Giàn Giáo Pal Là Gì? Kích Thước Giàn Giáo Pal (giàn Giáo Coma)
Có thể bạn quan tâm
Giàn giáo pal hay còn gọi là giàn giáo Coma, hay dàn giáo chữ A là loại giàn giáo sử dụng phổ biến trong các công trình lớn có tải trọng và lực tải cao. Đây là loại giàn giáo được nhiều công trình xây dựng cầu đường sử dụng nhất hiện nay.
Nội Dung Bài Viết
Giàn giáo Pal là gì?
Giàn giáo pal (giàn giáo coma) là một loại giàn giáo xây dựng được làm từ thép ống D49 hoặc 60; 76 nên khả năng chịu lực rất cao. Thường được dùng để chống sàn, dầm có sức nặng cao. Đặc biệt là các kết cầu thi công cầu, cổng, hầm. Giàn giáo pal có cấu tạo theo kiểu tam giác với cạnh cao 1.5m, bề rộng 1.2m , thanh chéo 1m. Khi lắp dựng các khung tam giác chống lên nhau tạo thành hệ khung đỡ cao 1.5m, rộng 1.2m và chống chéo rất vững chắc.
Kích thước giàn giáo pal thông dụng
Giàn giáo pal (giàn giáo coma) với lợi thế là chịu được tải trọng cao nhưng có một khuyết điểm lớn cho nên hiện nay không được sử dụng rộng rãi, bởi sự cồng kềnh trong vận chuyển, lắp đặt và lưu kho, thay vào đó sử dụng hệ giàn giáo nêm vẫn đảm bảo khả năng chịu tải lớn mà khắc phục được nhược điểm của giáo pal. Và dưới đây là kích thước thông dụng của giàn giáo pal (giàn giáo coma)
Giàn giáo pal (giàn giáo coma)
- Khung giáo 1.5m
- Khung giáo 1.0m
- Khung 0.75m
- Giằng 1.5m
- Giằng 1.0m
Quy trình lắp giàn giáo PAL
Giàn giáo pal (giàn giáo coma) được lắp ghép theo một quy trình riêng biệt. Quy trình chuẩn đảm bảo độ chính xác, an toàn cho các đơn vị sử dụng. Cụ thể quy trình đó như sau:
- Đặt bệ kích (gồm chân đế và kích): Các bệ kích được liên kết với nhau bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.
- Lắp đặt khung tam giác vào từng bệ kích sau đó điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.
- Lắp đặt các thanh giằng nằm ngang và giằng chéo.
- Lồng khớp nối và làm chặt bằng chốt giữ khớp nối.
- Chồng các khung tam giác lên nhau đến khi đạt độ cao như yêu cầu.
- Cuối cùng, lắp đặt các bệ kích đỡ phía trên ở các góc của khung tam giác sao cho đảm bảo độ an toàn tối đa.
Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ bệ kích phía dưới và phải trên đảm bảo tiện lợi cho đội ngũ công nhân xây dựng làm việc.
Một số lưu ý khi lắp giàn giáo PAL
- Khi lắp các thành giằng nằm ngang cần lắp đặt theo hai phương vuông góc nhằm đảm bảo chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong khi lắp dựng, tuyệt đối không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của chân chống bằng đồ vật khác.
- Toàn bộ hệ thống chân chống phải được liên kết vững chắc và được điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bệ kích.
- Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp được chốt giữ khớp nối.
Trong trường hợp khung tam giác chịu tải trọng nén mà không chịu tải trọng kéo thì không cần lắp chốt giữ khớp nối.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Giàn giáo pal (giàn giáo coma), rất mong những kiến thức cơ bản này sẽ giúp những ai chưa hiểu về loại giàn giáo này biết nhiều thêm về chúng.
Sẽ còn rất nhiều bài viết hay về vấn đề này trên website của chúng tôi, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hay đón đọc các bài viết tiếp theo nhé!
>>>> Xem thêm : Giàn giáo xây dựng là gì? Các loại giàn giáo xây dựng phổ biến
Từ khóa » Hệ Giàn Giáo Pal
-
Các Loại Giàn Giáo Trong Xây Dựng Hiện Nay Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Giàn Giáo Pal Là Gì? Kích Thước Giàn Giáo Pal Xây Dựng - Đỗ Hùng Phát
-
Tìm Hiểu Về Giàn Giáo Pal
-
Dàn Giáo Pal - Sản Phẩm
-
Kích Thước Giàn Giáo Chữ A
-
HỆ GIÁO PAL - SAKI CORP
-
Giáo Pal 1.5m
-
Giàn Giáo Pal Là Gì? Có Nên Mua Giáo Pal Hoà Phát
-
Các Loại Giàn Giáo Xây Dựng Phổ Biến Hiện Nay - Nhà Đất Mới
-
Giàn Giáo Pal, Giàn Giáo Chữ A, Giàn Giáo Chịu Lực
-
1 Giàn Giáo PAL Là Gì Và Những điều Cần Biết Trong Xây Dựng
-
Giáo Pal - Giàn Giáo Tâm Hưng Phát - YouTube
-
Các Loại Giàn Giáo Thi Công Trong Xây Dựng