Glucosamine: Dùng Như Thế Nào để Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất?

1. Tìm hiểu về Glucosamine

Glucosamine sulfate (hay gọi tắt là Glucosamine) là một loại đường tự nhiên có mặt trong và xung quanh chất lỏng, các mô đệm của khớp. Ngoài ra, trong vỏ cứng của động vật có vỏ cũng có thể tìm thấy chất này.

Glucosamine được xem là thuốc điều trị chứ không phải thực phẩm chức năng

Glucosamine được xem là thuốc điều trị chứ không phải thực phẩm chức năng

Các dạng chế phẩm của Glucosamine bao gồm 3 dạng chính: Glucosamine sulfate, N-acetylGlucosamine và Glucosamine hydrochloride. Hầu hết các chế phẩm từ Glucosamine đều được cấp phép và sử dụng rộng rãi như những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe dành cho những bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Ngoài ra, Glucosamine cũng được làm thành những chế phẩm dựa trên sự kết hợp với các thành phần khác như vitamin, khoáng chất, chondroitin hay các loại dược liệu.

Cần lưu ý đây không phải là thực phẩm chức năng mà là một loại thuốc điều trị. Đồng thời các chế phẩm từ Glucosamine thường khá đa dạng về hàm lượng, dạng bào chế cũng như nhà sản xuất. Do đó, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

2. Glucosamine có những công dụng gì?

Glucosamine chủ yếu được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như:

Viêm xương khớp: bệnh nhân bị viêm xương khớp hông, cột sống hoặc đầu gối có thể uống Glucosamine sulfate để giúp làm giảm đau.

Viêm khớp dạng thấp: ban đầu có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở các bệnh viêm khớp dạng thấp thì khả năng giảm đau của Glucosamine hydrochloride đường uống là cao hơn so với giả dược. Tuy nhiên, tình trạng viêm và số lượng khớp bị sưng đau không được cải thiện.

Glucosamine sulfate giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm xương khớp

Glucosamine sulfate giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm xương khớp

Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác một số người cũng có thể được chỉ định sử dụng Glucosamine như:

- Viêm bàng quang kẽ.

- Viêm đường ruột.

- Đa xơ cứng, tăng nhãn áp.

Tuy nhiên đến nay một số mặt bệnh Glucosamine chỉ có tác dụng không đáng kể hoặc thuốc mới chỉ báo cáo nghiên cứu.

3. Hướng dẫn về liều dùng và cách dùng Glucosamine

Các chuyên gia cho biết, liều dùng hợp lý là từ 1200 - 1500 mg/ngày. Nếu sử dụng Glucosamine kết hợp với chondroitin thì chỉ nên sử dụng với liều lượng 1200mg/ngày là đủ.

Một số trường hợp bệnh nhân khi dùng chế phẩm bằng đường uống gặp phải những tác dụng bất lợi, do đó nên sử dụng Glucosamine cùng hoặc sau khi ăn để giảm các triệu chứng không mong muốn.

Glucosamine được phân loại vào nhóm thuốc có tác dụng chậm đối với các triệu chứng trong bệnh viêm khớp. Vì vậy, có thể sau khi sử dụng liên tục từ 2 - 3 tháng thì hiệu quả của thuốc phát huy.

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ hoặc những chỉ dẫn trên bao bì khi sử dụng Glucosamine. Đồng thời, không nên lạm dụng quá mức sản phẩm này cũng như không sử dụng nhiều chế phẩm của Glucosamine cùng lúc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng Glucosamine theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng Glucosamine theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ

Tình trạng quá liều Glucosamine có thể xảy ra khi một người sử dụng cùng lúc nhiều loại chế phẩm có chứa Glucosamine và dẫn đến những bất thường trong kết quả xét nghiệm đường huyết. Đặc biệt nếu không có lời khuyên của bác sĩ thì bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng sản phẩm này.

4. Glucosamine có gây ra tác dụng phụ gì khi sử dụng không?

Glucosamine đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra tính an toàn và khả năng dung nạp tốt, nhưng đôi khi vẫn có thể gặp phải những phản ứng bất lợi.

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất của Glucosamine khi dùng bằng đường uống phải kể đến:

- Tiêu chảy.

- Táo bón.

- Ợ nóng.

- Buồn nôn, nôn mửa.

- Vùng thượng vị trở nên nhạy cảm hoặc có cảm giác đau.

- Đau đầu.

- Mất ngủ, ngủ gà gật.

- Da mẩn đỏ, ngứa.

Buồn nôn, nôn mửa có thể là tác dụng của của Glucosamine

Buồn nôn, nôn mửa có thể là tác dụng của của Glucosamine

Nếu Glucosamine được dùng sau hoặc cùng lúc ăn thì có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng kể trên.

Bên cạnh đó, đã có những trường hợp ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng của Glucosamine như sốc phản vệ, tăng men gan, trụy tuần hoàn, tăng glucose máu, độc tính trên gan.

Nói tóm lại, để có thể sử dụng Glucosamine một cách an toàn và hiệu quả thì người bệnh cần chú ý đến các thông tin về hàm lượng, dạng bào chế hay nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian cũng góp phần quan trọng trong việc mang lại hiệu quả của Glucosamine.

5. Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng Glucosamine

- Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tăng lipid máu statin, thuốc trợ tim, thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol,... có thể bị ảnh hưởng bởi Glucosamine. Do đó không nên dùng những loại thuốc này cùng lúc bởi Glucosamine có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở ruột và dạ dày.

- Không sử dụng Glucosamine cho trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên chưa đủ 18 cũng như phụ nữ có thai, đang cho con bú.

- Một vài nghiên cứu có chỉ ra rằng Glucosamine có thể làm tăng mức cholesterol “xấu” LDL.

Không dùng Glucosamine cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Không dùng Glucosamine cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các bệnh thoái hóa khớp có thể được điều trị bởi những phương pháp mới như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). So với việc sử dụng thuốc điều trị truyền thống, phương pháp này được đánh giá cao về sự an toàn và có thể đạt hiệu quả chấm dứt cơn đau lên tới 80 - 90%.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị các bệnh lý về xương khớp, vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Từ khóa » Các Loại Glucosamine