, vừa là hồ sơ lưu để chủ đầu tư có thể cải tạo và mở rộng sửa chữa sau này.
Archirectural drawing
Bản vẽ kiến trúc
Structural drawing
Bản vẽ kết cấu
M&E drawing
Bản vẽ cơ điện, bản vẽ điện nước
General plan
Bản vẽ tổng mặt bằng (1 số trường hợp dùng Master plan)
Cadastral survey
Đo đạc địa chính
Site plan
Bản vẽ mặt bằng tổ chức công trường, thể hiện vị trí ban chỉ huy, lán trại, vị trí tập kết và gia công vật liệu, đường công vụ trong quá trình thi công...
Elevation drawing
Bản vẽ mặt đứng (nhiều khi chỉ dùng Elevation là mặt đứng)
Front elevation drawing
Mặt đứng chính
Site elevation
Mặt bên (mặt đứng hông)
Rear elevation
Mặt đứng sau
1st floor plan
Mặt bằng tầng 1
2nd floor plan
Mặt bằng tầng 2
Section
Bản vẽ mặt cắt
Longitudinal section
Bản vẽ mặt cắt dọc
Site elevation
(Bản vẽ) mặt cắt ngang
Footings layout plan
Bản vẽ bố trí móng đơn
Foundation plan
Bản vẽ mặt bằng móng
Basement plan
Bản vẽ mặt bằng tầng hầm
Floor plan
Bản vẽ mặt bằng sàn
Roof plan
Bản vẽ mặt bằng mái
Xem thêm bài: Các thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng
Kết cấu thép VSTEEL
Từ khóa » Trục Trong Xây Dựng Tiếng Anh Là Gì
-
Trục Trong Xây Dựng Tiếng Anh Là Gì - Cung Cấp
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngày Xây Dựng - Phần Kết Cấu Thép
-
2745 Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng
-
800+ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng Bạn Nên Biết
-
CẦN TRỤC XÂY DỰNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Tổng Hợp Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng
-
Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng
-
Một Số Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Thường Dùng Trong ...
-
Một Số Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Thường Dùng Trong ...
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Kiến Trúc, Xây Dựng, Kết Cấu
-
# Thuật Ngữ Tiếng Anh Xây Dựng - Kết Cấu Thép VSTEEL
-
1 Số Thuật Ngữ Anh Việt Về Công Trình Thiết Kế Xây Dựng Và Giải Nghĩa