Các Loại Giàn Giáo Trong Xây Dựng Hiện Nay Có Thể Bạn Chưa Biết

Nội Dung Tóm Tắt Bài Viết

  • 1 Các Loại Giàn Giáo Xây Dựng
    • 1.1 Phân Loại Giàn Giáo Theo Chất Liệu
    • 1.2 Phân Loại Giàn Giáo Theo Công Dụng
    • 1.3 Giàn Giáo Khung (Giàn giáo truyền thống)
    • 1.4 Giàn Giáo Nêm
    • 1.5 Giàn Giáo Đĩa (Giàn giáo Ringlock)
    • 1.6 Giàn Giáo Pal (Giàn giáo Coma)
      • 1.6.1 Cấu tạo giàn giáo PAL bao gồm các bộ phận
    • 1.7 Giàn Giáo Thủy Lực
      • 1.7.1 Cấu tạo Giàn giáo thủy

Trước đây ÔNG CHA TA thường dùng các chất liệu như: gỗ, tre, nứa,… các chất liệu xung quanh đời sống để định vị, chống đỡ khi làm nhà hay các công trình gì đó, nhưng hiện nay những thứ đó người ta gọi là giàn giáo được sản xuất với quy trình công nghệ từ chất liệu tới các thông số quy chuẩn để bảo bảo độ an toàn chính xác nhất.

Tùy vào mục đích sử dụng hay các dạng công trình lớn nhỏ khác nhau mà hiện nay có khá nhiều loại giàn giáo mỗi loại có các ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tất tần tận Các Loại Giàn Giáo Trong Xây Dựng được sử dụng phổ biến hiện nay, phân loại các loại giàn giáo theo công dụng, chức năng hay theo chất liệu cấu tạo.

Các Loại Giàn Giáo Xây Dựng

Phân Loại Giàn Giáo Theo Chất Liệu

Hầu hết các loại giàn giáo trong xây dựng ngày nay được sản xuất bằng thép hay hợp kim cứng cáp để đảm bảo được sự an toàn cho hệ thống giàn giáo gồm: >> Giàn Giáo Mạ Kẽm và Giàn Giáo Sơn Dầu

Kẽm hay sơn dầu là một lớp bao phủ bên ngoài, bao phủ che chắn hoàn toàn bề mặt kim loại để chống oxy hóa giúp tăng tuổi thọ cho giàn giáo > Ngoài ra lớp bao phủ này còn mang lại độ thẩm mỹ cho hệ giàn giáo.

Tuy nhiên giá thành sản phẩm là điểm khác biệt lớn nhất: so về giá thì giàn giáo mà kẽm có giá cao hơn giàn giáo sơn dầu bởi lớp sơn dầu thường dễ bị tróc, trầy xước, một yếu tố nữa là hệ giàn giáo mã kẽm nhìn không bắt mắt bằng.

Phân Loại Giàn Giáo Theo Công Dụng

Có nhiều loại giàn giáo xây dựng mỗi loại có công dụng, chức năng cơ bản khó thay thế, dựa vào chức năng có thể chia ra làm những loại chính sau: Giàn giáo khung, giàn giáo nêm, giàn giáo Ringlock, giàn giáo Coma và Giàn giáo thủy lực

Giàn Giáo Khung (Giàn giáo truyền thống)

Giàn giáo khung hay còn gọi là khung giàn giáo, giàn giáo chữ h, giàn giáo tiệp. Đây là loại giàn giáo có xuất xứ lâu đời nhất được coi là loại giàn giáo truyền thống, hiện tại giàn giáo khung cũng được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất, hầu như không công trình nào là không sử dụng chúng.

Giàn giáo khung sơn dầu

Giàn giáo khung hiện nay rất chắc chắn có thể chịu được trọng tải lớn bởi được sản xuất bằng công nghệ hàn MIG hiện đại, giàn giáo khung thường được sản xuất với chất liệu thép phi 42, dày 2mm, trọng lượng cơ bản của 1 bộ khung giàn giáo 1.7m là 12.5kg, có các kích thước chuẩn sau:

Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 1.700mm x 1.250mm Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 1.530mm x 1.250mm Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 1.200mm x 1.250mm Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 900mm x 1.250mm

>> Xen bài viết dưới bạn sẽ rõ hơn về các kích thước quy cách chi tiết của các loại kích thước của dàn giáo khung

Giàn Giáo Khung Là Gì? Các Kích Thước Giàn Giáo Khung

Hệ giàn giáo khung bao gồm: Khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, cây chống tăng, cầu thang, mâm giàn giáo.

Giàn giáo khung

Giằng chéo hệ giàn giáo khung có tác dụng chịu lực và cố định khung, thông thường kích thước tiêu chuẩn của giằng chéo tương ứng với kích thước khung giàn giáo là: 1960mm và 1710mm.

Giàn giáo khung có 2 loại cơ bản hiện nay: giàn giáo khung mạ kẽm và loại sơn dầu (giàn giáo khung mạ kẽm được sử dụng nhiều hơn)

Giàn Giáo Nêm

Giàn giáo Vietform chính là giàn giáo nêm có tác dụng chống sàn sử dụng chủ yếu trong công tác chịu lực khi đổ bê tông, kết cấu bê tông, giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn, cột,.. giàn giáo nêm được lựa chọn sử dụng phù hợp với các công trình lớn.

giàn giáo nêm

Cũng như giàn giáo khing thì giàn giáo nêm cũng được sản xuất với 2 loại cơ bản: giàn giáo nêm mạ kẽm và sơn dầu, loại mã kẽm cũng được sử dụng nhiều vì tính thẩm mỹ cao hơn.

Cấu tạo hệ giàn giáo nêm bao gồm: chống đứng, giằng ngang, giằng chéo, hệ chống đà biên. Các phụ kiện được liên kết qua các linh kiện như: chốt nêm, U liên kết,…

Hệ giàn giáo nêm

– Kích thước giằng ngang: 1500mm, 1200mm, 1000mm, 600mm, 500mm.

– Kích thước chống đứng nêm: 3000mm, 2500mm, 2000mm, 1500mm, 1000mm.

Giàn giáo nêm được kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt hay tháo giỡ, dễ di chuyển.

> Hệ giàn giáo nêm không thể thiếu với các công trình xây dựng lớn hiện nay

Giàn Giáo Đĩa (Giàn giáo Ringlock)

Giàn giáo đĩa hay còn gọi là giàn giáo Ringlock, thị trường xây dựng Việt Nam hiện nay sử dụng hệ giàn giáo đĩa cũng khá nhiều, ở các nước châu âu như: Mỹ, Pháp, Anh Đức, Ý… thì giàn giáo đĩa được sử dụng khá phổ biến, được phát triển từ giàn giáo nêm.

Hệ giàn giáo đĩa

Cấu tạo tương tự với giàn giáo nêm tuy nhiên chỉ khác nhau ở các mối liên kết được thiết kế đặc biệt, giống với mâm đĩa nhưng lại có nhiều ưu điểm hơn.

Hệ giàn giáo đĩa cấu tạo bao gồm các bộ phận: thanh giằng, đà chống, chống consol,..

Thanh giằng giàn giáo đĩa được làm từ thép dày từ 2 – 2.5mm có chiều dài từ 1.000m đến 2.500mm

Thanh chống đà và chống consol có chiều dài 1.200mm.

Chi tiết Giàn giáo Ringlock

So với các loại giàn giáo khác thì thanh chống đứng của giàn giáo đĩa rất chắc chắn có thể chịu được trọng tải rất lớn, hơn nữa các điểm kết nối trong hệ giàn giáo chắc chắn tới mức có thể giàn thanh chống đà ở giữa để có không gian hơn cho công trình những vẫn đảm bảo được độ chắc chắn an toàn.

Giàn Giáo Pal (Giàn giáo Coma)

Đây là loại giàn giáo đặc thù cho các công trình xây dựng cầu đường bởi sức chịu đựng của nó là rất hơn so với 2 loại giàn giáo khung và giàn giáo nêm.

Hệ giàn giáo PAL

Giàn giáo Pal hay được gọi là giàn giáo chữ A loại được sử dụng như một chân chống vạn năng được thiết kế dựa trên nguyên tắc một khung giàn tam giác. Khi lắp ráp các đoạn được xếp chồng và tạo nên trụ giáo có chân đế hình vuông, cạnh 1200x1200mm. Hoặc chân đế hình tam giác với cạnh 120mm. Khung tam giác này đặt trên khung tam giác kia cho đến khi đạt độ cao yêu cầu.

Cấu tạo giàn giáo PAL bao gồm các bộ phận

– Kích ren được hàn vào đế (kích SA-2) và tấm đầu (kích SA-1)

– Các thanh giằng ngang và giằng chéo (SN-12 và SD-12)

– Khung tam giác tiêu chuẩn (S-1215)

– Khớp nối (SA-01)

– Chốt giữ khớp nối (SA-02)

Cấu tạo giàn giáo PAL

Giàn Giáo Thủy Lực

Trong các loại giàn giáo hiện nay thì giàn giáo thủy lực là loại sử dụng công nghệ hiện đại nhất, Giàn giáo thủy lực có sự liên kết chặt chẽ, được nâng lên và điều khiển bởi hệ thống thủy lực.

Trong hệ thống thủy lực, dầu là môi chất để truyền lực và bôi trơn các bề mặt tiếp xúc, được luân chuyển trong một hệ tuần hoàn kín nhờ bơm dầu và các cơ cấu điều khiển.

Cấu tạo Giàn giáo thủy

gồm 3 bộ phận chính là thanh trụ kích, khung kích và kích

Thanh trụ kích hay ty kích được làm bằng thép làm nhiệm vụ tỳ kích và tiếp nhận toàn bộ các tải trọng từ khung kích truyền xuống kết cấu bê tông

Khung kích được làm bằng gỗ hoặc kim loại có vai trò tiếp nhận toàn bộ tải trọng của ván khuôn, kích, sàn nâng, các tải trọng của bê tông và các tải trọng khác trong quá trình thi công

Kích (chủ yếu là kích dầu) giữ chức năng đưa toàn bộ ván khuôn và sàn nâng trượt lên dọc theo các ty kích nhờ áp lực dầu. Kích thủy lực tuy có kích thước nhỏ nhưng công suất rất lớn, sử dụng đơn giản và tiện lợi nên rất được ưa chuộng

Trong hệ giàn giáo thủy lực thì hệ thống nâng của giàn giáo thủy lực giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa điều khiển hoạt động vừa đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống.  Một kích thủy lực thông thường có sức nâng từ 3 – 5 tấn, liên kết với nhau thành chuỗi và được điều khiển qua một trạm vận hành của máy bơm trung tâm. Một máy bơm trung tâm trung bình có thể vận hành số lượng lên đến 100 kích nhưng vì tính an toàn người ta chỉ dùng từ 30 đến 40 kích.

>> Trên đây là những loại giàn giáo trong xây dựng được sử dụng phổ biến thông dụng nhất hiện nay, tuy nhiên vẫn có các loại giàn giáo khác ít sử dụng hơn như: Dàn giáo Chén, giàn giáo hoa mai, giàn giáo hoa thị….

4.8 / 5 ( 26 bình chọn )

Từ khóa » Hệ Giàn Giáo Pal