Các Loại Glucosamine Hiện Nay? Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
Càng lớn tuổi, lượng canxi bị giảm sút khiến chúng ta mắc phải những bệnh xương khớp như đau lưng, đau đầu gối… Vì thế, các loại Glucosamine đã được ra đời để giúp duy trì hoạt động xương khớp. Có phải loại Glucosamine nào cũng có tác dụng như nhau? Cùng giải đáp qua bài viết này nhé!
Glucosamin là gì?
Glucosamin là một loại đường amin ở hầu hết các mô của cơ thể, có nhiều ở các mô liên kết và mô sụn. Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn hoạt dịch và xương. Ở dạng dược phẩm, Glucosamine được dùng để sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp, loãng xương, làm giảm triệu chứng bệnh thoái hóa khớp.
Trong các mô khớp, sụn, Glucosamine là thành phần cấu tạo nên hyaluronic acid, chondroitin sulfate, keratan sulfate. Đây là các chất tham gia cấu tạo nên sợi collagen, đóng vai trò là chất gian bào của sụn khớp và chất hoạt dịch khớp. Quá trình tổng hợp sợi collagen ở các mô sụn giúp làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp, giúp các khớp được vận động dễ dàng.
Cơ thể con người có thể tự tổng hợp được Glucosamin nhưng khi độ tuổi càng cao thì khả năng tổng hợp này giảm dần . Vì vậy, việc bổ sung Glucosamine ở người lớn tuổi nên kịp thời và đúng lúc để đảm bảo việc di chuyển luôn được dễ dàng. Các loại glucosamine khác nhau được quảng bá dưới dạng chất bổ sung, ở mỗi loại thì có đặc tính khác nhau.
Các loại Glucosamine phổ biến hiện nay
Phân theo thành phần, các loại glucosamine hiện nay bao gồm: Glucosamin Sulfat, Glucosamine MSM và Glucosamine HCL. Với những tác dụng trong điều trị xương khớp riêng biệt.
Glucosamin Sulfat
Glucosamine Sulfate là dạng Glucosamine phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh loại Glucosamine Sulfate có hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương khớp, đồng thời tăng khả năng vận động ở các trường hợp người bị bệnh viêm khớp nhẹ đến trung bình, người bị khớp nặng như khớp gối và khớp vùng hông. Ngoài ra, tác động của nó với viêm khớp dạng thấp sẽ ít rõ rệt hơn.
Glucosamine MSM
Đây là chất có tác dụng tối ưu trong việc điều trị những cơn đau ở khớp. Công hiệu của sản phẩm này là giúp tiêu diệt những cơn đau tập trung ở tế bào cơ thịt. Nó có khả năng đảm bảo duy trì sự hoạt động của tế bào, tấn công các chất không tốt cho tế bào để từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, ngăn ngừa sự áp lực lên tế bào để cắt được những cơn đau cho người bệnh.
Glucosamine HCL
Glucosamine HCL được giới chuyên khoa đánh giá có chứa Glucosamine hữu cơ trong cơ thể ít hơn và không hoạt động tốt như Glucosamine Sulfate được các nhà nghiên cứu trích dẫn trong cuốn “Khoa học Dinh dưỡng”.
Một số nhà sản xuất sử dụng các nguồn thực vật để sản xuất Glucosamine HCl thay vì sử dụng vỏ tôm cua của động vật để ngăn ngừa khả năng người dùng dị ứng với vỏ tôm cua. Chính vì vậy, Glucosamine HCl là chất bổ sung an toàn hơn nhưng không tốt hơn khi dùng Glucosamine Sulfate như trong các thí nghiệm.
Hướng dẫn sử dụng các loại Glucosamine cho xương khớp
Để sử dụng Glucosamine hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Glucosamine là sản phẩm hỗ trợ điều trị nên không phải thuốc giảm đau cấp tốc, đòi hỏi bạn phải dùng đều đặn trong một thời gian nhất định để có được kết quả tốt.
- Bệnh nhân tiểu đường hay bệnh nhân bị hạ đường huyết nên chú ý cẩn trọng khi bổ sung Glucosamine.
- Sau khi uống Glucosamin không được uống rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông hay vận hành máy móc.
- Không nên sử dụng Glucosamin nếu bạn là người dưới 18 tuổi, là phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.
- Không bổ sung Glucosamin khi bạn là phụ nữ đang mang thai
- Nên uống Glucosamin trong hoặc ngay sau bữa ăn. Cần uống nhiều nước để cơ thể hấp thu glucosamine tốt hơn.
Liều dùng Glucosamine
Cơ thể chúng ta cần 1500mg đến 1200 glucosamin mỗi ngày trong 1 – 2 tháng đầu và giảm dần xuống 1000 mg – 800mg hoặc ít hơn.
Tuy nhiên, tùy theo từng thể trạng sức khỏe của mỗi người có cách dùng phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để có liều dùng thích hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Với những người bị xương khớp dạng nặng cần uống 4 viên/ngày. Có thể giảm xuống còn ngày 2 viên khi mức độ bệnh thuyên giảm.
- Với người khỏe mạnh muốn phòng bệnh xương khớp ngày uống 1 – 2 viên.
Nên kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định, phù hợp liệu trình điều trị để có hiệu quả tốt nhất sau liệu trình. Cần uống duy trì từ 2 – 4 tháng mới bắt đầu có tác dụng. Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng bù càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua. Không nên dùng gấp đôi liều quy định.
Tác dụng phụ của Glucosamin
Có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn, táo bón… Nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Nguồn bổ sung Glucosamine
Glucosamine 1500mg là sản phẩm của Công ty Mediphar USA là sản phẩm tiên phong được bào chế dưới dạng viên nang mềm, tác dụng nhanh và có độ rã nhanh hơn viên nén. Đặc biệt, 2 viên nang mềm của Mediphar USA chứa đến 1500mg hàm lượng Glucosamin Sulfate. Glucosamine 1500mg được giới Chuyên gia đánh giá:
- Dạng viên nang mềm giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn loại thuốc Glucosamin dạng viên cứng khác.
- Chứa hàm lượng Glucosamine cao nên đem đến kết quả cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.
- Công thức sản phẩm kết hợp với Chondroitin để tăng hiệu quả điều trị.
Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã nắm vững được những kiến thức cần thiết nhất về các sản phẩm Glucosamin. Để từ đó có được lựa chọn phù hợp đảm bảo kết quả điều trị bệnh tốt nhất!
Các Nhà thuốc, Phòng khám, Phòng mạch….muốn kinh doanh sản phẩm Glucosamin 1500mg. Liên hệ ngay với Mediphar USA để nhận mức giá ưu đãi nhất.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.
> Xem thêm về tác giả
Từ khóa » Các Loại Glucosamine
-
Glucosamine: Dùng Như Thế Nào để Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất?
-
Top 3 Loại Thuốc Bổ Xương Khớp Glucosamine Tốt Nhất Hiện Nay
-
Tổng Hợp 5 Loại Glucosamine Nước Hiện Có Trên Thị Trường
-
Top 3 Thuốc Bổ Xương Khớp Glucosamine Phổ Biến Hiện Nay - YouMed
-
Glucosamine Của Nước Nào Tốt Nhất? Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Những điều Cần Biết Khi Dùng Glucosamine Cho Người đau Khớp
-
Thuốc Glucosamine Loại Nào Tốt Nhất 2022? (Có Giá & Review)
-
[2022] Top 10 Loại Glucosamine Tốt Nhất Hiện Nay [Tư Vấn Từ Bác Sĩ]
-
Viên Uống Glucosamine Của Nhật Loại Nào Tốt Cho Xương Khớp?
-
Đánh Giá Thuốc Glucosamine Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay
-
Có Nên Uống Glucosamine? Thuốc Glucosamine Của Mỹ Loại Nào ...
-
[REVIEW] Glucosamine Loại Nào Tốt? Review Glucosamine Nhật, Úc ...
-
Glucosamine 1500mg Loại Nào Tốt? (Mỹ, Úc, Nhật...)