Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Bổ Dưỡng Và Mẹo Lựa Chọn Thông Thái
Có thể bạn quan tâm
Chìa khóa để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho bé chính là sự đa dạng của thực phẩm. Các loại hạt là thực phẩm rất giàu các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Hạt ăn dặm có nhiều loại khác nhau, chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, giữa muôn vàn lựa chọn phong phú và đa dạng thì việc chọn lựa được loại hạt phù hợp với bé yêu có thể khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Vậy hãy để Góc của mẹ gợi ý cho mẹ bỉm top 15 loại hạt ăn dặm phù hợp cho quá trình phát triển của bé và các cách chế biến chúng thành những món ăn thơm ngon khiến bé mê tít nhé!
Mục lục
- 1. Yến mạch – chiến thần dinh dưỡng không thể bỏ qua
- 2. Hạt chia giàu dinh dưỡng – siêu thực phẩm trong bữa ăn dặm
- 3. Hạt diêm mạch – ngũ cốc vàng trong bữa ăn hàng ngày
- 4. Tăng cường protein và chất xơ với hạt đậu lăng
- 5. Hạt đậu gà- đánh bại mọi vấn đề tiêu hóa của bé yêu
- 6. Đậu Hà Lan ngọt mềm – bé yêu thích mê
- 7. Đậu đen- trợ thủ xóa tan nỗi lo táo bón ở trẻ
- 8. Hạt hạnh nhân- nữ hoàng của các loại hạt dinh dưỡng
- 9. Hạt óc chó- bảo bối cho não bộ bé cưng
- 10. Hạt điều cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
- 11. Gạo lứt bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
- 12. Hạt đậu thận- bảo bối tăng cường khả năng đông máu cho bé yêu
- 13. Hạt lúa mì- giúp bé phát triển toàn diện từ bên trong
- 14. Quả hạch Brazil- thần dược xứ lạ giúp con yêu tăng cường hệ miễn dịch
- 15. Hạt dẻ- món quà dinh dưỡng cho bé ăn dặm
- Lưu ý khi lựa chọn hạt ăn dặm cho bé
- Địa chỉ mua hạt chất lượng cho bé ăn dặm
1. Yến mạch – chiến thần dinh dưỡng không thể bỏ qua
1.1. Công dụng của yến mạch với bé ăn dặm
Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên chất không chứa gluten, được sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Hạt chứa hàm lượng lớn calo, chất xơ, chất béo và protein với những lợi ích tuyệt vời cho bé nhà mình như:
- Phát triển thể chất: Bổ sung dinh dưỡng, photphat, canxi, giúp bé phát triển thể chất, chắc xương và tăng chiều cao, cân nặng.
- Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Yến mạch giàu chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt, giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp con ăn ngon miệng hơn.
- Cung cấp năng lượng: Yến mạch có chứa hàm lượng Carbohydrate lớn giúp cung cấp năng lượng cho bé tham gia các hoạt động chạy nhảy, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh.
1.2. 3 món ăn từ yến mạch cực đơn giản mẹ không nên bỏ lỡ
Yến mạch là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm rất dễ chế biến thành các món hấp dẫn cho bé như cháo, súp, bánh hoặc sử dụng cùng sữa công thức của bé. Cùng tham khảo một số công thức chế biến yến mạch cực ngon miệng sau đây mẹ nhé:
- Cháo tôm yến mạch: Tôm mẹ làm sạch, bóc vỏ, băm nhỏ và xào với chút dầu hào cho thơm. Yến mạch ngâm mềm trong khoảng 30 phút, trộn lẫn với hạt óc chó, rau củ đun sôi khoảng 2 – 3 phút, nêm nếm gia vị ăn dặm. Mẹ đợi khoảng 5 phút để cháo nguội bớt là cho bé măm măm được rồi.
- Sữa hạnh nhân, yến mạch: Hạt hạnh nhân luộc chín, yến mạch ngâm nở trong khoảng 30 phút. Mẹ đem xay 2 loại hạt này, chắt lấy nước cốt đun sôi khoảng 10 phút. Thêm đường và vani cho thơm, tắt bếp và đổ vào chai cho bé thưởng thức.
- Bánh chuối yến mạch: Mẹ bóc chuối dầm nát, trộn cùng sữa chua. Lấy một cốc bột mì trộn cùng ⅓ cốc bột ca cao vào nước để thu được hỗn hợp đặc sệt. Trộn đều hỗn hợp chuối, bột mì, yến mạch rồi đổ vào khuôn và nướng ở 170 độ C trong khoảng 15 – 20 phút.
>> Xem thêm: Mách mẹ cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon
Lưu ý cho mẹ: Mẹ sử dụng yến mạch nguyên chất, không thêm đường, muối hoặc chất bảo quản để bảo vệ hệ tiêu hóa của con.
2. Hạt chia giàu dinh dưỡng – siêu thực phẩm trong bữa ăn dặm
2.1. Công dụng của hạt chia với bé ăn dặm
Hạt chia là thực phẩm giàu chất béo, có kích thước tương tự hạt vừng, thường được sử dụng cho bé từ 7 tháng trở lên. Thành phần chính trong hạt chia là chất béo, chất xơ, vitamin C, omega 3 và protein với công dụng như:
- Phát triển trí não của bé: Omega 3 và các acid amin có trong hạt chia giúp bé thông minh hơn, khả năng nhận thức về thế giới phát triển hơn. Ngoài ra, các chất này còn có tác dụng giúp mắt con sáng, khỏe mỗi ngày.
- Tiêu hóa tốt: Chất xơ dồi dào trong hạt chia giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Tăng cường trao đổi, phát triển thể chất: Hạt chia cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé, đặc biệt là canxi, photphat, magie, kẽm – các chất cần thiết trong giai đoạn này.
2.2. Gợi ý 3 món ăn từ hạt chia thơm ngon – bổ dưỡng
Hạt chia không có mùi vị khó chịu, kích thước nhỏ nên rất dễ chế biến với các món ăn dặm cho bé. Mẹ tham khảo một số món ngon, hấp dẫn cho bé từ hạt chia nhé!
- Cháo bí đỏ hạt chia: Mẹ nấu cháo nhừ trong khoảng 45 phút, bí đỏ hấp chín, dầm nhuyễn. Trộn bí đỏ và cháo cho vào bát nhỏ, thêm 2 thìa hạt chia cho bé thưởng thức.
- Bánh yến mạch khoai lang hạt chia: Mẹ trộn khoai hấp chín nghiền nhuyễn và yến mạch ngâm nở với nhau, rán chín 2 mặt sau đó rắc hạt chia lên bánh và để bé cầm ăn.
- Nước sữa chua hạt chia: Chuẩn bị nước sữa chua hoặc xay hoa quả chắt lấy nước, sau đó rắc lên cốc khoảng 2 thìa cà phê hạt chia và cho bé uống liền.
Lưu ý khi chế biến hạt chia: Mẹ nên ngâm hạt chia với nước trong khoảng 30 phút cho mềm, giúp hạt chia dễ chín và bé ăn ngon hơn.
3. Hạt diêm mạch – ngũ cốc vàng trong bữa ăn hàng ngày
3.1. Công dụng của hạt diêm mạch với bé ăn dặm
Hạt diêm mạch là loại ngũ cốc ăn dặm dành cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên. Hạt chứa khoảng 15% protein, gồm tất cả các loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, loại hạt này còn giàu calo, carbohydrate, chất béo và omega – 3, mang đến các lợi ích như:
- Phát triển trí não của bé: Omega – 3, các loại acid amin trong hạt diêm mạch giúp bé thông minh hơn, tăng khả năng nhận thức về thế giới. Ngoài ra, các thành phần này còn có tác dụng bổ mắt, phù hợp với bé bị tật về mắt bẩm sinh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong hạt diêm mạch giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Phát triển thể chất: Cung cấp protein, các loại khoáng chất cho sự phát triển toàn diện, bé nhanh tăng cân hơn.
3.2. Bật mí 3 món ăn siêu ngon và tiện lợi từ hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch thường được mẹ bỉm chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo, bánh, sữa,… Mẹ tham khảo một số món đơn giản sau để đổi bữa cho con hàng ngày:
- Cháo thịt lợn khoai tây hạt diêm mạch: Mẹ nấu cháo cho nhừ, hấp khoai tây chín trong khoảng 15 phút sau đó dằm nhuyễn. Mẹ xào thịt lợn xay đến khi thịt săn lại, đảo hạt diêm mạch với chút dầu hào cho thơm. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi cháo và đun tiếp khoảng 10 phút là hoàn thành rồi ạ.
- Sữa hạt diêm mạch nước cốt dừa: Hạt diêm mạch sau khi ngâm khoảng 4 tiếng, mẹ cho vào nồi cắm cơm, thêm nước ngập mặt gạo khoảng nửa đốt ngón tay vào đun cho mềm. Sau đó cho hỗn hợp hạt diêm mạch, hạt điều vào xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt, đun cùng với nước cốt dừa sôi khoảng 10 phút là có ngay món sữa diêm mạch bổ dưỡng cho bé yêu.
- Cách làm bánh khoai hạt diêm mạch: Đun hạt diêm mạch với nước sau khoảng 10 phút cho khô, bông xốp. Khoai luộc chín khoảng 15 phút, dầm nhuyễn. Sau đó mẹ trộn khoai với hạt diêm mạch, thêm 1 – 2 muỗng sữa rồi rán vàng 2 mặt.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ ngâm hạt diêm mạch ít nhất khoảng 4 tiếng và vo sạch để loại bỏ phần đắng còn sót lại trên hạt.
4. Tăng cường protein và chất xơ với hạt đậu lăng
4.1. Công dụng của hạt đậu lăng với bé ăn dặm
Hạt đậu lăng là một loại đậu giàu protein và chất xơ, được sử dụng làm món ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi. Hạt chứa hàm lượng lớn protein, sắt, canxi, vitamin, chất xơ, có các công dụng tuyệt vời cho bé như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong hạt diêm mạch giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Bé phát triển thể chất: Các loại khoáng chất, đặc biệt là thành phần canxi có tác dụng làm chắc xương, phù hợp với bé cần phát triển chiều cao.
- Tăng cường trao đổi, phát triển thể chất: Hạt đậu lăng cung cấp đủ protein, acid amin cho bé đủ năng lượng để vận động, trao đổi chất trong cơ thể.
4.2. Bí kíp nấu 3 món mềm mịn – thơm ngon từ đậu lăng
Đậu lăng là món ăn bổ dưỡng với nhiều cách chế biến khác nhau như cháo, súp, cơm trộn hoặc làm bánh. Mẹ theo dõi một số cách chế biến đơn giản sau nhé!
- Cháo cá lóc đậu lăng: Mẹ cho gạo, đậu lăng vào đun nhừ trong khoảng 15 – 30 phút tùy loại đậu. Cá hấp chín, gỡ lấy thịt sau đó xào với chút dầu hào cho thơm. Mẹ trộn thịt cá vào cháo, đun thêm khoảng 3 – 5 phút, tắt bếp, chờ nguội và cho bé thưởng thức.
- Súp yến mạch, đậu lăng rau củ: Yến mạch mẹ ngâm mềm trong 30 phút, đậu lăng nấu chín, rau củ rửa sạch, để ráo nước. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nguyễn. Sau đó đun lại trong nồi đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, khuấy đều để không bị khét nồi là xong rồi ạ.
- Bánh pancake yến mạch đậu lăng: Đậu lăng đun chín, dầm nhuyễn. Bột yến mạch mẹ ngâm mềm, xay nhuyễn cùng 2 quả chà là, sau đó rây hỗn hợp này qua rây, lấy nước cốt hòa cùng đậu lăng đã dằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp và đem đi rán bánh cho chín.
>> Xem thêm: Mách mẹ 6 cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm thun thút
Cháo đậu lăng cho bé ăn dặm
Lưu ý: Mẹ nên chọn đậu lăng đỏ hoặc nâu để chế biến cho bé, không nên dùng đậu lăng xanh vì mùi hắc của đậu khiến bé không thích ăn, mất công mẹ nấu lắm ạ.
5. Hạt đậu gà- đánh bại mọi vấn đề tiêu hóa của bé yêu
5.1. Công dụng của hạt đậu gà với bé ăn dặm
Hạt đậu gà thuộc họ đậu, thường sử dụng cho bé từ 8 tháng trở lên. Hạt chứa một lượng lớn protein, chất xơ và chất béo. Ngoài ra, loại đậu này cũng có rất nhiều folate, mangan, sắt và đồng, và là nguồn cung cấp canxi, vitamin K, vitamin B6 và selen. Bé ăn dặm các món ăn chứa hạt đậu gà có tác dụng:
- Chắc xương, chống thấp còi: Thành phần mangan, canxi, vitamin K và dưỡng chất có tác dụng làm chắc xương, giúp hệ cơ xương phát triển nhanh, cho con những bước đi đầu đời vững chãi.
- Tăng cường thể chất: Đậu gà giàu protein, vitamin, khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới xung quanh của bé.
- Phát triển trí não: Hạt đậu gà giàu vitamin, sắt, kẽm giúp bé thông minh, ghi nhớ tốt hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Chất xơ trong hạt đầu gà hỗ trợ tiêu hóa tốt, bé không bị táo bón.
5.2. Tiết lộ 3 công thức ăn dặm từ đậu gà bảo vệ sức khỏe bé yêu
Tương tự như một số loại hạt đậu khác, hạt đậu gà cũng dễ dàng chế biến thành cháo, súp, bánh hoặc sữa dinh dưỡng cho bé:
- Cháo hạt đậu gà, bí đỏ: Cho gạo, đậu gà, bí đỏ vào đun nhừ trong khoảng 30 – 45 phút. Sau đó mẹ múc ra bát, thêm vài giọt dầu oliu và rau mùi ngò cho thơm, chờ nguội rồi cho bé ăn.
- Súp bò, đậu gà, rau củ: Thịt bò xay nhuyễn, xào thơm với dầu oliu. Hạt đậu gà nấu chín, xay nhuyễn cùng rau củ, sau đó cho cả nước hạt đậu gà vào đun cùng thịt bò, để sôi khoảng 10 phút.
- Bánh pudding từ hạt đậu gà: Đậu gà ngâm nở, đem xay nhuyễn với nước và quả chà là. Sau đó mẹ rây hỗn hợp này qua rây, lấy nước cốt và đem đi đun khoảng 10 – 15 phút cho sệt lại. Tắt bếp, cho thêm vài thìa vani cho thơm mẹ nhé. Mẹ đổ ra khuôn, để ngăn mát khoảng 1 – 2 tiếng là bánh đông lại và cho bé măm măm được rồi.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ vò lớp vỏ bên ngoài kĩ trước khi nấu để món ăn không bị sạn, lợn cợn. Ngoài ra, mẹ cần ngâm hạt đậu gà trước khi nấu từ 8 – 12 giờ cho mềm đảm bảo con không bị hóc khi ăn.
6. Đậu Hà Lan ngọt mềm – bé yêu thích mê
6.1. Công dụng của đậu Hà Lan với bé ăn dặm
Đậu Hà Lan thuộc cây họ đậu, được sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi do hương vị thơm ngon, mềm, dễ ăn. Đậu chứa một lượng lớn protein, chất xơ và chất béo, folate, mangan, sắt và đồng, là nguồn cung cấp canxi, vitamin B2, B6,… dồi dào. Đậu Hà Lan mang đến các giá trị dinh dưỡng cho bé như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Đậu Hà Lan chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, giảm táo bón. Ngoài ra, đậu có nhiều hoạt chất vi lượng khác ngăn ngừa bệnh đường ruột.
- Cho sự phát triển trí não của bé: Trong đậu có chứa nhiều sắt, kẽm và axit amin giúp bổ não, bé thông minh, nhanh nhẹn hơn.
- Cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé: Thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là protein trong đậu Hà Lan cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết để bé thoải mái vận động, chơi và khám phá thế giới xung quanh.
6.2. 3 món ăn dặm từ đậu Hà Lan cực đơn giản- bổ dưỡng cho bé yêu
Tương tự như một số loại hạt đậu khác, hạt đậu Hà Lan cũng được chế biến thành nhiều loại món ăn như cháo, súp, bánh hoặc sữa dinh dưỡng cho bé như:
- Cháo gà, đậu hà lan: Cho gạo, đậu Hà Lan đã tách vỏ vào đun nhừ trong khoảng 15 đến 20 phút. Gà xay nhuyễn, xào thơm với dầu hào, sau đó cho vào nồi cháo đun tiếp trong 5 phút, bắc ra để nguội và cho bé măm măm.
- Sữa đậu hà lan: Đậu Hà Lan tách vỏ, luộc khoảng 10 phút cho chín. Đem đậu hà lan đi xay với nước, chắt lấy nước cốt, đun sôi trong 5 phút. Sau đó thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, vani vào khuấy đều trong 2 – 3 phút. Cuối cùng, mẹ tắt bếp và đổ ra cốc cho bé thưởng thức nhé.
- Đậu Hà Lan nghiền: Đậu Hà Lan ngâm nở, đun chín trong 10 phút, bỏ hạt, nghiền qua rây. Mẹ cho thêm vài giọt vani để tạo mùi thơm cho bé ăn thay bữa phụ.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ chọn loại đậu mỏng vỏ, bóng và không bị sần sùi. Với bé dưới 7 tháng nên bỏ vỏ khi xay hoặc dằm nhuyễn để thu được hỗn hợp mịn sánh, không lợn cợn.
7. Đậu đen- trợ thủ xóa tan nỗi lo táo bón ở trẻ
7.1. Công dụng của đậu đen với bé ăn dặm
Đậu đen là hạt họ đậu phổ biến, được sử dụng làm hạt ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi. Loại hạt này chứa một lượng lớn protein, chất xơ và chất béo, các loại khoáng chất (canxi, sắt và đồng), vitamin (B1, B12, vitamin B6), đem lại những lợi ích dinh dưỡng cho bé yêu như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Hạt đậu đen chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả, ngăn ngừa bệnh đường ruột.
- Giúp bé phát triển thể chất: Các thành phần canxi, khoáng chất trong đậu đen giúp củng cố hệ xương và răng chắc khỏe, hạn chế tình trạng thiếu canxi ở bé ăn dặm.
- Tăng cường phát triển trí não của bé: Trong đậu đen có chứa nhiều sắt, kẽm và axit amin giúp bổ não, bé thông minh, nhanh nhẹn hơn.
- Cải thiện quá trình trao đổi chất: Thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là protein trong đậu đen cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết để bé thoải mái vận động, chơi và khám phá thế giới xung quanh. Khả năng trao đổi chất được thúc đẩy giúp tăng cường hệ miễn dịch, conkhỏe mạnh, không bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh.
7.2. Thử ngay 3 món ăn dặm giàu dinh dưỡng từ đậu đen
Tương tự như một số loại hạt đậu khác, hạt đậu đen dễ dàng chế biến thành cháo, súp, bánh hoặc sữa dinh dưỡng cho bé đó mẹ ạ!
- Cháo sườn non, đậu đen: Mẹ cho gạo, sườn, đậu đen đã ngâm nước và tách vỏ vào đun nhừ trong 35 – 45 phút. Cháo chín, mẹ gỡ thịt ra xé hoặc xay nhỏ sau đó trộn vào cháo, thêm chút mùi ngò cho thơm rồi cho bé ăn.
- Chè đậu đen hạt sen: Đậu đen và hạt sen mẹ ngâm mềm trong khoảng 4 – 6 tiếng, cho vào nước đun cho nhừ trong 30 phút. Sau đó cho 1 – 2 thìa đường vào để tạo vị ngọt, giúp bé ăn được nhiều hơn.
- Bánh doremon đậu đen: Đậu đen ngâm nở, đun kỹ cho chín rồi nghiền nát. Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt, sau đó nặn thành hình bánh, cho nhân đậu đen vào giữa, đem chiên vàng 2 mặt.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ cần ngâm đậu đen trước khoảng 4 – 6 tiếng để hạt đậu mềm, nhanh chín.
8. Hạt hạnh nhân- nữ hoàng của các loại hạt dinh dưỡng
8.1. Công dụng của hạt hạnh nhân với bé ăn dặm
Hạt hạnh nhân được biết đến là loại hạt giàu dinh dưỡng, được nhiều mẹ lựa chọn cho bé từ 8 tháng ăn dặm. Hạt hạnh nhân chủ yếu chứa các chất dinh dưỡng như vitamin B2, photpho, canxi, các chất chống oxy hóa. Khi bé ăn hạt hạnh nhân, con sẽ được “bồi bổ” cả về thể chất lẫn trí tuệ đó mẹ.
- Phát triển não bộ: Hạnh nhân giàu vitamin B2, L – carnitine giúp phát triển trí não của bé, cải thiện trí thông minh, ngăn ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ.
- Bé tiêu hóa tốt: Chất xơ dồi dào trong hạnh nhân có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu.
- Tăng cường thể chất, cho xương phát triển: Hạnh nhân chứa nhiều photpho và canxi giúp hệ xương khớp phát triển, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa loãng xương, thấp còi.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa trong hạt hạnh nhân giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa bệnh nguy hiểm như ung thư.
8.2. 3 công thức ăn dặm nhanh- gọn- lẹ từ hạnh nhân siêu thơm ngon
Mẹ bỉm thường chế biến hạnh nhân thành các món cháo, súp, sữa hoặc bánh giúp bé dễ ăn hơn như:
- Cháo yến mạch, hạnh nhân: Hạnh nhân mẹ ngâm mềm, tách vỏ sau đó xay nhuyễn. Yến mạch ngâm mềm, trộn lẫn với hạt hạnh nhân đun sôi khoảng 2 – 3 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Sữa hạnh nhân: Hạnh nhân mẹ ngâm mềm, rửa sạch, xay với nước rồi lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt. Sau đó mẹ đem đun sôi nhỏ lửa nước cốt trong vòng 10 – 15 phút, cho thêm đường, vani để tạo mùi, vị thơm, khuấy cho tan đều. Mẹ tắt bếp, đổ ra cốc và để nguội bớt cho bé uống nhé!
- Bánh quy hạnh nhân: Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt, sau đó đổ vào khuôn. Rắc thêm ít hạnh nhân lên bề mặt rồi cho vào lò nướng khoảng 7 – 10 phút cho vàng thơm. Bé sẽ thích măm măm lắm đó ạ!
Lưu ý cho mẹ: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ nên xay nhuyễn hạnh nhân để con ăn không bị nghẹn.
9. Hạt óc chó- bảo bối cho não bộ bé cưng
9.1. Công dụng của hạt óc chó với bé ăn dặm
Óc chó là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm bổ dưỡng, phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi trở lên. Loại hạt này chứa tới 65% chất béo, trong đó, hàm lượng omega – 3 cao gấp 5 lần cá hồi. Một số lợi ích của hạt óc chó phải kể đến như:
- Giúp bé thông minh, nhanh nhẹn: Hạt óc chó giàu omega – 3 giúp phát triển não bộ, bé thông minh và ngăn ngừa chứng bệnh suy giảm, thiểu năng trí tuệ ở bé. Ngoài ra, omega – 3 có trong hạt óc chó còn có tác dụng bổ mắt, bé nhanh nhẹn hơn.
- Giúp xương chắc khỏe: Hạt óc chó chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm,… kích thích hệ xương phát triển, bé cao lớn nhanh hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất: Các dưỡng chất, protein cung cấp đủ chất cho bé khỏe mạnh, có năng lượng để tham gia các hoạt động khám phá đầu đời. Con có miễn dịch tốt để ngăn ngừa các bệnh ốm vặt nữa đó mẹ ạ.
9.2. Chế biến siêu dễ 3 món ăn dặm từ hạt óc chó
Tương tự như hạnh nhân, hạt óc chó được chế biến thành các món ăn như cháo, súp, sữa hoặc bánh giúp bé dễ ăn hơn.
- Cháo yến mạch, hạt óc chó: Hạt óc chó ngâm mềm, tách vỏ sau đó xay nhuyễn cùng với rau củ. Yến mạch ngâm mềm, trộn lẫn với hạt óc chó, rau củ đun sôi khoảng 2 – 3 phút. Mẹ bắc xuống và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Sữa hạt óc chó: Hạt óc chó mẹ ngâm mềm, rửa sạch sau đó xay với nước. Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt, đem đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 – 15 phút. Mẹ cho thêm đường, vani để tạo mùi, vị thơm, khuấy cho tan đều sau đó tắt bếp đổ ra khuôn đựng.
- Bánh quy nướng hạt óc chó: Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt. Hạt óc chó ngâm nước cho mềm, giã nhỏ, trộn vào hỗn hợp bột. Mẹ nặn bánh thành các hình dạng đáng yêu hoặc đổ vào khuôn, nướng ở nhiệt độ cao 170 độ trong khoảng 15 phút là hoàn thành rồi ạ.
Lưu ý cho mẹ: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ cần ngâm hạt khoảng 1 – 2 tiếng trước khi chế biến và xay nhuyễn hạt óc chó để con không bị nghẹn.
10. Hạt điều cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
10.1. Công dụng của hạt điều với bé ăn dặm
Hạt điều có chứa lượng lớn acid béo, vitamin và khoáng chất, là món ăn tốt cho cả não bộ và thể chất, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi nhờ nhiều công dụng như:
- Giúp bé thông minh, nhanh nhẹn: Chất béo, omega – 3 và các loại vitamin B1, B2 trong hạt điều giúp phát triển não bộ, và ngăn ngừa chứng bệnh suy giảm, thiểu năng trí tuệ ở bé. Ngoài ra, loại hạt này còn giúp mắt con sáng, khỏe mỗi ngày, chắc chắn mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn rồi.
- Giúp xương chắc khỏe: Các thành phần như canxi, magie, sắt, kẽm,… có vai trò kích thích hệ xương phát triển, bé cao lớn nhanh hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất: Protein trong hạt điều giúp bé khỏe mạnh, đủ năng lượng để tham gia các hoạt động khám phá, vui chơi đầu đời.
10.2. 3 cách nấu đồ ăn dặm từ hạt điều siêu thơm ngon
Hạt điều là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm siêu bổ dưỡng và thơm ngon, thường được mẹ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo, súp, sữa hoặc bánh.
- Cháo hạt điều, thịt băm: Hạt điều mẹ ngâm mềm, tách vỏ sau đó xay nhuyễn cùng với rau củ. Thịt bằm nhuyễn, đun cùng gạo cho nhừ. Sau đó, mẹ cho hỗn hợp hạt điều, rau củ vào nồi cháo đun sôi khoảng 5 phút, tắt bếp và thêm chút dầu hào cho thơm. Mẹ để nguội và cho bé ăn như bữa chính là được ạ.
- Sữa hạt điều: Hạt điều mẹ ngâm mềm, rửa sạch sau đó xay với nước. Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt, đem đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 – 15 phút. Mẹ nhớ cho thêm chút đường, vani để tạo mùi, vị thơm, khuấy cho tan đều. Sau đó tắt bếp, đổ ra cốc hoặc bình sữa cho nguội bớt rồi cho bé uống.
- Bánh quy nướng hạt điều: Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt. Hạt điều ngâm nước cho mềm, giã nhỏ, trộn vào hỗn hợp bột. Mẹ nặn bánh thành các hình dạng đáng yêu hoặc đổ vào khuôn để giúp hấp dẫn thị giác, bé thích thú và ăn nhiều hơn. Sau đó mẹ nướng ở nhiệt độ cao 170 trong khoảng 15 phút, để nguội và cho con măm măm nhé!
Lưu ý cho mẹ: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ cần xay nhuyễn hạt điều để con không bị nghẹn trong quá trình ăn nhé.
11. Gạo lứt bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
11.1. Công dụng của gạo lứt với bé ăn dặm
Gạo lứt là thực phẩm ăn dặm đại trà, dễ mua và được dùng cho bé từ 6 tháng tuổi. So với gạo trắng, gạo lứt có hàm lượng chất xơ, vitamin nhóm B, omega – 3 và sắt cao hơn nhiều lần với các lợi ích tuyệt vời như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé, tránh tình trạng táo bón và các bệnh về đường ruột.
- Phát triển trí não: Gạo lứt giàu omega – 3, các vitamin B1, B6, giúp phát triển não bộ, cho con thông minh, nhanh nhẹn và sáng mắt hơn.
- Cung cấp năng lượng dồi dào: Gạo lứt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho bé vui chơi, hoạt động cả ngày.
>> Xem thêm: Bé ăn gạo lứt có tốt không? Giải đáp chính xác từ chuyên gia
11.2. 3 món ăn dặm từ gạo lứt giúp bé ngon miệng no lâu
Chế biến món ăn từ gạo lứt rất đơn giản. Mẹ nấu thành các món như cháo, súp, sữa hoặc bánh,… theo hướng dẫn sau đây:
- Cháo tôm gạo lứt, bí đỏ: Gạo lứt vo sạch, bí rửa sạch cắt miếng nhỏ, đun cùng thịt bằm đến nhừ, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị của bé.
- Sữa gạo lứt: Rang gạo lứt cho chín, thơm, vo sạch qua nước. Đun sôi gạo với lá dứa, nước khoảng 10 phút, đợi cho bớt nóng rồi xay nhuyễn gạo lứt. Chắt lấy nước cốt, đun tiếp với 300 ml sữa không đường sôi trong 3 phút, thêm chút đường với vani cho vừa vị.
- Bánh sữa gạo lứt: Gạo lứt nghiền thành bột, trộn với sữa không đường, bột mì. Sau đó chiên vàng 2 mặt và cho bé thưởng thức.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên vò kỹ, chà xát mạnh làm biến chất các vitamin, chất xơ có trong gạo lứt.
12. Hạt đậu thận- bảo bối tăng cường khả năng đông máu cho bé yêu
12.1. Công dụng của hạt đậu thận với bé ăn dặm
Hạt đậu thận là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của bé ăn dặm. Hạt đậu thận chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ:
- Tăng cường sức đề kháng: Hạt đậu thận chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E và sắt. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Phát triển trí não: Hạt đậu thận chứa nhiều sắt, là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. Sắt giúp vận chuyển oxy đến não, giúp não hoạt động hiệu quả.
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Hạt đậu thận chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru. Chất xơ cũng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.
- Cung cấp năng lượng: Hạt đậu thận là một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ. Protein trong hạt đậu thận giúp trẻ có đủ năng lượng để hoạt động và phát triển.
12.2. Bật mí 3 công thức ăn dặm nhanh – tiện – dinh dưỡng từ đậu thận cho bé yêu
Với những công dụng tuyệt vời trên, hạt đậu thận là một loại thực phẩm bổ sung cần thiết cho bé ăn dặm. Mẹ hãy bổ sung hạt đậu thận vào thực đơn ăn dặm của bé với 3 món ăn siêu nhanh siêu tiện mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng sau để giúp bé phát triển toàn diện nhé!
- Cháo đậu thận thịt bằm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút và rửa sạch, ngâm nước đậu thận qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Khi nấu cho gạo, đậu thận, thịt lợn vào nồi, đổ ngập nước.Bật bếp, đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, ninh cho đến khi cháo chín nhừ và nêm nếm gia vị vừa ăn với bé.
- Canh đậu thận nấu thịt: Đậu thận rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Cho đậu thận vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Khi đậu thận chín mềm, cho thịt lợn đã băm nhỏ vào, đun sôi lại. Cuối cùng là nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Cháo đậu thận rau củ: Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút, đậu thận rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ, rau củ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho gạo, đậu thận, rau củ vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, ninh cho đến khi cháo chín nhừ. Mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
Một số mẹo cho mẹ khi cho bé ăn hạt đậu thận:
- Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn hạt đậu thận từ khi bé được 6 tháng tuổi.
- Mẹ nên cho bé ăn hạt đậu thận dưới dạng cháo, súp hoặc xay nhuyễn để bé dễ ăn và hấp thụ.
- Mẹ nên kết hợp hạt đậu thận với các loại thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ để tạo nên những món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.
13. Hạt lúa mì- giúp bé phát triển toàn diện từ bên trong
13.1. Công dụng của hạt lúa mì với bé ăn dặm
Hạt lúa mì là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đối với trẻ ăn dặm, hạt lúa mì là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
- Bổ sung chất xơ: Hạt lúa mì là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hạt lúa mì chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.
- Thúc đẩy phát triển trí não: Hạt lúa mì chứa nhiều chất béo lành mạnh, protein, vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy phát triển trí não của trẻ.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hạt lúa mì chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
13.2. Gợi ý 3 món ăn hấp dẫn từ hạt lúa mì cho bé cưng
Mẹ có thể bổ sung hạt lúa mì vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé được 6 tháng tuổi. Mẹ nên cho bé ăn hạt lúa mì dưới dạng cháo, súp hoặc xay nhuyễn để bé dễ ăn và hấp thụ. Dưới đây là 3 gợi ý món ăn từ hạt lúa mì giúp bữa ăn của bé cưng thêm thơm ngon và đa dạng, mẹ tham khảo nhé:
- Bánh mì lúa mì: Cho tất cả các nguyên liệu gồm: 100g bột mì lúa mì, 50g bột mì đa dụng, 50ml sữa tươi, 1 quả trứng gà, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê muối,1 thìa cà phê baking powder vào tô, trộn đều. Nhào bột cho đến khi bột mịn, không dính tay rồi chia bột thành các phần nhỏ, vo tròn. Nặn bánh theo các hình thù ngộ nghĩnh và cho bánh lên khay nướng, quét một lớp dầu ăn lên bề mặt bánh. Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, nướng bánh trong khoảng 20-25 phút. Bánh chín, lấy ra khỏi lò, để nguội rồi thưởng thức.
- Súp lúa mì: Hạt lúa mì rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Thịt gà hoặc thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ. Rau củ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho thịt, rau củ vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Khi nước sôi, cho hạt lúa mì vào, đun sôi lại. Nêm nếm gia vị vừa ăn.Tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn.
- Mì ống lúa mì: Hạt lúa mì rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Cho hạt lúa mì vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Trộn hạt lúa mì xay nhuyễn với bột mì, nước, muối. Nhào bột cho đến khi mịn. Để bột nghỉ trong vòng 1 giờ. Sau khi bột nghỉ xong, cán bột thành từng sợi mì. Nấu mì ống trong nước sôi khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, vớt mì ra, xả qua nước lạnh. Có thể cho mì ống vào các món súp, cháo hoặc ăn kèm với sốt.
14. Quả hạch Brazil- thần dược xứ lạ giúp con yêu tăng cường hệ miễn dịch
14.1. Công dụng của quả hạch Brazil với bé ăn dặm
Quả hạch Brazil là một loại hạt giàu dinh dưỡng, được mệnh danh là “kho báu dinh dưỡng” của rừng nhiệt đới. Đối với bé ăn dặm, quả hạch Brazil là một nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Quả hạch Brazil chứa nhiều selen, một khoáng chất quan trọng cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp sản xuất các hormone giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Thúc đẩy phát triển trí não: Quả hạch Brazil chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin E và các khoáng chất khác giúp thúc đẩy phát triển trí não của trẻ.
- Chống viêm và chứa nhiều chất chống oxy hóa, do đó có thể khiến làn da của trẻ trở nên sáng mịn. Chúng cũng giúp trẻ phát triển các tế bào hồng cầu, chủ yếu là do chúng chứa nhiều Vitamin E giúp tim của trẻ phát triển tốt hơn
- Giúp xương chắc khỏe: Quả hạch Brazil chứa nhiều magiê, một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
14.2. Thử ngay 3 món ăn thơm ngon từ quả hạch Brazil trong thực đơn ăn dặm cho bé
Với quả hạch Brazil, mẹ có thể biến tấu thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm và dưới đây là 3 món ăn ngon bổ thơm từ loại quả này, mẹ hãy nhanh tay thử ngay nhé:
- Bánh quy quả hạch Brazil: Bánh quy quả hạch Brazil là một món ăn nhẹ ngon miệng và lành mạnh. Để làm bánh quy quả hạch Brazil, chỉ cần trộn các nguyên liệu như bột mì, bơ, đường, quả hạch Brazil nghiền và một ít muối. Sau đó, nặn bột thành những viên tròn và nướng chúng trong lò ở nhiệt độ 350 độ F trong khoảng 10-12 phút.
- Sô cô la quả hạch Brazil: Sô cô la quả hạch Brazil là một món tráng miệng ngon miệng và bổ dưỡng. Để làm sô cô la quả hạch Brazil, chỉ cần trộn các nguyên liệu như sô cô la đen, sữa đặc, quả hạch Brazil nghiền và một ít muối. Sau đó, đổ hỗn hợp vào khuôn và để đông trong tủ lạnh.
- Quả hạch Brazil nướng: Quả hạch Brazil nướng là một món ăn nhẹ ngon miệng và bổ dưỡng. Để nướng quả hạch Brazil, chỉ cần trộn chúng với một ít dầu ô liu, muối và hạt tiêu. Sau đó, nướng chúng trong lò ở nhiệt độ 350 độ F trong khoảng 15-20 phút, hoặc cho đến khi chúng có màu nâu nhạt.
Tuy nhiên khi chế biến quả hạch Brazil cho bé ăn dặm, mẹ yêu cần lưu ý:
- Quả hạch Brazil có hàm lượng selen cao, vì vậy chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 2-3 quả mỗi ngày.
- Quả hạch Brazil có thể gây dị ứng, vì vậy những người có tiền sử dị ứng cần thận trọng khi ăn.
15. Hạt dẻ- món quà dinh dưỡng cho bé ăn dặm
15.1. Công dụng của hạt dẻ với bé ăn dặm
Hạt dẻ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với các bé đang bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm, hạt dẻ không chỉ cung cấp protein mà còn chứa chất béo lành mạnh, vitamin, và khoáng chất đầy đủ:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Hạt dẻ chứa nhiều chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa. Những chất béo này có tác dụng giúp giảm cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của trẻ.
- Tăng cường năng lượng: Hạt dẻ chứa nhiều carbohydrate, một nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Hạt dẻ chứa nhiều chất xơ, một chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.
- Phát triển trí não: Hạt dẻ chứa nhiều vitamin B, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B6 và B9. Các vitamin B này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Vitamin B1 giúp chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, vitamin B2 giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng, vitamin B3 giúp sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, vitamin B6 giúp tổng hợp hemoglobin, vận chuyển oxy đến các tế bào, và vitamin B9 giúp hình thành DNA và RNA, các vật liệu di truyền của tế bào.
15.2. Đổi gió với 3 món ăn dinh dưỡng chất lượng từ hạt dẻ cho bé ăn dặm
Với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ, hạt dẻ là một loại thực phẩm dinh dưỡng mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ ăn dặm. Và dưới đây là những công thức nấu ăn cực dễ làm cho mẹ và bé:
- Hạt dẻ nướng: Nướng hạt dẻ trên chảo hoặc lò nướng cho đến khi chín vàng. Xay nhuyễn hoặc nghiền hạt dẻ nướng thành bột mịn. Có thể trộn hạt dẻ nướng nghiền với sữa chua, trái cây hoặc các loại hạt khác cho bé ăn.
- Hạt dẻ luộc: Luộc hạt dẻ trong nước sôi khoảng 15-20 phút cho đến khi chín mềm. Xay nhuyễn hoặc nghiền hạt dẻ luộc thành bột mịn. Có thể trộn hạt dẻ luộc nghiền với cháo, súp hoặc sữa cho bé ăn.
- Cháo hạt dẻ: Vo sạch gạo và hạt dẻ. Cho gạo và hạt dẻ vào nồi, đổ nước vào xâm xấp mặt gạo. Bật bếp, đun sôi nhỏ lửa, ninh cháo cho đến khi gạo chín nhừ. Cho cháo ra bát, thêm một ít dầu ăn hoặc sữa mẹ cho bé ăn.
Lưu ý khi lựa chọn hạt ăn dặm cho bé
Khi bé bước sang tháng thứ 6 và bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cân nhắc chọn các loại hạt khác nhau để đa dạng hóa thực đơn ăn dặm của con. Tuy nhiên, mẹ cần thật thận trọng khi chọn hạt ăn dặm cho bé đảm bảo an toàn, không bị dị ứng và giúp con măm măm ngon miệng nhất. Bỏ túi ngay 1 số lưu ý này mẹ nhé!
1. Lựa chọn hạt phù hợp với độ tuổi của con
- Bé từ 6 – 7 tháng: Mẹ nên cho bé ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc hay cháo xay nhuyễn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít đường. Một số loại hạt phù hợp với bé như: Đậu đen, hạt chia, yến mạch, hạt đậu gà,…
- Bé từ 8 tháng: Mẹ cho bé ăn thêm các loại hạt giàu chất béo, protein hơn vì lúc này hệ tiêu hóa của con đã dần hoàn thiện, bé đã hấp thu được những chất này mà không lo bị dị ứng. Mẹ cân nhắc mua một số loại hạt như: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều.
2. Đa dạng các loại hạt: Mẹ nên chuẩn bị các loại hạt cho bé ăn dặm khác nhau bởi thức ăn có nhiều màu sắc, mùi vị sẽ giúp kích thích vị giác, con ăn được nhiều hơn đó mẹ.
3. Có nhiều cách chế biến với cùng một loại hạt: Từ một loại hạt, mẹ chế biến thành nhiều món khác nhau như cháo, súp, bánh hoặc sữa uống để con đỡ ngán mẹ nhé.
4. Ưu tiên chọn hạt hữu cơ: Các loại hạt cho bé ăn dặm hữu cơ không có thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản đảm bảo an toàn cho bé nhà mình hơn. Mẹ để ý bao bì sản phẩm là sẽ thấy các thông tin này ngay thôi ạ.
5. Chọn mua hạt ở nơi uy tín, rõ nguồn gốc, không mua hàng trôi nổi: Các loại hạt không rõ nguồn gốc dễ bị tẩm chất bảo quản, chất lượng hạt không tốt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Mẹ cần tìm mua hạt ở địa chỉ uy tín như Vinmart, Lotteria, BigC và nhớ kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trước khi rinh về cho bé yêu thưởng thức nhé!
Địa chỉ mua hạt chất lượng cho bé ăn dặm
Chất lượng hạt ăn dặm không chỉ quyết định dinh dưỡng cho món ăn mà còn là yếu tố đảm bảo sự an toàn cho bé yêu. Mẹ cần tìm địa chỉ bán các loại hạt này uy tín nhất, được nhiều mẹ bỉm tin mua. Dưới đây, Góc của mẹ đã tổng hợp một số địa chỉ mua các loại hạt cho bé ăn dặm, giúp mẹ dễ dàng đặt hàng online hoặc ra tận cửa hàng mua tại đây!
Địa chỉ | Link đặt hàng online | Đánh giá |
Winmart | Winmart.vn |
|
Bách hóa xanh | bachhoaxanh.com |
|
Co.op Mart | cooponline.vn |
|
Bibomart | bibomart.com |
|
Kid Plaza | kidplaza.vn |
|
Như vậy, để lựa chọn các loại hạt cho bé ăn dặm đảm bảo con ăn ngon miệng, phát triển toàn diện, mẹ chú ý lựa chọn sản phẩm uy tín, phù hợp với tháng tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ nên chế biến đa dạng món ăn để bé không bị chán, bé ăn nhiều hơn, mẹ cũng đỡ lo con nhẹ cân, chậm lớn. Nếu còn vấn đề cần tư vấn, mẹ để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé.
Từ khóa » Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm
-
Top 10 Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - BURINE
-
Tham Khảo 10 Loại Hạt ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay - Tinhte
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Top 10+ Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Tốt Nhất Giàu Dinh Dưỡng Mẹ Cần Biết
-
Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Cho Bé | Vinmec
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Nên Cho ăn Loại Nào? - Fitobimbi
-
10 Loại Hạt Dinh Dưỡng Rất Tốt Dành Cho Bé Ăn Dặm - Nut Garden
-
Top 5 Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm - Thực Phẩm Organic
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Hạt ăn Dặm Cho Trẻ - Nên Chọn Loại Nào - Blog Beemart
-
4 LOẠI HẠT DINH DƯỠNG HỮU CƯ TỐT CHO BÉ ĂN DẶM
-
Các Loại Hạt Hữu Cơ Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - Veggie
-
Top 10 Loại Hạt Giúp Trẻ Thông Minh Vượt Trội Mẹ Cần Biết - Nutrihome
-
15 Loại Hạt Dinh Dưỡng Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm